Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPRượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng...

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Ngày 11/12, trao đổi với Dân Việt, ông Đinh Văn Thành, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết, trên địa bàn vừa có thêm những sản OCOP như rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế…sẵn sàng đưa ra phục vụ thị trường tết 2025 sắp tới.

Những sản phẩm ngon do nông dân làm ra

Ông Đinh Văn Thành, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết, kết quả triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP (giai đoạn 2021 – 2025) trên địa bàn huyện Tuy Phong do chính tay những nông dân làm ra có nhiều sản phẩm độc đáo, được người tiêu dùng, du khách ưa chuộng như nước mắm cá cơm, chả quế, táo, nho tươi…

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Nông dân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận chăm sóc vườn táo. Ảnh: Bùi Phụ.

Theo ông Đinh Văn Thành, tính đến thời điểm hiện tại, hội đồng OCOP cấp huyện Tuy Phong đã đánh giá, phân hạng và công nhận 5 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 1 sản phẩm dự kiến đạt 4 sao cấp tỉnh).

Cụ thể là sản phẩm Táo của HTX Dịch vụ nông nghiệp Phong Phú, sản phẩm Nho Hồng nhật của chủ hộ kinh doanh vườn nho Lê My, xã Phước Thể, sản phẩm Rượu vang Thanh long Pitayana 14% Vol và Rượu vang Thanh long Pitayana 15% Vol của Công ty TNHH sản xuất thương mại Trần Khang Phong.

Đáng chú ý có sản phẩm nước mắm cá cơm thượng hạng nguyên bản thuần khiết 32 độ đạm – Thương hiệu Nước mắm Hoàng Gia (Công ty TNHH Vạn Xuân FMCG INVESTMENT – Chi nhánh Bình Thuận đóng tại xã Bình Thạnh. Sản phẩm này dự kiến đạt 4 sao cấp tỉnh (huyện Tuy Phong đã chuyển hồ sơ sản phẩm, trình UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị đánh giá, phân hạng theo quy định).

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Nước mắm cá cơm thượng hạng nguyên bản thuần khiết 32 độ đạm – Thương hiệu Nước mắm Hoàng Gia. Ảnh: TP

Dự kiến trong tháng 12 này, hội đồng OCOP huyện sẽ phân hạng thêm 6 sản phẩm nữa là sản phẩm Táo xanh sấy dẻo của HTX Dịch vụ nông nghiệp Phong Phú, sản phẩm Chả quế của cơ sở sản xuất Yến (xã Bình Thạnh). Bên cạnh đó là 4 sản phẩm dưa lưới (quả vàng và quả xanh) của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Hòa Minh và HTX Thiện An.

Các sản phẩm này đã được UBDN huyện Tuy Phong cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao, được dán tem OCOP và hỗ trợ tiền thưởng là 8 triệu đồng cho 1 sản phẩm.

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong cho biết, thời gian qua, các sản phẩm và chủ thể như Táo xanh, Chả quế, Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm… được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận chọn đi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Những sản này được người tiêu dùng, khách hàng ưa chuộng nên đầu ra của sản phẩm ngày càng rộng hơn…

“Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước biết sâu hơn về các sản phẩm OCOP của huyện Tuy Phong và yên tâm sử dụng hơn…:, ông Nguyễn Trung Trực chia sẻ.

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Rượu vang thanh long ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TP

Chuyển đổi số trong thực hiện OCOP

Theo UBND huyện Tuy Phong, thời gian qua các cơ quan chức năng đã hoàn thiện phần mềm số hóa quy trình triển khai chương trình OCOP. Phần mềm này giúp việc tiếp nhận hồ sơ sản phẩm, Tổ giúp việc đánh giá hồ sơ ban đầu và hội đồng thẩm định OCOP cấp huyện đánh giá và chấm điểm trên phần mềm này.

Để người dân sử dụng phần mềm thuần thạo, các cơ quan chức năng cấp tỉnh và huyện, đã mở nhiều khoá tập huấn để các chủ thể nắm vững. Nhờ đó, việc quả lý chương trình OCOP cấp huyện ngày càng thuận lợi hơn.

UBND huyện Tuy Phong giao trách nhiệm cụ thể cho các xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, giao các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP được công nhận, nhất là việc sử dụng tem, nhãn mác, bao bì, chất lượng sản phẩm.

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Sản phẩm Chả quế huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TP

Nhờ những nội dung thiết thực trên, các chủ thể, các đơn vị HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Tuy Phong đã hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá xúc tiến thương mại… qua đó đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, việc công nhận sản phẩm OCOP 3 sao được thực hiện dựa trên bộ tiêu chí theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Và tính đến nay, toàn huyện Tuy Phong đã có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên, gồm Gạo Sông Lòng Sông của Cơ sở xay xát lương thực Mỹ Phố – xã Phú Lạc (đang kiểm tra, đánh giá, phân hạng lại vì đã hết hiệu lực công nhận), sản phẩm Táo Phong Phú, Nho Hồng Nhật – Phước Thể, 2 sản phẩm Rượu vang thanh long – xã Chí Công và sản phẩm Nước mắm cá cơm thượng hạng nguyên bản thuần khiết 32 độ đạm – Thương hiệu Nước mắm Hoàng gia.

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Một vườn nho ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TP

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2024, Hội đồng OCOP cấp huyện sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng đối với 6 sản phẩm là Táo xanh sấy dẻo của HTX Dịch vụ – Nông nghiệp Phong Phú và Chả quế, chả lụa của hộ kinh doanh Huỳnh Thiện Cẩm Hồng, xã Bình Thạnh và 4 sản phẩm dưa lưới (quả vàng và quả xanh) của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Hòa Minh và HTX Thiện An.

Như vậy, tính đến cuối năm 2024, toàn huyện Tuy Phong có 12 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh).

Theo UBND huyện Tuy Phong (Bình Thuận), được sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các sở, ngành tỉnh, chương trình OCOP ở huyện thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Qua đó, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán, nhỏ lẻ sang sản xuất kinh tế thị trường.

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Một vườn táo ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong những giải pháp quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho các xã xây dựng nông thôn mới, mà còn là giải pháp phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương.

Chương trình OCOP được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Vùng biển huyện Tuy Phong

Huyện Tuy Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 79.385,54 ha, số đơn vị hành chính gồm có 2 thị trấn và 9 xã, có đường ranh giới giáp với tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng.

Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Liên Hương, cách thành phố Phan Thiết 90km về phía Bắc, có đường Quốc lộ 1A đi qua dài 43km, đường sắt Bắc – Nam đi qua dài 38km.

Rượu vang thanh long, nước mắm cá cơm, chả quế ở vùng biển Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đạt sao OCOP

Vùng biển Cổ Thạch huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Ảnh: CTV

Đặc biệt vùng ven biển của huyện Tuy Phong có mối quan hệ chặt chẽ với vùng ven biển của huyện Bắc Bình, thành phố Phan Thiết, và vùng ven biển của tỉnh Ninh Thuận. Do đó, rất thuận lợi trong mối liên kết và hợp tác phát triển các ngành kinh tế biển.

Huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 50km, có biển Cổ Thạch, bãi đá 7 màu và có 2 cửa sông đổ ra biển, thuận lợi cho xây dựng cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, bao gồm : đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch sinh thái ven biển gắn với du lịch sinh thái vùng đồi núi.

Tuy Phong rất thuận tiện cho phát triển toàn diện các ngành sản xuất nông, lâm,ngư, diêm nghiệp – công nghiệp – thương mại dịch vụ và du lịch.

Biển Tuy Phong có nguồn hải sản phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn cũng là hứa hẹn một tiềm năng khai thác thủy sản. Bên cạnh đó là sự hình thành của các ngành công nghiệp nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản.

nguồn: https://danviet.vn/ruou-vang-thanh-long-nuoc-mam-ca-com-cha-que-cua-tuy-phong-tinh-binh-thuan-dat-sao-ocop-20241211130105809.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Bài đọc nhiều

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Bắc Bình: Thêm 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

UBND huyện Bắc Bình vừa tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện được thẩm định gồm: Sản phẩm Du lịch Bàu Trắng U&Me của chủ hộ kinh doanh ông Phạm Văn Trọng, thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng; sản phẩm Yến sào FATHI – chủ thể là hộ kinh doanh yến...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Bánh chưng Giang Sơn Đông đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023

Nếu như ai một lần đi qua dốc Truông Dong, xóm Tân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để một lần được thưởng thức chiếc bánh chưng nóng hổi ở đây, mọi người hẳn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn sạch cùng tiêu, hành… Nhờ làm nghề bánh chưng mà nhiều hộ gia đình nơi đây trở nên khấm khá, làm giàu nuôi...

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện. Ông La A Chiu, 67 tuổi, thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu là một trong...

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị. Nhóm 9X chế biến đa dạng sản phẩm từ quả xoài Đa dạng sản phẩm chế biến từ xoài Huyện Cam Lâm là “thủ phủ” trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích trên 7.500ha. Các giống chủ lực như xoài Úc (khoảng 3.500ha), xoài...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Mới nhất

Dấu ấn nhiệm kỳ cũ, khát vọng nhiệm kỳ mới

(NADS) - Ngày 17/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - Chi hội Hải Âu đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội là dịp để hội viên cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 2019-2024 và đề ra phương hướng hoạt động cho chặng đường sắp tới. ...

TPHCM liên tục lạnh, thời tiết dịp Giáng sinh sẽ ra sao?

TPO - Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, do không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM từ nay đến dịp lễ Giáng sinh sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm. Khả năng có một vài ngày nhiệt độ sẽ xuống 20 độ C ở một số khu vực. TPO - Theo dự báo...

Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổng kết công tác thi đua tại Thanh Hóa

Sáng 17/12, tại Thanh Hóa, Cụm thi đua số 3 của Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Bình chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nội...

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”

UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại đưa dự án vào khai thác tránh lãng phí. TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”UBND vừa ban hành quy trình thanh...

Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị gần 5000 tỷ tại Thanh Hóa

Dự án Khu đô thị mới số 01, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được UBND tỉnh chấp thuận cho liên danh nhà đầu tư thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 4.939 tỷ đồng. Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị hơn 4.900 tỷ đồng tại Thanh HóaDự án...

Mới nhất