Trang chủChính trịChủ quyềnNâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với tài nguyên nước

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với tài nguyên nước


Toàn cảnh phiên họp

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đánh giá cao Chính phủ trong quá trình tổng kết Luật Tài nguyên nước năm 2012 và xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp lần này. Trong đó, ngoài việc kế thừa các quy định còn phù hợp của luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, chính sách mới theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Dự thảo Luật đã có quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra tại Điều 4. Trong đó, đã bổ sung quy định về bảo đảm an ninh nguồn nước tại khoản 9. Đại biểu cho rằng, quy định này là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay, không chỉ các quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu đều phải quan tâm, xử lý vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung, trong đó có an ninh nguồn nước.

Dự thảo cũng bổ sung thêm các quy định về các công cụ kinh tế, các chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước, bổ sung quy định liên quan đến cơ chế tài chính nhằm làm rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế-xã hội theo nguyên tắc kinh tế thị trường. Đại biểu đánh giá, việc bổ sung quy định này là rất cần thiết để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thái độ ứng xử của các tổ chức, cá nhân đối với tài nguyên nước, đây là một trong các nguồn tài nguyên quan trọng và quý giá hàng đầu của quốc gia cùng với tài nguyên đất đai. Từ đó có tư duy và cách tiếp cận khoa học, phù hợp thực tiễn về giá trị kinh tế của tài nguyên nước cũng như việc bảo vệ, khai thác, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bền vững tài nguyên nước, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Đồng thời, những quy định mới này cũng góp phần tính đúng, tính đủ chi phí tài nguyên nước trong giá thành các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo cơ chế thị trường để tránh làm lãng phí, thất thoát nguồn lực nhà nước cũng như hạn chế các rủi ro cho các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam khi hội nhập vào thị trường quốc tế; tránh bị từ chối hoặc bị áp thêm các sắc thuế do vi phạm các quy định về sử dụng tài nguyên nước theo thông lệ quốc tế.

Quan tâm tới quy định về hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước tại Điều 12, khoản 1 quy định “… Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.” Đại biểu Đỗ Đức Duy đề xuất, thay cụm từ “theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường” thành cụm từ “theo quy định của Chính phủ”. Lý giải quan điểm trên, đại biểu cho rằng, đối với hoạt động thành phần của việc điều tra cơ bản tài nguyên nước là hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã được giao Chính phủ hướng dẫn thi hành tại khoản 4 Điều 12, khoản 8 Điều 13 của dự thảo Luật. Hai khoản này đã quy định giao Chính phủ hướng dẫn, do đó, khoản 1 Điều 12 quy định giao Chính phủ hướng dẫn là không phù hợp.

Đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Bên cạnh đó, bày tỏ thống nhất với tên gọi là Luật Tài nguyên nước, đại biểu Phan Viết Lượng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng, tên gọi này bao trùm những chức năng, lĩnh vực, nội dung như quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tên gọi này cũng cơ bản thống nhất với nhiều bộ luật đã xây dựng. Đại biểu cho biết, dự thảo Luật cũng bổ sung 1 Điều về đối tượng áp dụng, trong đó quy định “Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.”. Trong khi đó, còn nhiều nội dung liên quan đến cả bảo vệ tài nguyên nước, do đó đại biểu đề nghị bổ sung thêm cụm từ “bảo vệ” để đảm bảo đầy đủ, bao quát.

Đối với Điều 3 về giải thích từ ngữ, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị rà soát lại cụm từ “nguồn nước sinh hoạt” theo hướng nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước phục vụ trực tiếp hoặc nguồn nước đã qua xử lý phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt để đảm bảo tính khoa học. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn khi nhiều nội dung trong dự thảo Luật giao Chính phủ và các Bộ, ngành quy định chi tiết. Đại biểu nêu rõ, trong dự thảo có khoảng 18 điều giao Chính phủ, trong đó rất nhiều điều giao Chính phủ quy định toàn bộ nội dung. Với mục tiêu sửa đổi luật để áp dụng hiệu quả, đại biểu đề nghị rà soát lại vấn đề này để tránh tình trạng luật khung, luật ống.

Ngoài ra, đại biểu Khang Thị Mào – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho biết, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, giá trị sử dụng nước của Việt Nam rất thấp, 1m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD, bằng khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,43 USD. Tỉ suất thoát nước trong cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn còn cao; tỉ lệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động không hiệu quả còn lớn, trên 30%. Hiệu suất sử dụng nước cho nông nghiệp ở Việt Nam còn ở mức thấp, đạt 0,2USD/m3. Nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm 81% tổng lượng nước khai thác, sử dụng của Việt Nam nhưng chỉ tạo ra 17%-18% GDP. Do đó, đại biểu cho rằng, việc nâng cấp hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hết sức cần thiết. Kèm với đó, phải có những có công cụ để đo lường, đánh giá, giám sát hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Các đại biểu tham dự

Từ phân tích trên, đại biểu bày tỏ tán thành với quy định tại Điều 68 tích hợp hoạt động tài nguyên nước của dự thảo Luật. Có thể nói, đây là một công cụ quan trọng để đo lường giá trị tài nguyên nước và hiệu quả sử dụng tài nguyên nước. Quy định này đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về việc phải đánh giá đầy đủ giá trị tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong các văn bản đã ban hành. Nhận thấy đây là vấn đề có tính kỹ thuật, do đó, để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của dự thảo Luật, đại biểu bày tỏ tán thành với việc giao Chính phủ quy định chi tiết và phải có lộ trình thực hiện đối với nội dung này. Đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo trong quá trình xây dựng quy định chi tiết cần rà soát các quy định pháp luật hiện hành về thống kê cũng như những lĩnh vực có liên quan để đảm bảo rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả trong thực hiện.

Quan tâm đến vấn đề tích trữ nước, theo đại biểu, ngoài nhiệm vụ cơ bản của hồ chứa thủy điện là phát điện, đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia thì còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường. Điển hình như đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của vùng hạ lưu trong mùa kiệt, đảm bảo an toàn công trình và góp phần giảm lũ cho hạ du trong thời kỳ mùa lũ.

Thực tế những năm gần đây, các hồ chứa nước thủy điện đã tham gia khá tích cực vào việc tích trữ nước và xả nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, tưới tiêu trong thời kỳ hạn hán, thiếu nước. Do đó, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ hoạt động tích trữ nước của các hồ thủy điện có được coi là hoạt động tích trữ nước được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như quy định tại Điều 69 hay không? Ngoài ra, trường hợp cần yêu cầu huy động các hồ chứa thủy điện tích trữ nước hoặc xả nước để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất, hạ du mà ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của đơn vị thì cần nghiên cứu, xem xét chế độ đền bù hoặc chia sẻ lợi ích từ các tổ chức, cá nhân hưởng lợi cho các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện để đảm bảo công bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cũng đã cho ý kiến về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng tài nguyên nước; công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Đồng thời, cho ý kiến đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo điều kiện cho kiều bào về nước đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nhà ở và bất động sản

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhấn mạnh, Hội nghị được tổ chức đúng ngày 26/3 - tròn 20 năm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết...

Bình Định trao nhiều thỏa thuận hợp tác tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024

Thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - UBND tỉnh Bình Định - Tổng Công ty hàng không Việt Nam -...

Đường sắt tốc độ cao có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm

Gia tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dàiTheo GS.TS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, ngoài mục tiêu vận tải hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải hàng hoá đường dài có như vậy mới...

Phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ

Tham dự Chương trình có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; đồng chí Ngô Văn Cương – Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đồng chí Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm...

Đầu tư cho xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển

Sáng 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 03 dự án luật, 01 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 01 đề nghị xây dựng luật.Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan...

Bài đọc nhiều

Vùng 4 Hải quân tổ chức tọa đàm sĩ quan trẻ

Đồng chí Phó Chính ủy Vùng 4 phát biểu chỉ đạo  Buổi tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; đại biểu các cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng và hơn 300 cán bộ, sĩ quan trẻ tham gia. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu...

Tọa đàm “Tuổi trẻ Viện Kỹ thuật Hải quân với khát vọng cống hiến, đam mê nghiên cứu khoa học”

HQ Online - Sáng 26/3, tại TP. Hải Phòng, Viện Kỹ thuật Hải quân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuổi trẻ Viện Kỹ thuật Hải quân với khát vọng cống hiến, đam mê nghiên cứu khoa học”. Đại tá Nguyễn Đăng Hiền, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Viện dự và chỉ đạo. ...

Lữ đoàn 955 tuyên truyền biển, đảo tại Bình Phước

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến hơn 1.600 cán bộ, đảng viên huyện Hớn Quản cùng 2.100 thầy cô giáo, học sinh trường tại các trường THPT Chơn Thành (thị xã Chơn Thành) và các trường THPT tại thị xã Phước Long. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu hội trường huyện Hớn Quản Báo...

Lữ đoàn 679 thông tin về biển, đảo tại tỉnh Thái Bình

HQ Online - Sáng 25/3, đoàn công tác của Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho 2.700 giáo viên, học sinh của 2 trường THPT Lê Quý Đôn và Nguyễn Đức Cảnh thuộc thành...

Cùng chuyên mục

Vùng 4 Hải quân tổ chức tọa đàm sĩ quan trẻ

Đồng chí Phó Chính ủy Vùng 4 phát biểu chỉ đạo  Buổi tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; đại biểu các cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng và hơn 300 cán bộ, sĩ quan trẻ tham gia. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu...

Tọa đàm “Tuổi trẻ Viện Kỹ thuật Hải quân với khát vọng cống hiến, đam mê nghiên cứu khoa học”

HQ Online - Sáng 26/3, tại TP. Hải Phòng, Viện Kỹ thuật Hải quân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuổi trẻ Viện Kỹ thuật Hải quân với khát vọng cống hiến, đam mê nghiên cứu khoa học”. Đại tá Nguyễn Đăng Hiền, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Viện dự và chỉ đạo. ...

Lữ đoàn 955 tuyên truyền biển, đảo tại Bình Phước

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến hơn 1.600 cán bộ, đảng viên huyện Hớn Quản cùng 2.100 thầy cô giáo, học sinh trường tại các trường THPT Chơn Thành (thị xã Chơn Thành) và các trường THPT tại thị xã Phước Long. Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu hội trường huyện Hớn Quản Báo...

Lữ đoàn 679 thông tin về biển, đảo tại tỉnh Thái Bình

HQ Online - Sáng 25/3, đoàn công tác của Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức tuyên truyền biển, đảo và thu hút nguồn nhân lực cho 2.700 giáo viên, học sinh của 2 trường THPT Lê Quý Đôn và Nguyễn Đức Cảnh thuộc thành...

Vùng 5 Hải quân: giọt nước nghĩa tình “mát lòng” bà con nơi đảo xa

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, trong hai ngày 24 và 25/3, tàu chở nước ngọt của Vùng 5 Hải quân đã thực hiện cấp nước miễn phí cho người dân đảo Hòn Chuối. Hoạt động này đã giúp bà con nơi đây vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong những ngày hạn hán. Tết Trồng cây 2024:...

Mới nhất

Cần 18.489 tỷ đồng xây cao tốc Hữu Nghị

Cần 18.489 tỷ đồng xây cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đạt quy mô 6 làn xeHiện chính tuyến Dự án BOT cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng đang được triển khai phân kỳ đầu tư theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, chưa có làn dừng khẩn cấp...

Biwase tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

Biwase tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024Ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức tổ chức thanh công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. ...

Ở Bình Định có món đặc sản dân dã, vì sao ăn lần đầu thấy sai sai nhưng lần sau lại tìm bằng được?

Ngoài bánh hỏi thịt heo, nem Chợ Huyện, rượu Bàu Đá, bún chả cá Quy Nhơn… danh sách đặc sản xứ Nẫu còn được nối dài...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ Kirsten Gillibrand, Chủ tịch Tiểu ban...

Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang và các sở, ban, ngành, huyện, thành,...

Mới nhất