Trang chủChính trịChủ quyềnPhân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm...

Phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước để tránh chồng chéo


Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 9

Tổ 9 gồm 26 đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bến Tre. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, Tổ trưởng Tổ 9 điều hành nội dung thảo luận.

Qua thảo luận, các ý kiến tại Tổ 9 thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên nước, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Dương Bình Phú – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên quan tâm đến khoản 24 Điều 3 giải thích về vận hành hồ chứa theo thời gian thực, đề nghị làm rõ “thời gian thực” ở đây là khoảng thời gian bao nhiêu vì thời gian tính toán ra kết quả để ra quyết định vận hành các hồ chứa thủy điện không chỉ phụ thuộc vào thời gian dự báo theo thời gian thực mà còn phụ thuộc vào thuật toán (phần mềm tính toán), cấu hình máy tính để chạy mô hình và kinh nghiệm của người thực hiện vận hành.

Đại biểu Dương Bình Phú – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên 

Liên quan đến quy định về chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị bổ sung chính sách bắt buộc đối với việc xử lý nước thải đô thị, công nghiệp tập trung có quy mô lớn, trong đó cần xem xét bổ sung khoản giao Chính phủ xem xét quyết định quy mô/công suất/ đặc tính/loại hình của các cơ sở/hệ thống phải thực hiện mục tiêu tái sử dụng nước thải sau xử lý và sử dụng phù hợp với các mục đích.

Về hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị bổ sung thêm cụm từ “các hoạt động khai thác gây hại tới hệ sinh thái thủy sinh”, vì thực tế hiện nay có các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng các chất hay vật dụng gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái dưới nước và môi trường nước khi khai thác thủy sản (chích điện, chất nổ…).

Bên cạnh đó, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị rà soát, xem xét sự cần thiết ban hành nhiều quy hoạch về tài nguyên nước như hiện nay và để tránh trùng lặp, chồng chéo với các quy hoạch khác. Quy định Quy hoạch tài nguyên nước bao gồm: Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia có thuộc Hệ thống quy hoạch quốc gia. Theo dự thảo Tờ trình, sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực, các địa phương dã và đang xây dựng, lồng ghép nội dung về tài nguyên nước trong quy hoạch tỉnh theo quy định.

Cùng quan tâm đến dự án Luật này, đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên góp ý tại Điều 8 danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp. Đại biểu cho rằng, vấn đề đặt ra là nếu không được san lấp thì việc giảm thiểu diện tích, thể tích của hồ có được áp dụng hay không? Đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ, nghiên cứu thêm về nội dung này.

Đại biểu Lê Đào An Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 10, trong đó nghiêm cấm hành vi xả nước thải vào nguồn nước dưới đất, đại biểu Lê Đào An Xuân cho rằng, điều này rất khó triển khai trong thực tiễn. Luật Tài nguyên nước năm 2012 cho phép xả nước thải vào những nơi có ao, hồ, đầm, phá, sông ngòi thì được xả thải, nhưng vùng miền núi không có các thủy vật nêu trên, cấm xả thải vào nguồn nước dưới đất, kể cả tái sử dụng tưới cây cũng cấm, thì rất khó cho việc xử lý nguồn nước thải này. Trường hợp này gặp nhiều ở các trang trại chăn nuôi đặt ở khu vực miền núi.

Điều 29 của dự thảo cũng nhắc lại quy định tương tự như Điều 10, do vậy đại biểu Lê Đào An Xuân đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần làm rõ hơn tiêu chí này. Bởi vì nếu xử lý xả thải đạt tiêu chuẩn nước mặt theo quy định thì đòi hỏi chi phí rất lớn, trong khi hiện nay có nhiều quy định chuyên ngành về tái sử dụng nước thải sau chăn nuôi để phục vụ cho các dự án lâm nghiệp, nông nghiệp, có thể tái sử dụng theo hướng tiết kiệm, xem đấy là một nguồn đầu vào, áp dụng theo đúng quy chế kinh tế tuần hoàn đối với sử dụng nước.

Về Điều 20, đại biểu Lê Đào An Xuân cho rằng, một trong những nội dung cần điều chỉnh là nếu các dự án, chương trình trọng điểm quốc gia mới hình thành ảnh hưởng đến tài nguyên nước thì phải điều chỉnh quy hoạch. Đại biểu bày tỏ băn khoăn khi thực hiện các dự án này thì căn cứ dựa trên quy hoạch nào, chiến lược nào để đảm bảo đáp ứng cho các dự án, công trình đó. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét thêm.

Liên quan đến điều hòa, phân phối nguồn nước tại Điều 36, đại biểu Lê Đào An Xuân nêu rõ, dự thảo có nêu “xem xét dựa trên kịch bản nguồn nước, sử dụng công cụ hỗ trợ” gây khó hiểu, đề nghị bổ sung thêm nội dung tham vấn cộng đồng các nhà khoa học và chính quyền địa phương khi thực hiện điều hòa, phân phối nguồn nước.

Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tham dự Phiên thảo luận tại Tổ 9

Về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 66), có ý kiến đề nghị làm rõ đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại khoản 1, khoản 2; làm rõ việc bổ sung quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vì hiện nay lĩnh vực này do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện và thủy lợi phí vẫn đang được Nhà nước hỗ trợ; quy định cụ thể nguyên tắc thu, cách tính thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Cơ bản tán thành quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp tại các Điều 76 và 77 của dự thảo Luật, tuy nhiên, các ý kiến đề nghị cần phân định rõ trách nhiệm quản lý tài nguyên nước với quản lý công trình khai thác, sử dụng nước của các Bộ, ngành; bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ khác có liên quan đến có khai thác, sử dụng nước để việc quản lý được thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực và bỏ sót lĩnh vực quản lý.

Các ý kiến đề nghị đối với trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 76) cần được cụ thể hơn, bổ sung trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng liên quan đến nguồn nước, an ninh nguồn nước xuyên biên giới, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

Cũng tại phiên họp, các đại biểu tham gia thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận Tổ 9:

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, Tổ trưởng Tổ 09 điều hành nội dung thảo luận.

Các đại biểu tại phiên họp

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên nước.

Đại biểu Lê Quang Đạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên góp ý vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Đại biểu Đặng Ngọc Huy – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đề nghị cần quy định cụ thể, chi tiết trong dự án Luật này phạm vi điều chỉnh về nước dưới mặt đất.

Các đại biểu tại phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đại biểu Lương Văn Hùng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi góp ý vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, Tổ trưởng Tổ 09 phát biểu kết luận nội dung thảo luận tại Tổ 9.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước

Thực hiện kỳ họp thứ 5, chiều 05/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 83 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật Tài nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực lớn hơn, đưa Tiền Giang phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

Cho ý kiến về các đề xuất, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương để giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu...

Thủ tướng chỉ rõ ‘1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh’ trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh,...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Bài đọc nhiều

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký...

Cùng chuyên mục

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký...

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Lan tỏa tình yêu và trách nhiệm với biển đảo quê hương

Tình yêu quê hương đất nước, tinh thần sẵn sàng và quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, kỷ niệm về những ngày tháng trong quân ngũ, tình đồng đội, đồng chí… đó là những tâm tư, tình cảm người lính Vùng 5 Hải quân gửi gắm qua những bài báo tường gửi đến Hội thi báo tường và bình báo tường chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản...

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân chữa cháy giúp nhà dân

Vào lúc 3 giờ 45 phút ngày 23/3, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhận được thông báo từ chính quyền địa phương tại khu phố 7, phường An Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có một đám cháy lớn xảy ra trên diện tích đất trồng cây tràm của người dân. Cán bộ, chiến sĩ Trạm ra đa 600 tham gia chữa cháy giúp dân ...

Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách về Biển Đông

Ngày 23/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3 và Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/3 về vấn đề Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Mới nhất

13 năm bánh mì vào từ điển Oxford

Ở bất cứ đâu, khi hai chữ 'banh mi' bật lên thì biết ngay người ta đang nói đến ổ bánh mì Việt Nam. Đó là món ăn mà người nước ngoài muốn thưởng thức thì phải nói bằng tiếng Việt. Người Việt ăn bánh mì quanh năm suốt tháng không chán, hoa hậu H'Hen Niê (trong ảnh) cũng không...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết,...

Thứ trưởng Lương Tam Quang đến thăm và làm việc với các sĩ quan Công an, Quân đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm...

Chiều ngày 24/3/2024, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 05 Công an nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn đã bắt đầu chuyến thăm và...

Mới nhất