Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcMực nước biển đạt mức cao nhất lịch sử khi nào?

Mực nước biển đạt mức cao nhất lịch sử khi nào?


Khoảng 117 triệu năm trước, mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 210 m, nhưng đây có thể vẫn chưa phải mức cao nhất lịch sử.





Những tảng băng ở bờ biển phía tây nam Greenland. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Những tảng băng ở bờ biển phía tây nam Greenland. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Mực nước biển đang dâng cao do biến đổi khí hậu khiến các sông băng và tấm băng tan nhanh, lượng nước trong các đại dương tăng lên trong bối cảnh thế giới ấm lên. Vậy mực nước biển có từng cao hơn hiện nay không và cao nhất là vào thời điểm nào? Theo giới khoa học, mực nước biển trong quá khứ từng cao hơn nhiều so với ngày nay, nhưng chưa rõ chính xác thời điểm đạt mức cao nhất.

Nếu xét trong khoảng nửa tỷ năm qua, mực nước biển nhiều khả năng đạt đỉnh cách đây 117 triệu năm, trong thời kỳ Aptian thuộc kỷ Phấn Trắng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Gondwana Research năm 2022, vào thời kỳ này, mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 210 m.

“Trong 540 triệu năm qua, những thời điểm mực nước biển cao nhất diễn ra vào kỷ Phấn Trắng, khi khủng long dạo bước trên Trái Đất”, nhà địa chất Douwe Van der Meer tại Đại học Utrecht, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

“Với thời kỳ xa xôi hơn, về cơ bản thì chỉ là sự suy đoán”, Jun Korenaga, giáo sư khoa học hành tinh và Trái Đất tại Đại học Yale, nói. Theo nghiên cứu do Korenaga tiến hành, mực nước biển cao hơn trong giai đoạn sớm của lịch sử 4,5 tỷ năm tuổi của Trái Đất, khi các lục địa đầu tiên đang hình thành và bề mặt Trái Đất gần như không có đất khô.

Trong ngắn hạn, mực nước biển gắn liền với tình trạng băng tan. Ví dụ, khi sông băng Thwaites ở châu Nam Cực tan chảy, toàn bộ tấm băng Tây Nam Cực có thể sụp đổ, làm mực nước biển trung bình toàn cầu tăng khoảng 3,4 m. Trong dài hạn, sự dịch chuyển của các lục địa và đáy biển giãn nở cũng tác động đến mực nước biển. Ngoài ra, Korenaga cũng tin rằng các đại dương thời kỳ đầu chứa nhiều nước hơn ngày nay. Kể từ khi Trái Đất hình thành, các đại dương có thể đã dần dần thấm xuống lớp phủ của hành tinh.

Lần gần nhất các vùng biển cao hơn độ cao hiện tại là khoảng 120.000 năm trước, trong Thời kỳ Gian băng Cuối cùng. Thời kỳ này, khí hậu ấm hơn làm tan băng ở châu Nam Cực, khiến mực nước biển đỉnh điểm cao hơn mức trung bình hiện nay khoảng 6 m.

Khi Trái Đất hoàn toàn hoặc gần như không có băng, mực nước biển có thể cao gấp 10 lần so với Thời kỳ Gian băng Cuối cùng. “Nếu quay trở lại khoảng 50 triệu năm trước, khi không có băng ở Greenland và châu Nam Cực, mực nước biển sẽ cao hơn khoảng 70 m”, Van der Meer nói.

Mực nước biển cao nhất khi lượng băng ít nhất, nhưng đây chưa phải lời giải thích đầy đủ cho mực nước biển cao trong kỷ Phấn Trắng, khi 30% đất khô ngày nay nằm dưới nước. Các mảng kiến tạo cũng là một nguyên nhân.

Van der Meer ước tính, mực nước biển cao nhất vào khoảng thời gian mảng Nam Mỹ rời xa châu Phi, cách đây khoảng 200 triệu đến 100 triệu năm. Các mảng này bị đẩy ra xa nhau khi Nam Đại Tây Dương hình thành ở giữa. Theo Van der Meer, các đại dương mới có xu hướng nông hơn các đại dương mà chúng thay thế. Trong kỷ Phấn Trắng, sự kết hợp giữa việc thiếu băng vùng cực với các đại dương nông dẫn tới mực nước biển cao nhất trong khoảng nửa tỷ năm qua.

Lùi về quá khứ xa hơn nửa tỷ năm, thời kỳ có ít bằng chứng địa chất và dữ liệu khoa học, mực nước biển cũng có thể rất cao. Trong một nghiên cứu trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society A, Korenaga cùng đồng nghiệp ước tính rằng bề mặt Trái Đất ban đầu chứa lượng nước nhiều gấp đôi ngày nay.

Giống như các mảng đại dương, nước có thể luân chuyển ra vào lớp magma bên dưới vỏ Trái Đất. Tính toán của Korenaga cho thấy một phần nước của các đại dương trên bề mặt Trái Đất đã thất thoát qua hàng tỷ năm. Nếu tính toán này chính xác thì dù mực nước biển ngày nay tiếp tục dâng, thời điểm đỉnh cao có lẽ đã là quá khứ. Các vùng biển đầu tiên trên Trái Đất có mực nước cao hơn đơn giản vì khi đó có nhiều nước hơn.

Thu Thảo (Theo Live Science)




Source link

Cùng chủ đề

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi ít nhất trong nửa đầu năm 2024" - ông Vũ Tuấn Anh nhận...

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn 175 triệu USD và yêu cầu ông thực hiện trong vòng 10 ngày.Đây được coi là một chiến thắng trong...

VFF chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier

Hà NộiLiên đoàn Bóng đá Việt Nam và HLV Philippe Troussier đồng thuận chia tay, hai tiếng sau trận thua Indonesia 0-3 ở vòng loại World Cup 2026 tối 26/3. * Tiếp tục cập nhật"Chúng tôi vừa họp xong. Hai bên cùng thống nhất chấm dứt hợp đồng", Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi nói với VnExpress.Trước đó, khi trận đấu kết thúc, các trợ lý của ông Troussier đã chào tạm biệt cầu thủ. "Sắp tới chúng...

Quang Hải rớm nước mắt khi ngồi ngoài trận Việt Nam – Indonesia

Sau trận, Quang Hải đi động viên các đồng đội, và vỗ tay tri ân khán giả trên sân Mỹ Đình. Quang Hải là cầu thủ nổi bật của thế hệ Thường Châu, ghi năm bàn giúp Việt Nam giành HC bạc U23 châu Á 2018. Anh sau đó trở thành cầu thủ chủ chốt thời HLV Park Hang-seo, cùng đội tuyển vô địch AFF Cup 2018, lần đầu giành vé vào vòng loại ba World Cup 2022. Ở...

Bài đọc nhiều

Nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình. Công viên năng lượng tái tạo Khavda đang được xây dựng ở bang Gujarat. Ảnh: Punit Paranjpe/AFP Dự án nhà máy điện gió và mặt trời mới sẽ biến đổi những dải đất hoang mạc muối ở phía tây Ấn Độ thành một trong...

Mất bao lâu để con người đi bộ 1 vòng quanh sao Hỏa?

Nếu đi bộ theo xích đạo, phi hành gia cần vượt 21.400 km để hoàn thành đủ một vòng quanh sao Hỏa và mất 4.290 giờ nếu đi liên tục. Mô phỏng phi hành gia đứng quan sát trên sao Hỏa. Ảnh: dottedhippo/iStock Con người từ lâu đã quan tâm đến sao Hỏa và NASA cũng lập những kế hoạch đầy tham vọng nhằm đưa phi hành gia tới hành tinh này trong vài thập kỷ nữa. Khi sao Hỏa...

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh

Sáng 26-3, Công ty TNHH MTV Phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Trung tâm hỗ trợ và Tư vấn chuyển đổi số TPHCM (DXCenter) tổ chức hội thảo “Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh”. Hội thảo nhằm mục tiêu tăng cường nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm về tầm quan trọng của việc xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất xanh và phát triển kinh tế bền vững. Đối...

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu viễn thông

Giữ cam kết trong chuyển đổi số và phát triển bền vững, Viettel vươn lên vị trí thứ 2 thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm, tăng 4,2 điểm so với năm 2023. Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, theo Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu do công...

Hệ thống VNPT eKYC đạt hơn 1 tỷ lượt yêu cầu

Qua 5 năm chính thức cung cấp dịch vụ eKYC ra thị trường, VNPT đã triển khai cho hơn 100 ngân hàng, tổ chức tài chính, viễn thông và thương mại trực tuyến...; giúp định danh điện tử cho hơn 40 triệu người dân Việt Nam. Tổng số yêu cầu gửi về hệ thống VNPT eKYC đạt hơn 1 tỷ lượt, trung bình 600.000 lượt/ngày. Nguồn

Cùng chuyên mục

Công viên phần mềm Quang Trung thu hút chuyên gia phát triển công nghệ mới

TP HCMTrong 7 năm, Công viên phần mềm Quang Trung thu hút 141 nhà khoa học chuyên nghiên cứu triển khai (R&D), tạo nhân lực cho các thử nghiệm công nghệ mới. Thông tin được ông Phan Phương Tùng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) chia sẻ tại hội thảo "Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh" tổ chức sáng 26/3. Đội ngũ nhân...

Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ VII

Dự đại hội có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên...

Lợi nhuận Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Tập đoàn Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31-12-2023, với tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD. Vào tháng 12-2023, Xiaomi trình làng xe điện (EV) đầu tiên, dòng Xiaomi SU7, tại sự kiện ra mắt công nghệ Xiaomi EV. Sự kiện giới thiệu năm công nghệ cốt...

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu viễn thông

Giữ cam kết trong chuyển đổi số và phát triển bền vững, Viettel vươn lên vị trí thứ 2 thương hiệu viễn thông mạnh nhất thế giới. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm, tăng 4,2 điểm so với năm 2023. Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, theo Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu do công...

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh

Sáng 26-3, Công ty TNHH MTV Phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Trung tâm hỗ trợ và Tư vấn chuyển đổi số TPHCM (DXCenter) tổ chức hội thảo “Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh”. Hội thảo nhằm mục tiêu tăng cường nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm về tầm quan trọng của việc xây dựng, thực hiện các mô hình sản xuất xanh và phát triển kinh tế bền vững. Đối...

Mới nhất

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn...

Liên đoàn bóng đá Việt Nam xin lỗi người hâm mộ cả nước

"Liên đoàn bóng đá Việt Nam xin lỗi người hâm mộ bóng đá nước nhà vì thành tích của đội tuyển Việt Nam trong thời gian qua chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, đồng thời mong người hâm mộ sẽ tiếp tục đặt niềm tin và sự ủng hộ cho bóng đá Việt Nam nói chung,...

Bộ VHTTDL chia buồn sâu sắc về vụ tấn công khủng bố tại Liên bang Nga

Được tin vụ khủng bố xảy ra trong chương trình hòa nhạc tại Trung tâm Thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Liên bang Nga ngày 22/3/2024 làm nhiều người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương, ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã gửi điện chia buồn đến Bộ trưởng Bộ Văn...

Mới nhất