Trang chủNewsKinh tếMục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%

Mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 23/10, Quốc hội nghe các báo cáo về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2024 – 2026; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức

Mở đầu phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Báo cáo, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới biến động nhanh, mạnh, phức tạp, nhiều rủi ro; nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt quá khả năng dự báo, ảnh hưởng sâu, rộng, toàn diện, cần thời gian để ứng phó, thích ứng. Trong nước, nền kinh tế trải qua 03 giai đoạn cơ bản, từ phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ đà lây lan của đại dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, mở cửa lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới của kinh tế toàn cầu.

Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nước ta đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (KTXH); mặc dù còn những hạn chế, bất cập nhưng về cơ bản đã đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực…

Sau nửa nhiệm kỳ, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển KTXH, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn; vẫn tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu giai đoạn 2021 – 2023 dự kiến có sự thay đổi tích cực hơn so với giai đoạn 2016 – 2018. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, dự báo kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh đó, sau đại dịch COVID-19, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng; việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đáp ứng yêu cầu tạo chuyển biến nhanh về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đầu tư cho văn hoá còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; thu nhập của người dân còn ở mức trung bình thấp, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; an sinh xã hội, giảm nghèo còn nhiều thách thức…

Về tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động để tổ chức thực hiện; trong đó, đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án. Việc thực hiện Kế hoạch tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản bám sát mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 31/2021/QH15. Tuy nhiên, bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.

Trong thời gian tới, Chính phủ xác định tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Bên cạnh đó, đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để vừa chống chịu, thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, vừa tranh thủ thời cơ, cơ hội, động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng, tăng tốc phát triển KTXH nhanh và bền vững; tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đồng thời, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực tiếp vấn đề vượt thẩm quyền; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực…

Mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5% – 7% là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn

Báo cáo thẩm tra đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, về tình hình kinh tế – xã hội 3 năm 2021 – 2023, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với nhiều nội dung theo Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, các kết quả, nhận định và đánh giá cần phải bám sát Nghị quyết số 16/2021/QH15 và các nghị quyết khác của Quốc hội có liên quan và sát với tình hình thực tế hiện nay.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến, thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường và không thể dự báo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Trong nước, Việt Nam phải thực hiện đa mục tiêu, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và tự chủ, tự cường gắn với hội nhập quốc tế…

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, với chủ trương nhất quán không đánh đổi môi trường, sức khỏe và tính mạng của người dân lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều chính sách, giải pháp được ban hành cả trong ngắn hạn và dài hạn; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phục hồi và phát triển KTXH đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ triển khai quyết liệt và linh hoạt. Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH và nhiều nghị quyết khác đã được ban hành kịp thời với quy mô lớn và nhiều cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH.

Về tình hình KTXH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, sau 02 năm chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 cộng với bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, nhiều rủi ro, KTXH nước ta đã phục hồi, đạt được kết quả tích cực. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,56% khi nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm; năm 2022 phục hồi mạnh mẽ, đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch (6 – 6,5%); 9 tháng đầu năm 2023 đạt 4,24%, cả năm dự báo khoảng 5 – 5,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; khu vực nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế. Lạm phát cơ bản được kiểm soát phù hợp; cơ cấu thu ngân sách được củng cố; bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 03 năm ước ở mức 3,6% GDP; các chỉ tiêu an toàn nợ công dự kiến đều trong giới hạn cho phép. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh; các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả đáng ghi nhận.

Ủy ban Kinh tế đánh giá những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận; tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế như: Công tác phòng, chống dịch COVID-19 có thời điểm còn bị động, lúng túng, nhất là giai đoạn đầu khi biến chủng Delta bùng phát mạnh; còn tình trạng tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên, chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; Thu NSNN thường xuyên vượt so với dự toán, phản ánh xây dựng dự toán thấp, làm bó hẹp không gian tài khóa và ảnh hưởng đến dự toán thu của năm tiếp theo…

Về hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, với tác động mang tính độ trễ của các giải pháp từ chính sách hỗ trợ nền kinh tế được triển khai liên tục từ đầu năm 2022, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, khoa học của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát, phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả, Chính phủ, các Bộ, ngành quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, Ủy ban Kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 – 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5% – 7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 – 2020 (6,25%) là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết cần nhấn mạnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 16/2021/QH15 và các nghị quyết khác có liên quan của Quốc hội.

Cụ thể: Bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến các thị trường quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; Triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm.

Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số gắn với nâng cao năng lực nội tại; Nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất ban hành mới hoặc kéo dài các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, phí, lệ phí… để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đồng thời cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ tri thức giai đoạn 2021 – 2030; đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp FDI và các trường đại học của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội. Khẩn trương trình Quốc hội xem xét, thông qua CTMTQG về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy sự chủ động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạnThủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên sàn chứng khoán tháng 3, thu về gần nửa tỷ USD

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên sàn chứng khoán tháng 3, thu về gần nửa tỷ USDGiá trị bán ròng của khối ngoại tháng 3 tăng lên 11.275 tỷ đồng. Trong đó, nhóm này bán ròng rất mạnh chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND và các cổ phiếu vốn hoá lớn đóng vai trò trụ cột như VNM, VHM, MSN... Thị trường chứng khoán tháng...

Tài tử ‘Gia đình là số một’ leo đỉnh Fansipan

LÀO CAI-Jung Il Woo - sao Hàn đóng "Gia đình là số một" - thích thú khi leo đỉnh Fansipan, phượt Sapa bằng xe máy. Trên trang cá nhân ngày 4/4, Jung Il Woo đăng tải loạt ảnh mới nhất trong chuyến du lịch Việt Nam. "Mát mẻ", tài tử viết, đính kèm biểu tượng xe máy, đỉnh núi. Diễn viên thuê xe máy chạy khắp Sapa, thi thoảng dừng lại chụp cảnh sắc hai bên đường. Nhiều khán giả tình...

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược

Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hóa chất, Phó trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập Chương trình Phát triển công nghiệp hóa dược cho biết, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”. Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định...

Đại sứ EU tại Việt Nam: Đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam

Theo đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, đã đến giai đoạn có thể gỡ thẻ vàng thủy sản Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần chứng minh cho thế giới thấy trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ngài Julien Guerrier, đại sứ - trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam - Ảnh: QUỲNH CHI Ngày 4-4, Bộ trưởng Bộ Nông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 ước đạt 65,09 tỷ USD

Về tình hình hình xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3 ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng 37,8% (tương ứng tăng 9,32 tỷ USD) so với tháng trước, nhập khẩu ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% (tương ứng tăng 7,78 tỷ USD). Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% (tương ứng tăng 17,1 tỷ USD) so với tháng trước, cán cân thương mại ước tính...

Tăng cường xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên

Chiều 4/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương vùng Tây Nguyên tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên năm 2024. Sự kiện thu hút khoảng 300 doanh nghiệp đến tìm cơ hội đầu tư vào vùng Tây Nguyên. Thông qua Hội nghị này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng các doanh nghiệp của Thành phố...

Đội tuyển Việt Nam lao dốc không phanh trên bảng xếp hạng FIFA

Sau hai thất bại liên tiếp trước Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, tuyển Việt Nam bị trừ tới 30,04 điểm và tụt 10 bậc trên bảng xếp hạng FIFA. Với tổng số 1164.54 điểm, Nguyễn Filip và các đồng đội rơi xuống vị trí thứ 115 thế giới. Theo công bố của FIFA, tuyển Việt Nam là đội tuyển tụt hạng nhiều nhất và trừ nhiều điểm nhất trong tháng 3 vừa qua....

Vai trò của công nghệ viễn thám trong giám sát, xác minh tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Tín chỉ carbon rừng là gì? Cách tính nào tối ưu và minh bạch hiện nay? Sử dụng tín chỉ carbon rừng là một biện pháp cấp bách để khuyến khích bảo vệ rừng, đồng thời mang lại cơ hội cho việc kết hợp các biện pháp bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế bền vững, từ đó đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.  Hiện nay, bảo vệ...

Kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 4/4, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì kiểm tra hợp luyện, động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng...

Bài đọc nhiều

Fanu Meal & HBR Hoidings đồng hành lan tỏa giá trị dinh dưỡng tới cộng đồng

Với sứ mệnh của mình là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, Công ty TNHH FANU Dinh dưỡng Gia đình số 1 đồng hành cùng HBR Holdings và vinh dự trở thành nhà tài trợ đồng hành với bữa ăn dinh dưỡng thay thế FANU MEAL trong lễ ra quân hành trình 60 ngày "Unlock Your Power".Sự kiện đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ...

Việt kiều rộng đường sở hữu nhà ở Việt Nam

Luật Đất đai 2024 giúp người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN và người gốc VN định cư ở nước ngoài mua nhà trong nước thuận lợi hơn, tránh việc phải nhờ người thân đứng tên hộ. Bình đẳng như người trong nước Theo đó, luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực đầu năm 2025 có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như...

Năm 2023: GDP của Việt Nam tăng 5,05%, quy mô đạt mức 430 tỷ USD

GDP (tổng sản phẩm trong nước) của Việt Nam năm 2023 ước tính tăng 5,05%, với quy mô GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm trước. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Trong buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 tại Hà Nội...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạnThủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên sàn chứng khoán tháng 3, thu về gần nửa tỷ USD

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên sàn chứng khoán tháng 3, thu về gần nửa tỷ USDGiá trị bán ròng của khối ngoại tháng 3 tăng lên 11.275 tỷ đồng. Trong đó, nhóm này bán ròng rất mạnh chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND và các cổ phiếu vốn hoá lớn đóng vai trò trụ cột như VNM, VHM, MSN... Thị trường chứng khoán tháng...

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 ước đạt 65,09 tỷ USD

Về tình hình hình xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3 ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng 37,8% (tương ứng tăng 9,32 tỷ USD) so với tháng trước, nhập khẩu ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% (tương ứng tăng 7,78 tỷ USD). Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% (tương ứng tăng 17,1 tỷ USD) so với tháng trước, cán cân thương mại ước tính...

Giao dự toán, kế hoạch đầu tư 6.458 tỷ đồng thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Giao dự toán, kế hoạch đầu tư 6.458 tỷ đồng thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc giaPhó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 cho 1 Bộ và 8 địa phương. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Phó thủ tướng Lê Minh Khái...

Thách thức xóa lỗ lũy kế của Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam

Thách thức xóa lỗ lũy kế của Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt NamDù còn hơn 133 tỷ đồng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2023, nhưng CTCP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC, mã VIG - HNX) vẫn đặt mục tiêu xóa hết lỗ trong năm 2024. Chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phần Ngày 10/4...

Mới nhất

Ngày 5/4/1954: De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

Buổi sáng ngày 5/4/1954, đơn vị Clédic có thêm một đại đội thuộc Tiểu đoàn dù xung kích số 8 được tăng cường xuống Điện Biên Phủ hòng chiếm lại hoàn toàn Cứ điểm 105 (Huguette 6). Sau đó, Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn dù thuộc địa số 1 do Minaud chỉ huy tới thay cho đơn vị...

Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954 – 2024): Trận công kiên tiêu diệt đồn Độc Lập lúc bình minh

Đây là trận đánh thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ, diễn ra từ đêm 14/3 đến rạng sáng 15/3/1954. Cứ điểm đồi Độc Lập - người Pháp gọi là Gabrielle - nằm trên một quả đồi riêng rẽ không một bóng cây, dày đặc đường hào, ụ súng. Người Pháp gọi nó là "tàu phóng ngư lôi". Tiểu...

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều ngày 04/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng...

Nga không từ chối đầu tư từ các quốc gia “không thân thiện”

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Moscow đã hứng chịu các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ do Mỹ và các đồng minh áp đặt. Để phản ứng, Điện Kremlin đã áp dụng các biện pháp “ăn miếng trả miếng” đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ nước...

Nên hoán đổi để người dân được nghỉ 5 ngày dịp 30/4 và 1/5

Việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được dư luận xã hội rất quan tâm. Trên các diễn đàn có nhiều ý kiến tranh luận. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và...

Mới nhất