Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhân tài Ấn Độ có thể thay thế Trung...

Nhân tài Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trong ngành STEM ở Mỹ


Số sinh viên Trung Quốc giảm liên tục, khiến Ấn Độ được dự báo sẽ dẫn đầu về việc làm STEM cho du học sinh ở Mỹ.

Báo cáo Open Doors 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) công bố hôm 13/11 cho thấy, mặc dù Trung Quốc vẫn dẫn đầu về số du học sinh ở Mỹ nhưng không còn áp đảo so với Ấn Độ.

Cụ thể, năm học 2022-2023, hơn 289.500 du học sinh Trung Quốc đến Mỹ, giảm 0,2% so với năm học trước. Trong khi đó, số du học sinh Ấn Độ là gần 269.000 người, tăng 35%. Chênh lệch về số du học sinh giữa hai nước cũng giảm từ hơn 90.000 xuống còn khoảng 20.600 người.

STEM vẫn là ngành học được đông đảo du học sinh lựa chọn, đặc biệt là hai chuyên ngành Toán học và Khoa học máy tính. Tuy nhiên, số sinh viên Ấn Độ lựa chọn hai chuyên ngành này là hơn 110.000 người, còn Trung Quốc chỉ khoảng 67.100.

Ngoài ra, Ấn Độ dẫn đầu về số sinh viên tham gia chương trình OPT (làm việc sau tốt nghiệp trong ngành STEM, kéo dài tới 36 tháng), với 69.000 người (tăng 1,3%). Số sinh viên theo học các chương trình sau đại học cũng tăng 62,6%, đạt mức gần 166.000 sinh viên. Đây đều là những con số kỷ lục.

Năm học Trung Quốc Ấn Độ Chênh lệch
Số du học sinh Biến động Số du học sinh Biến động

2022-23

289.526

-0,2%

268.923

35%

20.603

2021-22

290.086

-8.6%

199.182

18,9%

90.904

2020-21

317.299

-14,8%

167.582

-13,2%

149.717

2019-20

372.532

0,8%

193.124

-4,4%

179.408

Tăng trưởng về số du học sinh Ấn Độ ở Mỹ là do nền kinh tế nước này được dự đoán tăng trưởng 6,3% trong giai đoạn 2023-24. Ngoài ra, bằng cấp nước ngoài ở Ấn Độ được coi là cách để cải thiện địa vị xã hội và triển vọng hôn nhân của các gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Vì thế, nhiều gia đình gửi con đi du học.

Ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước chững lại cùng với học phí đại học Mỹ tăng cao đã tác động đến nhiều gia đình ở Trung Quốc, theo nhận định của Tian Wang, trợ lý cấp cao một tập đoàn giáo dục của Trung Quốc.

Tian cũng cho rằng nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến số lượng sinh viên Trung Quốc học tập tại Mỹ, bao gồm đại dịch Covid-19 và lo ngại về quan hệ Mỹ-Trung.

“Khó khăn khiến những người ban đầu dự định du học ở Mỹ phải chọn những quốc gia có chi phí thấp hơn và thời gian học ngắn hơn”, Tian nói.

Một bài báo trên tạp chí PNAS năm nay cho biết 17% số bằng tiến sĩ Khoa học – Kỹ thuật năm 2020 của Mỹ thuộc về du học sinh Trung Quốc. Giờ đây, khi nhân tài Trung Quốc du học Mỹ ít đi, việc tuyển dụng nhân lực có trình độ tiến sĩ trở lên sẽ khó khăn hơn.

Các chuyên gia nhìn nhận điều này đồng nghĩa trong tương lai, Mỹ ngày càng phụ thuộc vào du học sinh các nước khác như Ấn Độ để duy trì vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ.

“Sinh viên Ấn Độ đang lấp đầy khoảng trống nhân lực do sinh viên Trung Quốc để lại. Họ đang hoàn thành các chương trình sau đại học nhằm vươn tới những vị trí việc làm quan trọng trong nhóm STEM”, Teboho Moja, giáo sư Đại học New York, nói.

Dù vậy, bà Rajika Bhandari, chuyên gia về giáo dục đại học quốc tế, cho rằng nhận định này chưa hẳn chính xác. “Các đại học Mỹ vẫn cần thu hút lượng sinh viên quốc tế đa dạng và Ấn Độ chỉ là một tùy chọn như mọi quốc gia khác”, bà Rajika chia sẻ.





Sinh viên trong một hoạt động ở Đại học Stanford, Mỹ, hôm 2/11. Ảnh: Stanford University Fanpage

Sinh viên trong một hoạt động ở Đại học Stanford, Mỹ, hôm 2/11. Ảnh: Stanford University Fanpage

Năm học qua, số sinh viên quốc tế tại Mỹ là gần 1,06 triệu người, tăng 12% so với năm học trước và tiến sát kỷ lục 1,1 triệu của năm 2019. Tính theo từng quốc gia, Trung Quốc và Ấn Độ áp đảo về số du học sinh, với tỷ lệ lần lượt là 27 và 25%.

Xét theo lĩnh vực, 55% tổng số du học sinh chọn các ngành STEM, đông nhất là Toán và Khoa học máy tính.

Huy Quân (Theo SCMP, Bloomberg, Chinadaily, Times of India)




Source link

Tin cùng chuyên mục

Trường THCS Xuân Đỉnh long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 18/11, trường THCS Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm (TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ nhà giáo có...

Hy hữu trường tặng tiền tất cả học sinh ngày 20/11

Ngày 19/11, ông Huỳnh Tấn Châu - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên), cho biết, trường tặng quà cho 950 học sinh, mỗi em 50.000 đồng để liên hoan ngày 20/11. Số tiền trên...

Thầy giáo người Nhật thẹn thùng khi được sinh viên Việt Nam chúc 20-11

Biểu cảm dễ thương của thầy giáo người Nhật khi nhận lời chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam từ sinh viên đang thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Thầy giáo người Nhật thẹn thùng khi...

Phụ nữ hãy lắng nghe và yêu thương bản thân

Chia sẻ với Báo TG&VN trong một buổi khám và tư vấn sàng lọc sớm ung thư vú (UTV), Tiến sĩ, Bác sĩ (TS. BS.) Nguyễn Thu Hương bày tỏ mong muốn cống hiến cho công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Việt Nam. Mục tiêu của chị là khi về hưu phải phổ cập sàng lọc loại bệnh này đến tất cả các phác đồ khám và điều trị cho mọi người.

Cùng tác giả

Lâm Đồng cân nhắc xây công trình lớn khu vực Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt

Chính quyền Lâm Đồng cân nhắc đề xuất dự án quy mô lớn ở khu vực Dinh tỉnh trưởng 113 năm tuổi, thay vào đó nên xen công trình vừa phải khi lập quy hoạch. Nội dung nêu trong...

‘Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc còn dư địa lớn’

Xuất khẩu thủy sản Việt sang Trung Quốc năm nay sụt giảm nhưng triển vọng và dư địa ở thị trường này vẫn rộng mở, theo VASEP. Thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vị trí quan trọng với...

Trang phục lấy cảm hứng từ toán học

Nhà thiết kế Cường Đàm tung bộ ảnh thời trang lấy cảm hứng từ toán học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cường Đàm mời bố mẹ - hai giáo viên của THCS Từ Sơn, Bắc Ninh - làm...

Kiev và Moskva cùng bị UAV tấn công trong đêm

Cả Kiev và Moskva đều trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng UAV trong đêm, nhưng phần lớn đều bị đánh chặn. "Nỗ lực của Kiev nhằm thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay...

Việt Nam chiếm gần 70% sản lượng điện mặt trời, gió của ASEAN

Việt Nam là động lực thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo của ASEAN, chiếm 69% tổng sản lượng điện mặt trời, điện gió vào năm 2022. Ember, tổ chức tư vấn về khí hậu và năng lượng (phi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất