Trang chủNewsKinh tếNguồn điện lớn được mong chờ

Nguồn điện lớn được mong chờ


Để đảm bảo hoạt động kinh tế thông suốt và thu hút đầu tư, cần có các nguồn cung cấp điện lớn, vận hành ổn định và liên tục.





Sản xuất thép tại Tập đoàn Hòa Phát.  Ảnh: Đức Thanh

Điện là nền tảng cơ sở

Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài ít ngày trước, cung cấp điện liên tục, ổn định đã được không ít hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhắc tới như một trong những điều kiện then chốt để duy trì sản xuất và thu hút đầu tư.

Ông Joseph Uddo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại Hà Nội khuyến cáo, nhiều mục tiêu của Việt Nam sẽ khó đạt được nếu không có nguồn điện ổn định và giá phải chăng.

Tình trạng mất điện ở phía Bắc hồi giữa năm 2023 cũng được các doanh nghiệp Nhật Bản nhắc lại, bởi không thể lập được kế hoạch sản xuất, dự báo ngày giao hàng. Điều này khiến mô hình Just in Time – cốt lõi của chuỗi cung ứng bị tác động rất lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc, xem xét lại hệ thống sản xuất toàn cầu của họ.

Chia sẻ thực tế tại Hàn Quốc, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay, khi Bộ Công thương Hàn Quốc lập kế hoạch phát triển công nghiệp, họ đã lập kế hoạch phát triển điện trước. Không có điện thì không có công nghiệp. Sản xuất thép, sản xuất chất bán dẫn, màn hình, pin… – tất cả đều sử dụng điện, nên Hàn Quốc cần đảm bảo nguồn điện khổng lồ.

Số liệu thống kê được công bố từ nhiều nguồn cho thấy, năm 2022, Hàn Quốc tiêu thụ 567 tỷ kWh điện. Như vậy, với dân số 51,7 triệu người, Hàn Quốc có mức tiêu thụ điện bình quân 11.000 kWh/người/năm.

Cùng thời gian, Việt Nam tiêu thụ 242 tỷ kWh. Nếu tính theo đầu người, thì mới là 2.420 kWh/năm.

Dẫu vậy, trong quá khứ, việc Việt Nam đảm bảo được nguồn cung điện ổn định, liên tục, an toàn đã trở thành một trong những điều kiện tiên quyết thu hút được lượng lớn nhà đầu tư, trong đó không thiếu sự góp mặt của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Cụ thể, tính tới hết năm 2013, tổng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam mới đạt khoảng 23 tỷ USD. Nhưng trong 10 năm tiếp theo, tới hết năm 2023, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã lên tới 85 tỷ USD. Đa phần nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam thời gian qua đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp với các tên tuổi lớn như Samsung, LG, Hyundai, Hyosung.

Trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hong Sun, với các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn, hiện tượng thiếu điện của Việt Nam là một trong những yếu tố chính khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

Thực tế này một lần nữa cho thấy tính cấp thiết của việc điện phải đi trước một bước trong phát triển kinh tế.

Nguồn điện lớn vẫn chực chờ

Để đảm bảo hoạt động của hệ thống sẽ cần có các nguồn điện có số giờ vận hành ổn định, liên tục như thủy điện lớn, điện gió ngoài khơi, điện than, điện khí hay điện hạt nhân.

Chiếu theo tình hình thực tế của Việt Nam cũng như các cam kết về phát thải, giờ đây chỉ còn nguồn điện gió ngoài khơi và điện khí, bao gồm cả khí khai thác trong nước và khí LNG nhập khẩu là có thể đảm đương nhiệm vụ này.

Để đảm bảo hoạt động của hệ thống sẽ cần có các nguồn điện có số giờ vận hành ổn định, liên tục như thủy điện lớn, điện gió ngoài khơi, điện than, điện khí hay điện hạt nhân.

Tuy nhiên, theo các tính toán của Bộ Công thương gần đây, cần 7 – 10 năm mới có thể làm xong dự án điện khí LNG.

Cụ thể, thời gian để hoàn thành lập, phê duyệt hồ sơ báo cáo khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án điện khí LNG mất 2-3 năm. Rồi mất 2-4 năm cho đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) và thu xếp vốn vay, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và tài chính của nhà đầu tư. Thời gian xây dựng, đưa vào vận hành một nhà máy công suất khoảng 1.500 MW là 3,5 năm.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù đã được chọn là nhà đầu tư phát triển dự án điện, nhưng nếu chủ đầu tư không ký được PPA với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì nguồn vay vốn để thực hiện dự án điện (dù được đàm phán xong) vẫn không thể chính thức đổ vào và giải ngân được.

Hiện tại, ngoài Dự án Điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang thi công được hơn 80% công việc, nhưng vẫn chưa ký được PPA chính thức, thì các dự án điện khí LNG nhập khẩu khác dù đã lựa chọn được nhà đầu tư đều mờ mịt thời gian về đích.

Ngay các chuỗi dự án điện từ khí khai thác trong nước như Lô B, Cá Voi Xanh tuy nhìn thấy rõ khi triển khai sẽ đem lại hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, nhưng cũng không thể đi nhanh trong 10 năm qua. Dù Bộ Công thương có kiến nghị, giao các bộ liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho EVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trong triển khai đồng bộ chuỗi dự án khí điện, không tạo sức ép lên giá điện và gánh nặng cho EVN, nhưng bao giờ làm được thì chưa biết.

Ở các dự án điện gió ngoài khơi, tình cảnh còn khó khăn hơn, khi các quy trình pháp lý và khả năng thực hiện các dự án này vẫn chưa rõ ràng. Đó là chưa kể, một dự án điện gió ngoài khơi cần khoảng 7 năm để triển khai.

Bên cạnh đó, để có thể thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới truyền tải như kỳ vọng đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII, các nguồn vốn xã hội hóa rất được trông chờ. Tuy nhiên, dù Luật Điện lực sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, với điểm nhấn chính là xã hội hóa đầu tư vào truyền tải, nhưng 2 năm qua vẫn chưa có nghị định, hay hướng dẫn thực thi nào được ban hành. Ngoài ra, cũng không thấy tư nhân nào đăng ký làm truyền tải như thời sốt điện mặt trời trước đó.

Trước thực tế quá nhiều dự án chậm tiến độ hoặc đối mặt với “rừng” thủ tục khiến dự án có mà chưa biết bao giờ được khởi công và về đích trong 7-8 năm gần đây, ông Thái Phụng Nê, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng từng cho rằng, “phải đưa tinh thần Sơn La, Lai Châu vào triển khai các dự án điện”.

Theo đó, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần thể hiện rõ vai trò “nhạc trưởng” trong việc đưa ra các đối sách khẩn cấp và phù hợp để đa dạng hóa hình thức đầu tư, thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm phát triển các lĩnh vực trọng tâm, trong đó có hạ tầng ngành điện với mục tiêu bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Nếu chậm trễ và không quyết liệt, thì cái giá phải trả sẽ là những cú sốc khó lường, không chỉ trong phát triển kinh tế, mà liên quan tới cả xã hội.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thái Lan, Philippines muốn đầu tư điện hạt nhân

Thái Lan và Philippines đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon, theo Nikkei. Nikkei cho hay Thái Lan sẽ công bố Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia (PDP) đến năm 2037 vào tháng 9 tới. Trong đó, nước này dự kiến xây các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) công suất 70 MW. Trong khi đó, Bangkok Post cho...

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Đề xuất cơ chế đặc thù thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương được giao xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội trong trường hợp cần thiết, để sớm thí điểm dự án điện gió ngoài khơi. Chỉ đạo này được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu khi kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm ngành năng lượng, ngày 13/3.Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) đến năm 2030, điện gió ngoài khơi sẽ đạt...

Doanh nghiệp Việt bắt tay với “ông lớn” ngành năng lượng làm dự án điện gió

Biên bản ghi nhớ được ký kết ngày 7.3 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam và tập đoàn đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có lĩnh vực điện gió, điện gió ngoài khơi.Hai doanh nghiệp sẽ tận dụng thế mạnh của mỗi bên, đóng góp vào mục tiêu giảm...

Công ty năng lượng hàng đầu muốn làm điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

AustraliaLãnh đạo Công ty Corio Generation - doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, đề xuất làm dự án thí điểm tại Việt Nam. Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 8/3, ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Công ty Corio Generation (Tập đoàn Macquarie) cho biết doanh nghiệp này có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.Theo đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TTC AgriS tạm dừng kế hoạch phát hành 148 triệu cổ phiếu

Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (mã chứng khoán SBT - sàn HOSE) vừa công bố Nghị quyết HĐQT ngày 22/3/2024 về việc tạm dừng đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Ngày 22/03/2024, TTC AgriS công bố Nghị quyết HĐQT về việc tạm hoãn phương án phát hành thêm 148 triệu cổ phiếu (tương đương 20% vốn điều...

Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt

Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệtTỉnh Hậu Giang đang tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tỉnh Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu...

Cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM dậy sóng

VCF - cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà với thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM - đang có chuỗi tăng trần hai phiên liên tiếp sau khi ban lãnh đạo dự tính chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 250%. Cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà (mã chứng khoán: VCF) chốt phiên giao dịch...

Hối thúc kích cầu đầu tư tư nhân

Bức tranh kinh tế vĩ mô quý I/2023, cả trong nước và quốc tế sáng dần, nhưng lại khiến giới chuyên gia kinh tế cảm thấy sốt ruột. Cơ hội phục hồi rõ nét hơn, đòi hỏi năng lực để tận dụng. Sản xuất tại Nhà máy Thép Hòa Phát.  Ảnh: Đức Thanh Phần điểm sáng chưa rõ nét “Chúng tôi cảm thấy sốt ruột”, TS. Cấn Văn...

Samland không trả cổ tức năm 2023 khi tiếp tục lỗ năm thứ hai liên tiếp

Samland không trả cổ tức năm 2023 khi tiếp tục lỗ năm thứ hai liên tiếpCông ty cổ phần Địa ốc Sacom (Samland) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 15/4 tại tỉnh Lâm Đồng. Trong năm 2024, Samland lên kế hoạch tổng doanh thu tăng 460% so với cùng kỳ, lên 29,6 tỷ...

Bài đọc nhiều

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày 26/3 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador. Theo đó, ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp (CVD) sơ bộ dao động từ 1,69% - 196% ngay từ cuối tuần này....

Đòn bẩy trong đầu tư khu dưỡng lão cao cấp

Xu hướng già hóa dân số và tốc độ gia tăng số lượng người giàu, siêu giàu tại Việt Nam là đòn bẩy chủ đạo cho hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản dưỡng lão cao cấp. Thị trường đầu tư bệnh viện an dưỡng, dưỡng lão cao cấp tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những “tên tuổi” với vai...

Nhiều lô sầu riêng Việt Nam xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản yêu cầu Sở NN-PTNT các tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắk Lắk, Hà Nội và các doanh nghiệp, cơ quan liên quan thực hiện truy xuất các lô hàng sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo.  Văn bản gửi đi nêu rõ, Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Vụ Kiểm dịch Động - Thực vật, Tổng cục Hải...

Cùng chuyên mục

TTC AgriS tạm dừng kế hoạch phát hành 148 triệu cổ phiếu

Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (mã chứng khoán SBT - sàn HOSE) vừa công bố Nghị quyết HĐQT ngày 22/3/2024 về việc tạm dừng đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Ngày 22/03/2024, TTC AgriS công bố Nghị quyết HĐQT về việc tạm hoãn phương án phát hành thêm 148 triệu cổ phiếu (tương đương 20% vốn điều...

Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta - Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và bà Regina Corradini D’ Airenzo - Tổng Giám đốc SIMEST, cơ quan thúc đẩy đầu tư nước ngoài của các công ty Italia và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án đầu tư. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh...

Đề xuất mới: Doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83.Theo Bộ Công Thương, trong 10 năm qua, Nghị định 83 trải qua 3 lần được bổ sung, sửa đổi nhằm tạo sự cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu phải...

Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt

Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệtTỉnh Hậu Giang đang tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tỉnh Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu...

Cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM dậy sóng

VCF - cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà với thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM - đang có chuỗi tăng trần hai phiên liên tiếp sau khi ban lãnh đạo dự tính chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 250%. Cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà (mã chứng khoán: VCF) chốt phiên giao dịch...

Mới nhất

Bổ sung, hoàn thiện Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao...

Sáng 28/3 tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã chủ trì buổi làm việc với Vụ Đào tạo về Báo cáo hiện trạng triển khai Đề án "Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và...

về việc chi trả tiền Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiếp tục khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính, báo cáo cấp có thẩm quyền các nội dung liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo việc chi trả tiền thưởng...

Chiến lược truyền thông trong phát triển du lịch bền vững

Những năm vừa qua, công tác truyền thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư giúp cho ngành Du lịch ngày càng phát triển bền vững. Phân tích thực trạng, giải pháp về công...

Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta - Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và bà Regina Corradini D’ Airenzo - Tổng Giám đốc SIMEST, cơ quan thúc đẩy đầu tư nước ngoài của các công ty Italia và cung cấp hỗ trợ...

Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày, theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đề xuất được Bộ Công Thương nêu tại tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, thay thế các nghị định trước đây về kinh...

Mới nhất

48 giờ ở Mai Châu