Powered by Techcity

Hỗ trợ ngành xi-măng “vượt sóng”

Nguồn cung vốn đã dư thừa lớn, trong khi sức tiêu thụ giảm cả ở trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đà phục hồi của thị trường bất động sản mới le lói một số tín hiệu tích cực… Đây là những yếu tố đã và đang tác động tiêu cực đến ngành xi-măng cho dù các đơn vị đã chủ động kịch bản ứng phó.

Xuất hàng qua đường thủy tại Công ty xi-măng VICEM Hoàng Thạch.

Năm 2023 lần đầu tiên nhiều đơn vị sản xuất xi-măng báo lỗ trong lịch sử hơn 120 năm hình thành và phát triển ngành. Đến hết quý I/2024, số lỗ của các doanh nghiệp này tuy có giảm, nhưng vẫn rất bấp bênh, thậm chí một số đơn vị có thể bị phá sản.

Áp lực rất lớn

Theo báo cáo của Hiệp hội Xi-măng Việt Nam, hiện nay, cả nước có 61 nhà máy xi-măng đang hoạt động với tổng công suất thiết kế khoảng 120 triệu tấn xi-măng, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi-măng trong nước dự báo khoảng 58-59 triệu tấn, tăng khoảng từ 2,4-4,5% so với năm 2023, dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhiều công ty tiếp tục phải giảm năng suất hoặc dừng lò nung. Giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi-măng vẫn duy trì ở mức cao, giá bán lẻ điện dự báo tiếp tục tăng, trong khi giá bán xi-măng trên thị trường vẫn ở mức thấp, chưa thể bù đắp được mức tăng chi phí đầu vào.

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp khi Trung Quốc chuyển từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu xi-măng, clanh-ke; cạnh tranh xuất khẩu gay gắt với nguồn xi-măng, clanh-ke dư thừa từ Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Thái Lan… Tính đến hết tháng 4/2024, tổng sản lượng sản xuất clanh-ke và xi-măng toàn quốc đạt khoảng 30 triệu tấn, tiêu thụ 28 triệu tấn; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 17,1 triệu tấn, tiếp tục suy giảm khoảng 6% so cùng kỳ năm 2023.

Chủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung phân tích, đầu ra của ngành xi-măng tập trung chủ yếu vào đầu tư công, bất động sản và xây dựng dân dụng, trong đó, đầu tư nhà nước đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt các lĩnh vực khác cùng phát triển. Tuy nhiên, hai năm gần đây, không có nhiều dự án công nghiệp lớn được triển khai ngoài các dự án giao thông sử dụng xi-măng không nhiều. Ngành xi-măng đã đầu tư cho sản xuất theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ duyệt, trên cơ sở dự báo nhu cầu của các ngành, của đất nước, nhưng việc triển khai các dự án trên thực tế còn chậm, dẫn đến tiêu thụ xi-măng thấp.

Nhìn sang Trung Quốc, trong mấy thập kỷ gần đây, tiêu thụ xi-măng bình quân đầu người khoảng 1.600-1.700 kg/người, trong khi đó ở Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 600 kg/người. Điều này cho thấy, dư địa phát triển xi-măng còn lớn, nếu nâng được mức tiêu thụ lên 1.000 kg/người thì ngành xi-măng sẽ duy trì ổn định và tăng trưởng tốt. “Nếu không có đầu ra thì không sản xuất được và đây mới là phần gốc. Nhưng đặt vấn đề ngược lại, nếu đầu tư cho sản xuất xi-măng mà không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến thiếu nguồn cung, sốt giá thì ai chịu trách nhiệm”, ông Cung nêu nhận xét.

Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi-măng Việt Nam (VICEM) Nguyễn Thanh Tùng, trước tình hình sản xuất, kinh doanh hết sức khó khăn, VICEM và các công ty thành viên đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong quản lý hoạt động; nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng tâm vượt khó, nỗ lực, cố gắng trên tất cả các lĩnh vực, qua đó đã duy trì việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.

Trong quá trình quản lý điều hành, VICEM đã nhận định, dự báo trước những khó khăn nêu trên nên linh hoạt, chủ động huy động năng suất lò nung bám sát thực tế thị trường; tập trung nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đổi mới sáng tạo trong sản xuất (sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế) giúp tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối với các đơn vị xi-măng tư nhân, áp lực cạnh tranh cũng khá gay gắt, thậm chí xuất hiện tình trạng đua nhau giảm giá để có dòng tiền bảo đảm sản xuất, kinh doanh. Phó Tổng Giám đốc sản xuất Công ty Xi-măng Thành Thắng Nguyễn Quang Điển cho biết, các dây chuyền của công ty vẫn vận hành đủ công suất, nhưng sức tiêu thụ đã giảm khá mạnh, nhất là thị trường trong nước khi nhiều đơn vị xi-măng khác sẵn sàng giảm giá bán.

Công ty phải tìm đầu ra qua xuất khẩu nhưng cũng gặp khó khăn do giá bán còn cao và phải chịu nhiều loại chi phí. Vừa qua, Hiệp hội Xi-măng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ và các bộ có liên quan loại bỏ clanh-ke, xi-măng khỏi nhóm hàng hóa xuất khẩu chịu thuế theo quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP và áp dụng mức thuế xuất khẩu clanh-ke, xi-măng bằng 0%, đồng thời đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu clanh-ke, xi-măng. “Điều này rất có ý nghĩa và cần có lộ trình rõ ràng cho đến khi thị trường ấm lại, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Điển bày tỏ.

Cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ

Chủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung cho biết, hiện nay, doanh nghiệp xi-măng chưa nhận được hỗ trợ gì đáng kể, trong khi vẫn cần nguồn lực để duy trì sản xuất, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi-măng, ưu tiên các doanh nghiệp xi-măng được vay vốn lưu động; chỉ đạo các cơ quan nhà nước liên quan có chính sách khuyến khích về tài chính, thủ tục, thuế, phí đối với việc đầu tư, vận hành các thiết bị đồng xử lý, tái chế các chất thải trong nhà máy sản xuất xi-măng… Đáng chú ý, việc ban hành các chính sách ưu đãi hướng tới phát triển bền vững, phù hợp xu thế đối với ngành xi-măng rất cần thiết, trong đó cần có quy định ưu đãi để đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp sản xuất xi-măng đã chủ động nhiều giải pháp tăng cường hiệu quả trong sản xuất. Chánh Văn phòng VICEM Hoàng Thạch Lưu Mạnh Hào cho biết, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, định hướng của Tổng công ty, đơn vị đã triển khai công tác chạy lò liên tục, bảo đảm tiết kiệm tối đa chi phí.

Cụ thể, các dây chuyền, thiết bị của công ty hạn chế hoặc giảm hoạt động trong giờ cao điểm hằng ngày, giúp giảm chi phí điện năng. Cải tạo lò nung để đốt được nhiều loại than rẻ, nhiệt lượng thấp hơn, trước đây là than cám 4C, hiện nay là than cám 5B, 5C; đẩy mạnh sử dụng thạch cao nhân tạo, lên đến 80% để phối trộn ra các sản phẩm xi-măng… Những giải pháp nêu trên đã giúp đơn vị tiết kiệm hàng chục tỷ đồng trong thời gian qua.

Phó Tổng Giám đốc VICEM Nguyễn Thanh Tùng cho biết thêm, Tổng công ty luôn đôn đốc, yêu cầu các công ty thành viên tiếp tục bám sát tình hình thực tế, xây dựng các kịch bản và linh hoạt lựa chọn phương án chạy lò hiệu quả nhất, không phát sinh thêm clanh-ke đổ ra bãi; thực hiện tiết kiệm, bảo đảm hiệu quả và tuân thủ các quy trình, quy định trong việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm duy trì sản xuất ổn định.

Đối với các công ty dừng lò nung, phải kết hợp với bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm thiết bị ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng hoạt động ổn định, phát huy công suất khi nhu cầu tiêu thụ tăng. Tăng cường sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu thay thế, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo… trong sản xuất clanh-ke và xi-măng nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu về môi trường theo quy định.

Về tiêu thụ, VICEM tập trung bám sát diễn biến thị trường của từng địa bàn, đánh giá hiệu quả từng chủng loại sản phẩm, xây dựng giá bán và chính sách bán hàng linh hoạt để tăng sản lượng, thị phần; rà soát, cơ cấu lại hệ thống phân phối, tìm kiếm, bổ sung thêm nhà phân phối tại một số địa bàn có sản lượng, thị phần thấp.

Tuyệt đối không tiêu thụ sản phẩm với giá thu về (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) thấp hơn chi phí biến đổi trong giá thành toàn bộ. Chủ động tiếp cận để tiêu thụ xi-măng vào các công trình, dự án đầu tư công khi Chính phủ đang nỗ lực giải ngân nguồn vốn cũng như tháo gỡ thủ tục đầu tư. Duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, cũng như bám sát biến động về nhu cầu nhập khẩu, thông tin thị trường để đề xuất giải pháp xuất khẩu khi thị trường trong nước dư thừa…

Theo TS Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Bộ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Xi-măng Việt Nam để chỉ đạo các cơ sở sản xuất xi-măng triển khai áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật phát huy công suất thiết kế các dây chuyền, giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm; đẩy mạnh triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các nhà máy xi-măng để sản xuất điện; tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi-măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đã xây dựng, hoàn thiện và được Chính phủ trình Quốc hội ban hành các Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản bền vững, đẩy mạnh triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Từ đó, các dự án bất động sản sẽ được thúc đẩy triển khai mạnh mẽ hơn, giúp nâng cao tiêu thụ các chủng loại vật liệu xây dựng trong đó có xi-măng trong thời gian tới.

Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê-tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, nhất là tại những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi-măng trong xây dựng đường bộ để nâng cao chất lượng, tuổi thọ đường, đồng thời sử dụng nguồn xi-măng trong nước.

UBND các địa phương tăng cường sử dụng đường bê-tông xi-măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp xi-măng cần nắm bắt diễn biến thị trường để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tiêu thụ. Đây là các giải pháp căn cơ nhất để duy trì ổn định phát triển ngành xi-măng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đối thoại giải quyết khiếu nại của các hộ dân xã An Sinh (TP Đông Triều)

Sáng 24/4, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp đối thoại giải quyết khiếu nại lần 2 của công dân về phương án bồi thường, hỗ trợ đất thu hồi phục vụ Dự án công viên nghĩa trang nhân dân tại xã An Sinh (TP Đông Triều). Thực hiện Dự án công viên nghĩa trang nhân dân tại xã An Sinh, TX Đông Triều, năm 2020, UBND TX Đông Triều (nay...

Hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện trách nhiệm của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện văn hóa và trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế. Chiều 9/4, dự Lễ tuyên dương Đoàn công tác Quân đội và Công an tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Đoàn Việt Nam hỗ trợ khắc...

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây các trung tâm tài chính quốc tế

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam xác định phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững là những trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Tối 2/4, tiếp ông Bill Winters, Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế; cung cấp...

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.Mất cân đối rất lớnMới đây, Bộ Xây dựng có báo Thủ tướng về việc xử lý thông tin báo chí nêu về ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung - cầu. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay, cả nước đầu tư 92 dây...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Cùng tác giả

Phim của NSND Hồng Vân bất ngờ dừng chiếu, dàn diễn viên xin lỗi khán giả

Tròn 1 tuần công chiếu, phim "Tìm xác: Ma không đầu" của NSND Hồng Vân, Tiến Luật, Đại Nghĩa bất ngờ thông báo rời rạp, doanh thu vượt 42 tỷ đồng. Theo Box Office Vietnam, tính đến hết ngày 25/4, Tìm xác: Ma không đầu chạm mốc 600.000 vé, thu 42,6 tỷ đồng trước khi nhường lại rạp chiếu cho Thám tử Kiên và Lật mặt 8 chiếu sớm từ cuối tuần này. Theo thông báo từ nhà phát hành...

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đức Ấn thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chiều 26/4, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị Nghi năm nay 101 tuổi, tại phường Thanh Sơn, TP Uông Bí. Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị Nghi có chồng là liệt sĩ Nông Quang Minh hy sinh trong...

Canada điều tra chống bán phá giá với thép Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ Việt Nam. Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên đơn khởi kiện là Sivaco Wire Group - một nhà sản xuất dây thép hàng đầu...

Ca sĩ Tùng Dương ngỡ ngàng vì các ca khúc cách mạng lọt Top Trending

Ca khúc "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh" (tác giả Xuân Hồng) do Tùng Dương thể hiện trong chương trình "Đất nước trọn niềm vui" gây chú ý khi lọt Top Trending.Tùng Dương rất vui và tự hào khi nhạc đỏ - những bài hát cách mạng bất bất ngờ lọt Top Trending - Top âm nhạc thịnh hành dành cho giới trẻ."Trong những ngày ý nghĩa trọng đại này, lòng yêu nước luôn được thể hiện...

Chỉnh sửa luật phục vụ nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Sáng 26/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban...

Cùng chuyên mục

Canada điều tra chống bán phá giá với thép Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ Việt Nam. Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá với một số mặt hàng dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên đơn khởi kiện là Sivaco Wire Group - một nhà sản xuất dây thép hàng đầu...

Giá vàng tăng cao, vì sao người dân không mang bán?

Sáng nay (26/4), giá vàng trong nước lại tăng trở lại lên mốc 119,5 triệu đồng/lượng vàng nhẫn và 120,5 triệu đồng/lượng vàng miếng. Đáng ngạc nhiên, dù giá vàng đang ở mức cao nhưng người dân ít bán ra; nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng lên 150 triệu đồng/lượng.Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118,5 - 120,5 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng nửa triệu đồng/lượng...

Giá nguyên liệu tăng, Vinamilk dự kiến điều chỉnh giá bán tăng dưới 4%

Trong bối cảnh chi phí nguyên liệu nhập khẩu như vitamin, khoáng chất từ châu Âu và Mỹ tăng khoảng 4,5% trong quý 1-2025, Vinamilk chỉ điều chỉnh giá bán lên khoảng 2,6%. Dự kiến cả năm, mức tăng giá bán sẽ chỉ ở 3,4%. Chiều 25/4, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 theo hình thức trực tuyến.Giá nguyên liệu tăng, Vinamilk muốn ổn định giá...

Dưa lê hoàng kim Hàn Quốc lần đầu được nhập về Việt Nam

Lần đầu vào Việt Nam và giá khoảng 400.000 đồng một kg, lô 10 tấn dưa lê hoàng kim Hàn Quốc được người tiêu dùng ủng hộ. Khác với hình dáng dưa lê tròn của Việt Nam, loại dưa lê hoàng kim Hàn Quốc về Việt Nam theo đường chính ngạch có mẫu mã thon dài, vỏ vàng óng, ruột trắng ngà, đặc biệt có thể ăn cả hạt. Mỗi trái nặng 180-220 gram, được bán với giá 99.000 đồng,...

Động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B

Chiều 25/4, tại huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B. Đồng chí Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án. Cụm công nghiệp do Công ty Cổ phần Shinec làm chủ đầu tư, có tổng nguồn vốn trên 600 tỷ...

Thống nhất trình Chính phủ công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nông thôn mới

Sáng 25/4, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức cuộc họp thẩm định xét, công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự cuộc họp. Sau 14 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng...

Gần 40.000 gian hàng online “trắng” đơn hàng

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.Tuy nhiên, nhóm cửa hàng...

Nhiệt Điện Mông Dương đảm bảo vận hành an toàn, cung ứng điện ổn định các dịp nghỉ lễ

Từ đầu năm đến nay, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo vận hành nhà máy an toàn, ổn định để góp phần cung ứng điện liên tục phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vào các kỳ nghỉ lễ quan trọng như: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương và hướng tới đại lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Giá vàng miếng bỏ xa mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng sáng nay, đưa giá giao dịch lần lượt vượt mốc 121 triệu/lượng và 117 triệu đồng. Sau phiên phục hồi tích cực của giá vàng thế giới đêm qua (giờ Việt Nam), sáng nay, CTCP Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa niêm yết giá vàng miếng ở mức 119,5 - 121,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1 triệu đồng ở chiều mua và 500.000 đồng...

Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong KCN Sông Khoai

Ngày 25/4, tại KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên, Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long tổ chức hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong KCN Sông Khoai.Đến nay, tại KCN Sông Khoai đã có 21 nhà đầu tư thứ cấp đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và châu Âu với tổng số vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đô la...

Tin nổi bật

Tin mới nhất