Trang chủChính trịNgoại giaoNga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí...

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Bất chấp kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Không giống như Liên minh châu Âu (EU) – nơi đã “ly hôn năng lượng” Nga – Bắc Kinh vẫn có thể dựa vào khí đốt tự nhiên và dầu mỏ của Moscow.

Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia. (Nguồn: Forbes)
Nga đang tìm cách xây dựng đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) để cung cấp 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc trong tương lai. Hình ảnh đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 1. (Nguồn: Forbes)

Nikola Mikovic, nhà báo, nhà nghiên cứu và nhà phân tích tự do có trụ sở tại Serbia nhận định như vậy trong một bài báo trên Nhật báo South China Morning Post (SCMP), đăng tải ngày 30/7.

Nhà báo trên cho hay, bị cắt đứt khỏi các thị trường phương Tây, Nga – quốc gia có thu nhập từ dầu khí chiếm gần 30% ngân sách quốc gia – đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới.

Trong hai năm qua, Nga đã tăng đáng kể lượng xuất khẩu dầu sang Ấn Độ. Quốc gia này cũng đang tìm cách xây dựng đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) để cung cấp 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm cho Trung Quốc trong tương lai.

Dự án lớn – Sức mạnh Siberia 2 chưa chắc chắn

Năm 2023, Nga trở thành nguồn nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Trung Quốc. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Moscow sang Bắc Kinh cũng tăng 61,7% trong năm 2023 so với năm 2022. Tuy nhiên, nhà báo Nikola Mikovic đánh giá, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dường như không vội vàng với đường ống Sức mạnh Siberia 2.

“Một trong những lý do chính cho sự chậm trễ này có thể là lo ngại về giá cả”, nhà báo Nikola Mikovic nhận định.

Khi EU rốt ráo “ly hôn” khí đốt Moscow, Trung Quốc đang tận dụng mua vào khí đốt giá ưu đãi của Nga. Dù vậy, hợp tác năng lượng với Bắc Kinh chưa cho phép Moscow bù đắp hoàn toàn việc mất thị trường châu Âu.

Năm 2023, Nga chỉ xuất khẩu 28,3 tỷ m3 khí đốt tự nhiên sang châu Âu – một con số nhỏ so với 192 tỷ m3 mà “gã khổng lồ” khí đốt Gazprom đã bán cho các nước châu Âu vào năm 2019, thời điểm chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine chưa bắt đầu.

Ông Nikola Mikovic dẫn chứng, năm ngoái, Trung Quốc đã mua 22,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên của Nga, với giá 286,9 USD/1.000 m3. Trong khi đó, điện Kremlin tính phí nhiều hơn cho các nước châu Âu, bán khí đốt tự nhiên với giá 461,3 USD/1.000 m3.

Dù đã được mua khí đốt với giá thấp hơn châu Âu, nhưng nhà báo Nikola Mikovic nhận thấy, một số báo cáo cho thấy, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ trả ở mức giá gần bằng giá bán khí đốt nội địa của Nga – khoảng 84 USD/1.000 m3.

“Quan trọng hơn, nền kinh tế lớn nhất châu Á được cho là sẽ cam kết chỉ mua một phần nhỏ công suất hàng năm theo kế hoạch của đường ống Sức mạnh Siberia 2. Điện Kremlin, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, dường như chưa sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ lớn như vậy đối với đối tác chiến lược của mình. Do đó, việc thực hiện dự án Sức mạnh Siberia 2 vẫn chưa chắc chắn”, ông Nikola Mikovic nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, câu hỏi đặt ra là: Liệu Trung Quốc có cần một đường ống khác cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga hay không? Hiện tại, Bắc Kinh vẫn đang mua khí đốt thông qua Power of Siberia 1 (Sức mạnh Siberia 1).

Giống như châu Âu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đặt mục tiêu đa dạng hóa và mở rộng nguồn nhập khẩu khí đốt. Địa lý đóng một vai trò quan trọng trong chính sách năng lượng của Bắc Kinh.

Chính vì thế, không chỉ mua khí đốt Nga, khí đốt từ các nước như Turkmenistan, Myanmar, Kazakhstan và Uzbekistan cũng đang “chảy” sang Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc sẽ lên tới 250 tỷ m3 vào năm 2030, gần như có thể được đáp ứng hoàn toàn bởi các hợp đồng hiện tại với các nhà cung cấp của nước này. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng có kế hoạch mua một lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Australia, Qatar và Nga.

Nga-Trung Quốc: Tìm thấy điểm chung chiến lược, 'thân nhau' không ngại rủi ro, cùng thách thức trật tự của Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Trung Quốc đang tận dụng mua vào khí đốt giá ưu đãi của Nga. (Nguồn: Reuters)

Ai cần ai hơn?

Nhưng nhìn xa hơn, theo nhà báo Nikola Mikovic, nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể đạt 300 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2040. Một nửa khối lượng này dự kiến ​​sẽ được chi trả bởi các hợp đồng hiện tại. Kết quả là, Bắc Kinh vẫn phải đạt được thỏa thuận với Moscow về đường ống Sức mạnh Siberia 2.

Tuy nhiên, đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060. Do đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc tìm cách giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bắc Kinh sẵn sàng phát triển ngành hydro xanh cũng như tăng sản xuất amoniac, metanol và sinh khối xanh để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Sau “sự gia tăng lịch sử” của Bắc Kinh trong việc lắp đặt năng lượng Mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác vào năm ngoái, năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ là nguồn năng lượng thống trị ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2035 đến năm 2040.

Theo phán đoán của nhà báo Nikola Mikovic, ngay cả khi Trung Quốc không đạt được tất cả các kế hoạch đầy tham vọng liên quan đến việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, thì cũng không có nhiều khả năng Sức mạnh Siberia 2 sẽ sớm trở thành ưu tiên năng lượng hàng đầu của nước này.

Về phía Nga, mới đây, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vừa báo cáo khoản lỗ đầu tiên sau hơn 20 năm, là kết quả của cuộc “ly hôn năng lượng” với châu Âu. “Moscow dường như cần thị trường Bắc Kinh hơn là Trung Quốc cần khí đốt của Nga”, nhà báo Nikola Mikovic nhấn mạnh.

Nhận thức rõ điều đó, Bắc Kinh có thể đưa ra các điều kiện riêng của mình đối với Điện Kremlin.

Nhưng vấn đề đối với Moscow là dự án Sức mạnh Siberia 2 có thể không khả thi về mặt tài chính.

Với chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra ở Ukraine, “cơn mưa” trừng phạt từ phương Tây và “gã khổng lồ” năng lượng của nước này thua lỗ, đất nước của Tổng thống Putin khó có thể tài trợ cho việc xây dựng đường ống trị giá hàng tỷ USD dài 2.600 km đi qua Nga, Mông Cổ và Trung Quốc (đường ống Sức mạnh Siberia 2). Và vì thế, Nga rất khó có khả năng được hưởng lợi từ dự án này.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nga-can-thi-truong-trung-quoc-hon-hay-bac-kinh-can-khi-dot-moscow-hon-280780.html

Cùng chủ đề

Nga đã đi trước phương Tây một bước trong “chiến dịch tấn công” kinh tế

Điều tra do tờ Financial Times công bố cho thấy, Nga dường như đã lường trước được các mối nguy hiểm, âm thầm tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng các kế hoạch hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ ngay từ năm 2022.

Tổng thống Nga khẳng định vai trò vùng Viễn Đông, nhắc đến Belarus; có hơn 30 quốc gia sẵn sàng “bắt tay” với BRICS

Ngày 5/9, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ IX (EEF 2024) ở thành phố Vladivostok, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: "Viễn Đông đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong việc củng cố vị thế của Moscow trên thế giới".

Mối quan hệ trong “kỳ trăng mật”, Bắc Kinh ra cam kết lớn, LHQ mong “sửa chữa bất công”

Sáng 5/9, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) năm 2024 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trung Quốc chi đậm mua thiết bị sản xuất chip, vượt loạt “ông lớn” trong ngành

Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip, cao hơn cả tổng chi tiêu của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản trong nửa đầu năm nay.

Moscow coi EU là khách hàng không đáng tin cậy, khí đốt Nga chỉ rõ một thực tế về lệnh trừng phạt

Nhóm nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ) cho hay, trong quý II/2024, khí đốt của Nga chiếm khoảng 17% tổng lượng nhập khẩu của châu Âu, đứng trước Mỹ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Một nước NATO phát hiện UAV Nga rơi trên lãnh thổ, thông báo triệu tập đại diện của Moscow

Ngày 8/9, Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics thông báo, một thiết bị bay không người lái (UAV) quân sự của Nga đã bị rơi trên lãnh thổ nước này.

Đức đã đến lúc tìm cách thoát khỏi xung đột, ông Trump tự tin tuyên bố “vũ khí bí mật” khiến Nga “bó tay”

Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố đã đến lúc bắt đầu thảo luận về cách chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

iPhone 16 sẽ sử dụng kiến trúc chip AI do Arm thiết kế

Thế hệ iPhone 16 dự kiến sẽ được Apple ra mắt thị trường vào đầu tuần sau và tích hợp thiết kế chip V9 đến từ Arm.

Những sản phẩm mới nào sẽ được Apple giới thiệu tại sự kiện ‘It’s Glowtime’

Apple sẽ tổ chức sự kiện ‘It’s Glowtime’ vào rạng sáng ngày 10/9 (giờ Việt Nam), dự kiến ra mắt loạt iPhone 16 cùng AirPods, Apple Watch mới.

Bài đọc nhiều

Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, cùng uống chung dòng nước sông Mê Công. Mối quan hệ giữa hai bên hình thành và hun đúc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó ấy được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc. Việt Nam và Lào thúc đẩy giao lưu văn...

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga phát huy truyền thống dân tộc, đóng góp cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân viên Đại...

Nhiều nước muốn vào BRICS vì… mệt mỏi với Mỹ

Ngày 8/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, nhiều quốc gia muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vì họ đã mệt mỏi với Mỹ.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên...

Cùng chuyên mục

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Tăng cả 3 miền; cận Tết cần chủ động từ sớm, từ xa

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay quay trở lại xu hướng tăng ở cả ba miền, ghi nhận tăng chủ yếu tại thị trường phía Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh, thành dao động trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.

Nhiều nước muốn vào BRICS vì… mệt mỏi với Mỹ

Ngày 8/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, nhiều quốc gia muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vì họ đã mệt mỏi với Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga phát huy truyền thống dân tộc, đóng góp cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân viên Đại...

Để quan hệ Đối tác phát triển ASEAN-Chile ngày càng mở rộng và hiệu quả

Ngày 6/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Chile, Đại sứ Việt Nam tại Chile Phạm Trường Giang đã dự lễ kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác phát triển ASEAN-Chile và 57 năm ngày thành lập ASEAN.

Mới nhất

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào...

khẩn cấp phân luồng giao thông sau sự cố sập cầu Phong Châu

Do cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C) bị sập, Công an tỉnh Phú Thọ thông báo phương án phân luồng giao thông như sau: Các phương tiện từ cầu Đồng Quang, cầu Trung Hà, các huyện Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn đi Lâm Thao, Việt Trì di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông)...

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tại Ninh Bình

Toàn cảnh Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tai Ninh Bình Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3...

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng

(MPI) - Trình bày báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 8 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi kiểm tra, xem xét, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại...

(MPI) - Trong hai ngày 07 - 08/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Chuyến đi nhằm...

Mới nhất