
Cùng đi có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Trước khi bắt đầu buổi làm việc, Đoàn công tác của Chính phủ đã thăm phòng truyền thống, các hệ thống, dây chuyền và nắm bắt tình hình hoạt động của Viện Nghiên cứu Hạt nhân.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, năm 2024, Lò phản ứng hạt nhân tròn 40 năm vận hành an toàn và khai thác hiệu quả. Các mục tiêu chính của Lò phản ứng là chiếu mẫu để sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích mẫu bằng kỹ thuật kích thích hạt nơtron, nghiên cứu vật lý hạt nhân, vật lý lò phản ứng và đào tạo nguồn nhân lực… đều được liên tục duy trì và ngày càng mở rộng.

Hiện nay, cơ sở vật chất của Viện Nghiên cứu Hạt nhân bao gồm lò phản ứng nghiên cứu 500 kW, hai nguồn phóng xạ Co-60, các dây chuyền sản xuất đồng vị phóng xạ và các hệ thống xử lý phóng xạ rắn, lỏng, với 180 cán bộ công nhân viên, người lao động làm việc.


Trong hơn 40 năm qua, Viện Nghiên cứu Hạt nhân đã thành công trong việc làm chủ công nghệ vận hành Lò phản ứng hạt nhân, đạt hơn 71.500 giờ hoạt động an toàn, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và sản xuất dược chất phóng xạ. Việc chuyển đổi nhiên liệu từ độ giàu cao (HEU) sang độ giàu thấp (LEU) đã được thực hiện thành công, góp phần nâng cao an toàn và hiệu quả hoạt động của lò.

Trong nghiên cứu vật lý hạt nhân, Viện đã xây dựng nhiều hệ thống đo lường chất lượng cao và đưa vào sử dụng các kênh ngang của lò để phục vụ công tác nghiên cứu. Lò phản ứng hạt nhân là một trong số ít lò trên thế giới áp dụng kỹ thuật phin lọc nơtron để phục vụ nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời cũng đóng góp vào thư viện dữ liệu hạt nhân quốc tế.
Viện đã hoàn thiện quy trình sản xuất nhiều đồng vị phóng xạ như I-131 và Tc-99m, đáp ứng nhu cầu y tế trong nước và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Một số sản phẩm của Viện đã được công nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt. Viện cũng tiến hành nghiên cứu một số đồng vị phóng xạ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.


Viện Nghiên cứu Hạt nhân sẽ xây dựng trở thành một tổ chức khoa học công nghệ đa ngành, đạt trình độ cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời xác định vai trò trách nhiệm của Viện trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những đóng góp thầm lặng của các nhà khoa học trong lĩnh vực nguyên tử. Trong đó, nổi bật là những đóng góp, ứng dụng công nghệ hạt nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, y tế…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay, Quốc hội đã thông qua Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), cùng với Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035 theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 26/5/2025... cộng hưởng với Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, đã tạo xung lực mạnh mẽ mang tính ứng dụng thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, định hướng đột phá phát triển lâu dài. Qua đó, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.

Đứng trước thời cơ đó, Phó Thủ tướng đề nghị Viện Nghiên cứu Hạt nhân phải tiếp tục tiếp tục khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, nâng cao vai trò, vị thế của Viện đối với khu vực và thế giới.
Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Hạt nhân cần quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, làm chủ công nghệ lõi trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hạt nhân, điện hạt nhân cho ngành năng lực nguyên tử của cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn




.jpg)
Nguồn: https://baolamdong.vn/pho-thu-tuong-bui-thanh-son-lam-viec-voi-lanh-dao-vien-nghien-cuu-hat-nhan-tai-lam-dong-383684.html
Bình luận (0)