Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát triển kinh tế số và xã hội số tạo bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia

Việt NamViệt Nam23/09/2023

Để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số trong bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia về hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Công nghệ số và dữ liệu số thấm sâu một cách tự nhiên mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng chuyển đổi số ngành ngân hàng tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 4.8.2022 tại Hà Nội. Ảnh Nhật Bắc

Qua đó hạ tầng số đi trước một bước, phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng Việt Nam làm chủ công nghệ lõi. Nhân lực số gồm lực lượng chuyên gia, nhân lực công nghệ số và người dân được phổ cập kỹ năng số đóng vai trò quyết định cho phát triển kinh tế số, xã hội số Quốc gia. Phát triển mỗi người dân thành một doanh nhân số, mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thành một doanh nghiệp số, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh trên môi trường mạng.

Qua đó phát triển nhanh và bền vững với những mô hình đã chín muồi, đã chứng minh được hiệu quả thực tiễn thì nhanh chóng nhân rộng, đẩy mạnh triển khai. Với những mô hình mới chưa có quy định rõ ràng thì cho phép thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện mô hình trước khi triển khai nhân rộng. Phát triển toàn diện và có trọng điểm.

Phát triển toàn diện các yếu tố nền móng cho kinh tế số và xã hội số và xác định một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung triển khai. Đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ. Đảm bảo cân đối hài hòa giữa đổi mới sáng tạo với bảo vệ quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn phát triển của Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền số quốc gia và hội nhập quốc tế. Phát triển kinh tế số và xã hội số gắn liền với xây dựng và củng cố chủ quyền số quốc gia. Chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường cân đối với phát triển sản xuất trong nước, thu hút nguồn lực đầu tư một cách chọn lọc, phù hợp với chiến lược quốc gia.

Thu hút đội ngũ chuyên gia trên thế giới cùng tham gia giải quyết các bài toán của Việt Nam. Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi lên môi trường số, phát triển kinh tế số và xã hội số an toàn. Bảo vệ người dân, doanh nghiệp trước những nguy cơ, rủi ro, tác nhân xấu xâm hại tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng bảo vệ trẻ em và các đối tượng yếu thế trên môi trường mạng.

Về chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số Chính phủ đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tạo bứt phá trong đó kiện toàn và tổ chức hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do người đứng đầu làm Trưởng ban, cơ quan thường trực là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số đối với bộ, cơ quan trung ương.

Tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng khối phố, thôn, bản với các tổ viên là cán bộ kiêm nhiệm và các thành viên tại chỗ năng nổ, nhiệt tình, được đào tạo về kỹ năng số để phổ biến hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam”, hình thành mạng lưới triển khai công nghệ rộng khắp trên toàn quốc. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương phù hợp với nội hàm quản lý, thúc đẩy chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam, bảo đảm đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phát huy vai trò của các bên trong phát triển kinh tế số và xã hội số.

Sản xuất linh kiện điện tử. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Tổ chức, phân công các đơn vị là đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Về hợp tác trong nước giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và từng bộ, ngành liên quan, thành lập Nhóm công tác chung giữa hai bộ, xây dựng kế hoạch phối hợp hành động cụ thể theo từng năm để triển khai hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển nền tảng số quốc gia và phát triển nguồn nhân lực số trong từng ngành, lĩnh vực.

Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển các nền tảng số xuất sắc, chất lượng cao. Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nền tảng số trong việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho người dân thông qua việc sử dụng nền tảng số.

Đối với hợp tác quốc tế trong đó hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số vào Việt Nam phù hợp với nội dung Chiến lược. Chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, các sáng kiến về kinh tế số, xã hội số, xây dựng các khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế mới về công nghệ số phù hợp với mục tiêu và lợi ích của Việt Nam, là thành viên có trách nhiệm trong xử lý và giải quyết các vấn đề, thách thức liên quan đến kết nối số, hài hòa hóa tiêu chuẩn, thúc đẩy thương mại số, nâng cao năng lực số và thu hẹp khoảng cách số, khuyến khích hoạt động doanh nghiệp trong môi trường số và bảo vệ người tiêu dùng.

Thực thi nghiêm túc, hiệu quả các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết liên quan đến kinh tế số, thương mại số và đặc biệt là trong xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên (ASEAN + 1, FTAs, RCEP, CPTPP, EVFTA). Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số, chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, kết hợp với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.

Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ số mới để tạo ra những nền tảng, sản phẩm, dịch vụ số mang đặc thù Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Tổ chức tìm kiếm, có chính sách hấp dẫn để chiêu mộ những chuyên gia hàng đầu về công nghệ số mới, công nghệ lõi, nền tảng số ở trong nước và nước ngoài về Việt Nam nghiên cứu phát triển, đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp sáng tạo về kinh tế số, đặc biệt là kinh tế số nền tảng và kinh doanh trực tuyến trên toàn quốc.

Xây dựng các khu nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp phát triển kinh tế số: hỗ trợ thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, ươm tạo, khởi nghiệp về kinh tế số; hình thành các trung tâm xúc tiến chuyển đổi số tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; thí điểm áp dụng các mô hình doanh nghiệp công nghệ chuyên ngành tham gia cung cấp các dịch vụ chuyên môn các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo; khảo sát, lập danh mục các doanh nghiệp có mô hình ngành nghề mới dựa trên ứng dụng và phát triển công nghệ số để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ phát triển.

Đầu tư nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới, mô hình mẫu về chuyển đổi số, kinh tế số; xây dựng các doanh nghiệp chuyển đổi số điển hình, các mô hình mẫu, ứng dụng mẫu chuyển đổi số phù hợp đặc trưng của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; thúc đẩy các doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp hạt nhân đầu tư nghiên cứu, xây dựng các nền tảng số chuyên ngành, hỗ trợ chuyển giao cho các đối tác cùng ứng dụng, kết nối, chia sẻ, dẫn dắt chuyển đổi số chuỗi cung ứng, đưa chuỗi ngành nghề lên tầm cao mới; phối hợp đa ngành giữa doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp nền tảng, doanh nghiệp công nghệ tài chính để thiết lập nền tảng chuyển đổi số, kiến tạo hệ sinh thái mới.

Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các sự kiện, triển lãm trong nước và quốc tế về phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam và kết quả thực hiện các nội dung của Chiến lược; lồng ghép nội dung về kinh tế số, xã hội số trong các sự kiện, triển lãm về phát triển kinh tế - xã hội, giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Đẩy mạnh việc thiết lập cổng thông tin kinh tế số và xã hội số Việt Nam để cung cấp thông tin triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, là nơi đăng tải các chủ trương, chính sách, thông tin liên quan và diễn tiến thực hiện Chiến lược, là nơi tích hợp các dữ liệu về phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia, với thông tin, dữ liệu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau được phân loại theo chủ đề, danh mục phục vụ lưu trữ, truy xuất và cập nhật thông tin, cho phép người dùng tìm kiếm, chia sẻ thông tin. Xây dựng diễn đàn kết nối chuyên gia, nhà khoa học với cá nhân, tổ chức nhằm gắn kết sức mạnh tri thức để thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số./.

Công Đảo


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Say đắm sắc xanh mùa lúa non ở Pù Luông
 Mê cung xanh rừng Sác
Nhiều bãi biển ở Phan Thiết rợp cánh diều gây ấn tượng cho du khách
Lễ duyệt binh Nga: Những góc quay 'tuyệt đối điện ảnh' khiến người xem sửng sốt

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm