Powered by Techcity

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc vào ngày 30/6, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: từ ngày 5/5 đến ngày 29/5/2025; Đợt 2: từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/6. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 37 ngày.

Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII – Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn báo cáo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định.

Theo đó, về công tác lập hiến, lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xem xét, thông qua 34 luật, 11 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

Các luật được Quốc hội xem xét, thông qua, bao gồm: (1) Bộ luật Hình sự (sửa đổi); (2) Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (trường hợp đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); (3) Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); (4) Luật Công nghiệp công nghệ số; (5) Luật Hóa chất (sửa đổi); (6) Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; (7) Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); (8) Luật Nhà giáo; (9) Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); (10) Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (11) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); (12) Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); (13) Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (trường hợp chuẩn bị tốt, đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); (14) Luật Thanh tra (sửa đổi); (15) Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); (16) Luật Việc làm (sửa đổi); (17) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (18) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; (19) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (20) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; (21) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; (22) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (23) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; (24) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; (25) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; (26) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; (27) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; (28) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (29) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (30) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; (31) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; (32) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; (33) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; (34) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Toàn cảnh họp báo. (Ảnh: DUY LINH)

Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, bao gồm: (1) Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; (2) Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt; (3) Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; (4) Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; (5) Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; (6) Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; (7) Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14; (8) Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội; (9) Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công; (10) Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; (11) Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Cũng tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ cho ý kiến 6 dự án luật, gồm: (1) Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; (2) Luật Dẫn độ; (3) Luật Đường sắt (sửa đổi); (4) Luật Tình trạng khẩn cấp; (5) Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; (6) Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Đáng chú ý, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Xem xét, quyết định việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia. Xem xét, quyết định việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Xem xét, quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy trao đổi với các phóng viên tại họp báo. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, trong đó có Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 (trong đó có việc điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tiếp tục nâng lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo và việc thực hiện các nhiệm vụ phát sinh năm 2025 gắn với sắp xếp bộ máy, miễn giảm học phí…)…

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1) sẽ tổ chức truyền hình, phát thanh trực tiếp phiên khai mạc, phiên bế mạc Kỳ họp; các phiên thảo luận ở hội trường về: (i) kinh tế-xã hội; ngân sách nhà nước; (ii) dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; (iii) dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi); (iv) dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; (v) Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; các phiên biểu quyết thông qua: (i) Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; (ii) Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi); (iii) Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); (iv) Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh; (v) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đã trao đổi, trả lời các phóng viên về một số nội dung liên quan đến dự kiến chương trình Kỳ họp như công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013; tháo gỡ điểm nghẽn thể chế tại Kỳ họp thứ 9; vấn đề sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thành công

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều 28/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 64 nội dung, nhóm nội dungBáo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, trên cơ sở ý...

Ngày mai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Thông tin từ Văn phòng Quốc hội cho biết, ngày mai (14.4), Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chính thức khai mạc.Theo chương trình phiên họp, trong buổi sáng Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu...

Giữ nguyên tên gọi các di sản phi vật thể, di tích, khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, khu du lịch quốc gia. Đây là đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong văn bản mà bộ này vừa gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý các di tích, di sản đã xếp hạng...

Triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Căn cứ quy định của pháp luật, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, khai mạc vào ngày 5/5/2025 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 28/6/2025. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Theo đó, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: Từ ngày...

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 mang tính lịch sử đối với đất nước

Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp thứ 9 tới đây có ý nghĩa quan trọng, mang tính lịch sử đối với đất nước; nếu các cơ quan không phối hợp từ sớm, từ xa thì Kỳ họp thứ 9 sẽ không thể thành công. Sáng 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, thảo luận một số nội dung trình...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka

Chiều 4/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka - lãnh đạo Đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Sri Lanka (JVP), nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak). Tại cuộc tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 55...

Phát huy trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước

Phát biểu tại hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với các Tổ trưởng Tổ đảng - Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử của đất nước, đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội không ngừng đổi mới tư duy và phương pháp làm việc,...

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.Điểm tên “thánh đường nghệ thuật” lừng danh thế giớiKhi hỏi bất kì người dân nào về niềm tự hào của nước Úc, câu trả lời nhiều nhất có lẽ...

Quảng Ninh đón trên 1,1 triệu lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày (từ 30/4 đến 4/5), toàn tỉnh đã đón trên 1,1 triệu lượt khách du lịch, đạt 112% so cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tổng số khách lưu trú đạt gần 500.000 lượt. Khách quốc tế ước đạt 102.000 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.121 tỷ đồng. Mức thu này cao gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2024, giúp...

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư duy, nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka

Chiều 4/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka - lãnh đạo Đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Sri Lanka (JVP), nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak). Tại cuộc tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 55...

Phát huy trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước

Phát biểu tại hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với các Tổ trưởng Tổ đảng - Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử của đất nước, đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội không ngừng đổi mới tư duy và phương pháp làm việc,...

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư duy, nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không...

Thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus

Chuyến thăm Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục là điểm nhấn quan trọng trong triển khai thực tiễn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ...

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 diễn ra sôi nổi, vui tươi và ý nghĩa

Ngày 4/5, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban để nghe và cho ý kiến về tình hình kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên địa bàn tỉnh và công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tuần vừa qua, một số nhiệm vụ trọng tâm tuần tới. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì. Trong 5 ngày nghỉ lễ, các sự kiện văn hóa,...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Giáo sư Đại học Harvard

Ngày 4/5, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp xã giao Giáo sư John Anthony Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng của Trường kinh doanh Harvard, nguyên Hiệu trưởng Trường kinh doanh Miami Herbert (Hoa Kỳ) đang có chuyến thăm Việt Nam. Chào mừng Giáo sư John Anthony Quelch đến thăm Quảng Ninh, thăm Vịnh Hạ Long, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Tổng thống Sri Lanka Kumara Dissanayaka bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Sáng 4/5, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak từ ngày 4-6/5/2025. Sáng 4/5, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak từ ngày 4-6/5/2025, theo lời mời...

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Nhân sự kiện này, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân...

Thủ tướng: Cựu tù chính trị luôn giữ trong tim ngọn lửa cách mạng sáng ngời

Nhân Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 50 năm giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025), chiều 3/5, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự cuộc gặp mặt, tri ân chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy...

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa Ngày 3/5, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hoạt động của Trung Quốc và Philippines tại khu vực đá Hoài Ân, đá Tri Lễ và đá Cái Vung thuộc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất