Powered by Techcity

Gỡ khó cho các dự án BOT thua lỗ, giảm doanh thu

Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý phù hợp.

Bộ Giao thông vận tải đã trình Thường trực Chính phủ Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc các dự án BOT giao thông.

Mới đây, Bộ đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BOT. Bộ cũng đã trình Thường trực Chính phủ về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông.

Cần xử lý 11 dự án BOT

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ nguồn vốn ngân sách trung ương để bảo đảm phương án tài chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn. Dự án được đưa vào khai thác, thu phí hợp phần tăng cường quốc lộ 1 từ ngày 1/6/2018; hợp phần cao tốc thông xe tháng 9/2019, thu phí từ ngày 18/2/2020.

Theo phương án tài chính ban đầu, dự án được thu phí hoàn vốn tại 2 trạm trên quốc lộ 1 và các trạm trên tuyến cao tốc, dự kiến doanh thu là 93 tỷ đồng/tháng. Đây là dự án khá đặc biệt được triển khai theo hình thức PPP nhưng lại không có phần vốn Nhà nước tham gia, bị đình trệ hơn 5 năm và doanh thu thu phí chỉ đạt khoảng 32% phương án tài chính ban đầu.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân khiến dự án có doanh thu thấp bởi việc cắt giảm 1 trạm thu phí so với phương án 2 trạm ban đầu nhưng không có phương thức hỗ trợ thay thế, dẫn đến giảm nguồn thu trong suốt thời gian thu phí; chưa tăng giá vé đường cao tốc, quốc lộ 1 theo phương án tài chính được duyệt, áp dụng miễn giảm cho hơn 4.200 xe chung quanh trạm thu phí gây sụt giảm nguồn thu của dự án.

Dự án này là một trong số 11 dự án BOT vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, cần có giải pháp xử lý phù hợp.

Theo đó, để xử lý khó khăn, vướng mắc các dự án BOT giao thông, Bộ đề xuất 2 giải pháp: bổ sung vốn Nhà nước hỗ trợ (giai đoạn khai thác) để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng; chấm dứt hợp đồng và bố trí vốn Nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư; nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng có trách nhiệm chia sẻ giảm lợi nhuận, lãi vay bảo đảm hài hòa lợi ích.

Sau đó, Thường trực Chính phủ đã họp và ra kết luận tại Thông báo số 270/TB-VPCP ngày 22/6/2024, trong đó chỉ đạo trường hợp thật sự cần thiết phải trình Quốc hội ban hành nghị quyết thì xem xét các dự án đã hoàn thành, nhưng không được thu phí và xác định cụ thể danh mục dự án đã lượng hóa được khó khăn, vướng mắc. Về lâu dài, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình sửa đổi Luật PPP nghiên cứu, có giải pháp phù hợp để xử lý các dự án PPP tiềm ẩn nguy cơ phát sinh khó khăn, vướng mắc.

Thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng danh mục dự án để hoàn chỉnh Đề án. Theo kết quả tổng hợp đến nay, trong tổng số 140 dự án BOT giao thông trong cả nước (66 dự án do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền, 74 dự án do địa phương là cơ quan có thẩm quyền), có 11 dự án đã định lượng cụ thể khó khăn, vướng mắc cần được xử lý.

Hầm đường bộ qua Đèo Cả, một trong 11 dự án BOT gặp khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, còn một số dự án tiềm ẩn nguy cơ sụt giảm doanh thu (chủ yếu do đầu tư đường cao tốc song hành, đường ngang) nhưng chưa thể định lượng được như dự án BOT Quốc lộ 26 có nguy cơ sụt giảm doanh thu do đầu tư đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Cầu 38-thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và dự án mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Km817-Km887 (Đắk Nông) cũng có nguy cơ sụt giảm doanh thu do đầu tư đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành…

Nghiên cứu vốn Nhà nước hỗ trợ dự án BOT

Theo dự thảo Luật PPP sửa đổi, Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đã bổ sung các quy định, đủ cơ sở để thực hiện chấm dứt hợp đồng đối với dự án BOT giao thông. Tuy nhiên, giải pháp sử dụng vốn Nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn khai thác để tiếp tục thực hiện hợp đồng lại chưa có quy định rõ ràng.

Vì vậy, trong phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về sử dụng vốn Nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn khai thác để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án BOT ký hợp đồng trước thời điểm Luật PPP ban hành.

Trên cơ sở ý kiến các đại biểu Quốc hội, hiện nay Ủy ban Kinh tế đang phối hợp với Ủy ban Pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phương án tiếp thu, trong đó đề xuất phương án bổ sung vào điều khoản chuyển tiếp trong Luật PPP sửa đổi, đồng thời giao Chính phủ quy định điều kiện, tiêu chí dự án BOT giao thông được áp dụng.

Cụ thể, bổ sung tại điều khoản chuyển tiếp: “Đối với dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT ký hợp đồng trước năm 2021 sử dụng vốn Nhà nước thanh toán để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc sử dụng vốn Nhà nước hỗ trợ dự án trong giai đoạn khai thác để tiếp tục thực hiện hợp đồng, Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí dự án BOT được áp dụng”.

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về sử dụng vốn Nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn khai thác để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án BOT ký hợp đồng trước thời điểm Luật PPP ban hành.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải bày tỏ, nếu Quốc hội thông qua quy định bổ sung như trên, sẽ đủ cơ sở pháp lý để xử lý khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT giao thông và không phải tiếp tục thực hiện đề án. Theo quan điểm của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tại thời điểm Quốc hội đang xem xét Luật PPP sửa đổi, phương án bổ sung quy định tại điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo Luật PPP sửa đổi để xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT là phù hợp, do chỉ xử lý đối với nhóm dự án cụ thể (dự án BOT giao thông ký hợp đồng trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực).

Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ xây dựng điều kiện, tiêu chí dự án BOT được áp dụng, trách nhiệm chia sẻ của các bên (nhà đầu tư, ngân hàng cung cấp tín dụng) nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí.

Trên cơ sở đó, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh báo cáo tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của bộ, bổ sung tại điều khoản chuyển tiếp của Luật PPP sửa đổi quy định như đã nêu trên.

Danh sách 11 dự án BOT gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị xử lý

8 dự án do Bộ GTVT làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Dự án BOT Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Thanh Hóa (gồm tuyến tránh phía đông và tuyến tránh phía tây đoạn Km0 – Km6)

– Dự án Xây dựng tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn) và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 – Km100 theo hình thức hợp đồng BOT

– Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 – Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk

– Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14 – Km50+889

– Dự án Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc

– Dự án Xây dựng công trình cầu Việt Trì – Ba Vì

– Dự án Xây dựng công trình cầu Thái Hà

– Dự án Xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả

3 dự án do các địa phương làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn theo hình thức BOT (Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

– Dự án Xây dựng cầu An Hải (Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

– Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 39B và đoạn tuyến tránh thị trấn Thanh Nê (Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình)



Nguồn

Cùng chủ đề

Cát biển – giải pháp gỡ khó cho các công trình giao thông

Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đang triển khai nhiều công trình trọng điểm mang ý nghĩa động lực, liên thông, tổng thể. Tuy nhiên, cái khó khiến một số dự án chưa đảm bảo tiến độ là do thiếu nguồn vật liệu san lấp. Bằng tinh thần cầu thị, giải quyết dứt điểm những tồn tại, tỉnh đã đề nghị Bộ GT-VT cho phép thí điểm sử dụng cát...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9/1/2024 chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy...

Gỡ khó hạn mức tín dụng để khơi thông dòng vốn

Các chuyên gia cho rằng, gỡ nút thắt hay thậm chí gỡ bỏ công cụ cấp hạn mức tín dụng được cho là sẽ góp phần khơi thông dòng vốn vào nền kinh tế vào thời điểm này. Khoảng 700.000 tỷ đồng đang nằm trong hệ thống ngân hàng và số tiền này cần phải đưa vào nền kinh tế từ nay đến cuối năm nếu Ngân hàng Nhà nước muốn đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 14% như...

Gỡ khó cho các cơ sở chế biến hàu ở Đầm Hà

Thời gian qua, trên địa bàn xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà) hình thành các cơ sở xẹp hàu (bóc, tách hàu) tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững các cơ sở xẹp hàu này, cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, nhất là vấn đề về đất và môi trường. Tại HTX Thương mại -...

Gỡ khó cho doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng

Tập trung ưu tiên hơn cho tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là quan điểm chỉ đạo, điều hành xuyên suốt của Chính phủ từ nay đến cuối năm nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể. Kinh tế Việt Nam đang có xu hướng tích cực hơn những tháng cuối năm nhưng khó khăn, thách thức đặt ra...

Cùng tác giả

Yên Tử hấp dẫn du khách nhờ đặc trưng văn hóa

Cùng với trọng điểm biển đảo như Hạ Long, Cô Tô, Vân Đồn, các điểm đến mang đặc trưng văn hóa như Yên Tử cũng thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ năm nay. Nguồn

“Nhật ký trong tù” và hành trình lan tỏa quốc tế

Vượt qua mọi giới hạn thời gian và không gian, tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ lay động lòng người Việt mà còn chạm đến cảm xúc độc giả toàn cầu. Công trình sưu tầm của tác giả Võ Xuân Quế về các bản dịch nước ngoài là minh chứng sinh động cho sức sống bền bỉ và giá trị nhân văn, nghệ thuật trường tồn của tác phẩm.Hành trình hơn nửa...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng Ban. Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.Ban Chỉ đạo sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban; Thủ...

Gần 500.000 lượt du khách đến Quảng Ninh trong 2 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong 2 ngày (30/4, 1/5), toàn tỉnh đã đón gần 500.000 lượt du khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tổng số khách lưu trú đạt gần 200.000 lượt. Khách quốc tế ước đạt 44.700 lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 1.334 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024.Riêng trong ngày 1/5, tổng khách du lịch đến các điểm tham...

Bình Liêu khai mạc Hội Kiêng gió 2025

Sáng 1/5, huyện Bình Liêu tổ chức lễ công bố và đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa "Tục Kiêng gió của người Dao" xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời tổ chức khai mạc Hội Kiêng gió 2025. Dự buổi lễ có đồng chí Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó...

Cùng chuyên mục

Nhộn nhịp Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng – Quảng Ninh 2025

Nằm trong chuỗi các sự kiện kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2025, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh. Trong 3 ngày diễn ra, Hội chợ đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, doanh thu ước đạt 8,3 tỷ đồng. Minh Đức Nguồn

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm sắp tới sẽ ra sao?

Lãnh đạo các ngân hàng đều có chung nhận định về khả năng lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới. Diễn biến thị trường lãi suất huy động tháng 4 cũng cho thấy những dấu hiệu lãi suất đang tăng trở lại.Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về diễn biến thị trường tiền tệ tuần 21-25/4, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần giảm mạnh so với tuần trước...

Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng – Quảng Ninh 2025 thu hút gần 32.000 lượt khách sau 3 ngày

Sau 3 ngày diễn ra (từ ngày 29/4 đến hết ngày 1/5), Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 đã thu hút gần 32.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu ước đạt 8,3 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lượng đơn hàng tăng mạnh, mở ra cơ hội hợp tác lâu dài và mở rộng thị trường trong thời gian tới. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP...

Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng – Quảng Ninh 2025 thu hút gần 32.000 lượt khách

Sau 3 ngày diễn ra (từ ngày 29/4 đến hết ngày 1/5), Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 đã thu hút gần 32.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu ước đạt 8,3 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lượng đơn hàng tăng mạnh, mở ra cơ hội hợp tác lâu dài và mở rộng thị trường trong thời gian tới. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP...

Kiều bào – cầu nối quan trọng để đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Với tinh thần "chung tay, đồng hành và sáng tạo," người Việt Nam ở nước ngoài được coi là nguồn lực quý báu, kênh phân phối hiệu quả trong thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu hàng hóa - động lực tăng trưởng chủ lực của nền kinh tế là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên,...

Xuất khẩu tôm tăng mạnh

Xuất khẩu tôm quý I đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep). Vasep cho biết Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, với kim ngạch 288 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ 2024. Nhu cầu tôm phục vụ tiêu dùng nội địa và kỳ nghỉ lễ 1-5/5 tăng mạnh, trong đó tôm hùm và tôm sú được ưa chuộng. Tiêu thụ...

Hấp dẫn gian hàng trải nghiệm tại Carnaval Hạ Long 2025

Nhằm tạo điểm đến vui chơi, trải nghiệm và khám phá cho người dân và du khách, trong 2 ngày 30/4 và 1/5, Agribank đã tổ chức gian hàng tại bãi biển quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long. Tại gian hàng của Agribank, người dân và du khách được tham gia các chương trình trúng thưởng, trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số, chụp ảnh lưu niệm. Chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất...

Radisson Blu Hạ Long Bay Hotel: Lựa chọn lý tưởng cho du lịch MICE và các sự kiện lớn

Quảng Ninh vừa có thêm một khách sạn 5 sao quốc tế được khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 29/4. Đó là Radisson Blu Ha Long Bay tại địa chỉ số 47 Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long. Với kiến trúc hiện đại và hệ thống dịch vụ đẳng cấp, Radisson Blu Ha Long Bay hứa hẹn sẽ trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách, đặc biệt phù hợp với du...

Thông điệp của chiến thắng

“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất