Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Ngành giáo dục không nóng vội khi dạy tích hợp'

‘Ngành giáo dục không nóng vội khi dạy tích hợp’


Chuyên gia của Bộ Giáo dục bác quan điểm nói môn tích hợp được triển khai nóng vội, cho biết ngành đã dành hàng chục năm nghiên cứu trước khi áp dụng.

Theo chương trình mới, học sinh THCS không còn học các môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ mà học hai môn Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, gọi là môn tích hợp.

Sau hai năm dạy tích hợp, nhiều trường học vẫn để giáo viên môn nào dạy môn đó, đến kỳ kiểm tra thì cùng ra đề rồi ghép lại, tự thỏa thuận điểm. Nhiều giáo viên loay hoay, cho rằng môn tích hợp làm ảnh hưởng đến cả thầy và trò, không đạt hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận việc dạy tích hợp là một trong các khó khăn lớn nhất khi thực hiện chương trình mới.

Là người tham gia phát triển chương trình và tập huấn giáo viên, PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng, Giám đốc chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ quan điểm về dạy học tích hợp hiện nay.





PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Có quan điểm cho rằng việc triển khai chương trình mới, trong đó có môn tích hợp là nóng vội khi cơ sở vật chất, nguồn lực con người chưa đảm bảo?

– Tôi khẳng định việc chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng như các quan điểm về dạy học phát triển năng lực, dạy học tích hợp không nóng vội, thậm chí rất kỹ càng.

Trong giáo dục, việc phát triển chương trình là hoạt động thường xuyên. Khoa học đã tổng kết chu kỳ để có những thay đổi lớn trong chương trình giáo dục của đa số quốc gia là khoảng 10 năm. Ở Việt Nam, do điều kiện đất nước, chu kỳ này thường lâu hơn. Từ năm 2006 tới 2018, chúng ta mới có một chương trình mới, năm 2020 bắt đầu áp dụng.

Trước đó, từ những năm 1990, Chính phủ đã tạo điều kiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển nhiều dự án; nghiên cứu, thực nghiệm bài bản về đổi mới giáo dục phổ thông trên các thành tố cơ bản như chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phương pháp dạy và đánh giá, điều kiện dạy học, bồi dưỡng giáo viên…

Nhiều đề tài cấp Bộ được thực hiện, tập trung đánh giá và rút kinh nghiệm về phát triển chương trình phổ thông ở Việt Nam và trên thế giới để tìm giải pháp phù hợp. Các hoạt động chuyên môn, thực nghiệm, xây dựng chính sách… được thực hiện liên tục từ năm 2006 đến nay.

Vấn đề dạy tích hợp cũng được nghiên cứu sớm. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2006, dạy học tích hợp được triển khai tại bậc tiểu học, thể hiện ở các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng Việt. Tại THCS và THPT, tích hợp thể hiện trong môn Ngữ văn, Toán và các chủ đề tự chọn.

Từ những năm 2000 đến nay, các chuyên đề dạy học tích hợp đã được nhiều trường sư phạm, các dự án phát triển giáo dục, khóa bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề đều được tổ chức thường xuyên, đều đặn cho giáo viên.

Vì vậy, tôi cho rằng sự chuẩn bị của ngành giáo dục là tốt, rất sẵn sàng. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình, để đạt được kết quả như mong muốn không thể duy ý chí hay nóng vội, và cũng còn vấp phải khá nhiều khó khăn từ thực tiễn.

– Các giáo viên được bồi dưỡng để dạy tích hợp như thế nào?

Tháng 6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn về dạy tích hợp, giao hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tiễn để phân công giáo viên phù hợp dạy học các nội dung của chương trình.

Một tháng sau, Bộ ban hành hai quyết định bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý và “chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy tích hợp”.

Theo đó, các giáo viên được bồi dưỡng 20-36 tín chỉ, mỗi tín chỉ 45 tiết. Cụ thể, giáo viên đã tốt nghiệp sư phạm hoặc cử nhân Vật lý – Hóa học, Hóa học – Sinh học phải học 20 tín chỉ. Người tốt nghiệp sư phạm đơn môn học chương trình bồi dưỡng 36 tín chỉ.

Giáo viên có thể học tập trung, liên tục trong ba tháng (vào kỳ nghỉ hè hoặc mỗi tháng một đợt 3-4 ngày cuối tuần) hoặc tích lũy tín chỉ. Chương trình có nhiều nội dung hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành, áp dụng các phương pháp sư phạm tích hợp để giải quyết các vấn đề trong đời sống, giúp người học có khả năng tự học, tự bồi dưỡng sau khóa học. Nói chung, giáo viên hình thành, nâng cao hiểu biết và năng lực, đảm bảo thầy cô học xong có thể dạy các môn tích hợp.

Đến nay, các địa phương đều đã điều động giáo viên đi học bồi dưỡng để về dạy hai môn tích hợp, tuy nhiên số thầy cô được đi bồi dưỡng phụ thuộc vào kế hoạch và ngân sách của từng địa phương.

– Thế thì tại sao môn tích hợp lại bị nhiều nhà trường, giáo viên phản ứng?

– Chương trình giáo dục phổ thông mới đã sang năm thứ tư triển khai. Tôi đánh giá, mọi thứ về cơ bản tốt, trong đó có dạy tích hợp. Nhiều giáo viên phấn khởi, hào hứng khi được tập huấn, làm quen với những thay đổi của chương trình mới. Tất cả đều nhận thấy đây là cơ hội để thay đổi và nâng cao chất lượng dạy học, giúp người học có hiểu biết liên môn, từ đó giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Trong dạy tích hợp, khối tiểu học là “êm” nhất vì có nhiều thuận lợi, chẳng hạn giáo viên được đào tạo dạy nhiều môn, việc tích hợp cũng đã được triển khai và thực hành thuần thục từ chương trình 2006.

Khó khăn đặt ra ở khối THCS tại một số trường với môn Khoa học Tự nhiên (tích hợp Lý, Hóa, Sinh), Lịch sử và Địa lý, một phần ở nội dung giáo dục địa phương.

Tôi cho rằng việc đạt chất lượng đồng đều ở từng giáo viên, từng nhà trường trong dạy học là điều không thể. Đổi mới bao giờ cũng gặp lực cản từ tâm lý ngại thay đổi, sức ì của thói quen cùng sự chưa đồng bộ về các điều kiện phục vụ cho dạy học như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự vào cuộc quyết liệt của con người. Các thầy cô sẽ làm được nếu quyết tâm đổi mới cách dạy và các hoạt động chuyên môn ở nhà trường được thực hiện như hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Còn khó khăn liên quan đến cơ sở vật chất hay kinh phí ưu tiên cho bồi dưỡng giáo viên là điều đáng ngại. Hiện, hầu hết trường học chưa đủ thiết bị phục vụ chương trình mới. Nếu địa phương không ưu tiên đầu tư như cam kết với Chính phủ và ngành giáo dục, vấn đề không thể giải quyết.

Ngoài ra, cũng còn có nguyên nhân ở chất lượng biên soạn không đồng đều giữa các bộ sách giáo khoa và từng bài dạy tích hợp. Khâu này, nếu việc thẩm định được chặt chẽ hơn thì vấn đề sẽ được giải quyết.

Ở cấp độ vĩ mô, tôi cho rằng Chính phủ, mà trực tiếp là Bộ Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo cần tính toán lại định mức thời gian làm việc theo vị trí việc làm của giáo viên. Khi cách dạy và học đã thay đổi, định mức lao động và tiền lương vẫn như cũ là không ổn, không tạo động lực.

– Thế nào được coi là dạy tích hợp đạt yêu cầu?

Tích hợp là một quan điểm sư phạm, trong đó chú trọng tới việc giúp học sinh vận dụng hiểu biết của nhiều môn học vào giải quyết những vấn đề chung, nhất là những vấn đề của đời sống thực. Qua đó, các em hình thành nhiều phẩm chất năng lực cá nhân thiết thực.

Dạy học tích hợp cũng có nhiều mức độ, từ đơn giản đến phức hợp, đơn cử như hai kiểu chúng ta đã làm nhiều từ chương trình 2006.

Một là đưa những nội dung có liên quan vào quá trình dạy học, thể hiện ở các môn tích hợp như đạo đức, lối sống, pháp luật, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông. Hai là đưa những nội dung liên môn vào dạy ở một môn có ưu thế về lượng kiến thức nhất; hoặc tách riêng thành một chủ đề dạy tích hợp. Việc này tránh để học sinh phải học một nội dung nhiều lần, ở các môn khác nhau.

Về thực tế, tích hợp có thể được dạy dựa trên cơ sở các đơn môn thông qua hình thức dạy học dự án. Khi đó, các giáo viên đơn môn cũng có thể dạy thành công các chủ đề tích hợp. Nhiều năm qua, nhiều trường học triển khai dạy tích hợp khá thành công. Nhiều giáo viên dạy tích hợp đạt giải cao trong các phong trào, cuộc thi sáng tạo như ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học STEAM…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói “khả năng cao sẽ điều chỉnh môn tích hợp”. Bà cho rằng hướng điều chỉnh nên như thế nào?

– Một trong những nguyên tắc của phát triển chương trình giáo dục là cập nhật, đánh giá thực tiễn để điều chỉnh cho tốt hơn.

Tuy nhiên, hướng điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả điều tra, đánh giá thực trạng triển khai chương trình mới trên toàn quốc. Điều này đã nằm trong lộ trình phát triển chương trình rồi. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn nằm ở con người. Khi các giáo viên và cán bộ quản lý thực sự mong làm tốt công việc của mình, việc dạy học sẽ tốt lên.

Trước mắt, chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm của các cá nhân, nhà trường đã làm tốt, nhất là những đơn vị gặp khó khăn nhưng vẫn chủ động, sáng tạo. Sau đó, các trường đẩy mạnh chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, nòng cốt là các giáo viên tích cực, vững nghề.

Thanh Hằng thực hiện




Source link

Cùng chủ đề

Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ phục vụ khán giả hơn 20 chương trình đặc sắc trong năm 2024

Sau chương trình này, Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng sẽ sớm ra mắt chương trình nghệ thuật xiếc Sống mãi với Điện Biên dự kiến tổ chức vào ngày 4, 5, 11 và 12.5 để kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, bằng ngôn ngữ...

Hà Nội dự kiến cho học sinh lớp 11 tập dượt thi tốt nghiệp

Hà Nội lần đầu tổ chức khảo sát với học sinh lớp 11, dự kiến vào tháng 3 hoặc 4, để các em làm quen với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hôm nay cho biết nội dung khảo sát với lớp 11 được xây dựng dựa trên cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cuối tháng 12/2023.Tổ chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

‘Dư vị miền xưa’ – ký ức vùng sông nước Nam bộ

Dấu ấn văn hóa Nam bộ và ký ức chèo xuồng, nấu rượu, nuôi heo, món ngon ngày lũ tràn đồng được tái hiện trong "Dư vị miền xưa". Sáng 23/3, tác giả Trần Minh Thương (bút danh Thạch Ba Xuyên) có buổi giao lưu tại đường sách thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, xoay quanh chủ đề Vấn vương vị bánh, đậm tình quê hương. Trong chương trình, ông giới thiệu tác phẩm mới nhất - Dư vị...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

Nắng nóng thiêu đốt, chủ xe giải khát mỗi ngày bán 1.200 chai nước sâm

Trong những ngày nắng nóng gay gắt tại TPHCM, gia đình chị Bội Ân phải làm việc từ sáng sớm, thuê thêm nhân viên để chuẩn bị kịp 1.200 chai nước sâm đem giao cho khách hàng mỗi ngày. Sáng, tối gì cũng đông! "Mùa nóng, nước sâm bán rất chạy nên gia đình tôi phải tranh...

Tuổi trẻ Nghệ An với những con số ấn tượng cao điểm xây dựng nông thôn mới

TPO - Ngày cao điểm tình nguyện xây dựng nông thôn mới, 100% đoàn cấp cơ sở tỉnh Nghệ An đồng loạt triển khai với hơn 30 nghìn đoàn viên thanh niên tham gia. Đã có 1.350 công trình, phần việc thanh niên được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. ...

Khẩn trương bổ sung các hạng mục đảm bảo an toàn cao tốc Cam Lộ

Khẩn trương bổ sung các hạng mục đảm bảo an toàn cao tốc Cam Lộ - La SơnViệc đầu tư bổ sung các hạng mục về hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 3, đầu tháng tư, kinh phí thực hiện...

Khu nghỉ dưỡng Hoiana đồng hành với Quảng Nam trên hành trình xanh

Khu nghỉ dưỡng Hoiana đồng hành với Quảng Nam trên hành trình xanhKhông chỉ kiến tạo một khu du lịch đẳng cấp thế giới, Hoiana luôn đồng hành với tỉnh Quảng Nam trên hành trình phát triển xanh, bền vững. Khu nghỉ dưỡng Hoiana là một dự...

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lại

HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở lạiCảng quốc tế Long An hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ cảng hàng đầu Philippines; HAGL Group đổi màu logo; Thế giới Di động đặt mục tiêu hồi phục; Mỏ Núi Pháo khai thác trở...

Mới nhất