Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngân hàng nào đang duy trì được tỉ lệ bao phủ nợ xấu...

Tỷ lệ nợ xấu trung bình của 27 ngân hàng niêm yết tính đến hết ngày 31/3/2025 ở mức 2,16%, trong số đó nhiều ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp hơn so với cùng kỳ, một số ít ngân hàng duy trì được mức bao phủ trên 100%.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông12/05/2025

Trước tiên có thể thấy rằng kết thúc Quý I/2025 nhiều ngân hàng chứng kiến tỷ lệ nợ xấu tăng đáng kể so với đầu năm. Nguyên nhân chính vẫn là đến từ sự bất ổn của thị trường thương mại toàn cầu, thị trường bất động sản, các khoản nợ đã được cơ cấu lại trong năm 2024 và các chính sách thuế quan, chính sách tiền tệ.

Theo Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Phan Đức Tú thông tin: Chất lượng tài sản tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025, trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp xuất khẩu. Khi nguồn thu của doanh nghiệp bị gián đoạn, khả năng trả nợ ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Ngân hàng nào đang duy trì được tỉ lệ bao phủ nợ xấu 100
Ảnh minh họa

Một khía cạnh khác, theo đánh giá từ các chuyên gia Chứng khoán MBS, rủi ro nợ xấu trong năm 2025 có thể phát sinh nhiều hơn từ mảng ngân hàng bán lẻ – vốn đang là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng – so với tín dụng doanh nghiệp. MBS dự báo, chi phí dự phòng của nhóm ngân hàng mà họ theo dõi sẽ tăng bình quân 16,9% so với cùng kỳ trong năm nay.

Còn theo FiinRatings, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ cơ cấu theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN cao hơn mức trung bình ngành sẽ tiếp tục chịu sức ép lớn về kiểm soát rủi ro tín dụng. Áp lực này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời mà còn đòi hỏi các ngân hàng phải củng cố dự phòng và tăng cường năng lực quản trị rủi ro để bảo vệ bảng cân đối kế toán.

Theo đó, nợ xấu đã tăng trở lại, cụ thể: Trong báo cáo mới nhất, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán SSI cho biết, trong quý I/2025, tỷ lệ hình thành nợ xấu của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu tăng lên 2,46% (so với 0,55% trong quý IV/2024) và gần về mức đỉnh 2,58% trong quý I/2023. Đồng thời, các khoản vay quá hạn tăng 11,6% so với quý trước, đến từ cả nợ Nhóm 2 (tăng 2,8% so với quý trước) và nợ xấu (tăng 20,4% so với quý trước).

Còn theo thống kê từ Wichart, đến hết ngày 31/3/2025, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 27 ngân hàng niêm yết đạt 2,16%. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu chú ý gồm ABBank (3,8%), BVBank (3,43%) và SaigonBank (3,28%).

Mặc dù vậy, nhiều ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp hơn so với cùng kỳ, một số ít ngân hàng duy trì được mức bao phủ trên 100%. Những cái tên có tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, bao gồm cả các “ông lớn” quốc doanh và một số ngân hàng tư nhân như SeABank (1,84%), LPBank (1,73%), BacA Bank (1,26%), Techcombank (1,17%).

Bên cạnh đó, tính đến cuối quý I/2025, tổng dự phòng rủi ro của nhóm ngân hàng niêm yết chỉ tăng 2,33% so với cuối năm 2024, đạt 212.460 tỷ đồng – mức tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng nợ xấu gần 17%. Kết quả là tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn hệ thống đã giảm mạnh trong quý I, từ 91,4% xuống còn 80%.

Theo đó, trong số 27 ngân hàng niêm yết, có tới 21 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp hơn so với cùng kỳ. Hiện chỉ có một số ít ngân hàng duy trì được mức bao phủ trên 100%, như: Vietcombank, VietinBank và Techcombank. Đáng chú ý, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu về chỉ số an toàn này với tỷ lệ bao phủ lên tới 216,11%./.

Nguồn: https://baodaknong.vn/ngan-hang-nao-dang-duy-tri-duoc-ti-le-bao-phu-no-xau-tren-100-252308.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Những bản làng bên dãy Trường Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm