Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

S-400 giúp Ấn Độ đánh bại đòn phản công Pakistan thế nào?

Từ hiệu quả tác chiến thực tế đến thông điệp chiến lược, việc Ấn Độ triển khai tên lửa S-400 không chỉ thể hiện năng lực quân sự mà còn quyết tâm chính trị.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống16/05/2025

1.jpg
Ngày 13/5, trong chuyến thăm đến căn cứ không quân Adampur ở bang Punjab, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gây chú ý khi công khai ca ngợi vai trò của hệ thống phòng không S-400 “Triumf” do Nga sản xuất trong việc giúp nước này ứng phó với các đợt tấn công từ Pakistan. Đây là lần đầu tiên New Delhi xác nhận việc sử dụng S-400 trong chiến đấu thực tế.
0.jpg
Đứng trước hệ thống tên lửa S-400, Thủ tướng Modi khẳng định: “Những nền tảng như S-400 đã mang lại sức mạnh chưa từng có cho đất nước. Lá chắn an ninh vững chắc giờ đây đã trở thành một phần bản sắc của Ấn Độ”.
2.jpg
Thủ tướng Modi cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ hiện đã sở hữu công nghệ quân sự mà các đối thủ – đặc biệt là Pakistan không thể sánh kịp. Trong bối cảnh xung đột thực sự, tuyên bố của nhà lãnh đạo Ấn Độ mang ý nghĩa hết sức sâu sắc.
3.jpg
Cuộc xung đột bắt đầu từ chiến dịch chống khủng bố “Sindoor” của Ấn Độ, khi Pakistan đáp trả bằng cách tấn công các cơ sở quân sự Ấn Độ bằng máy bay không người lái, vũ khí dẫn đường và tên lửa đối đất. Lần đầu tiên, Ấn Độ đã triển khai hệ thống S-400 trong chiến đấu, bố trí tại các bang chiến lược như Punjab và Rajasthan.
4.jpg
Theo nhiều nguồn tin, S-400 đã đánh chặn thành công các mối đe dọa trước khi chúng xâm nhập không phận Ấn Độ. Mảnh vỡ tìm thấy trên lãnh thổ Pakistan cho thấy khả năng Ấn Độ đã sử dụng đạn 40N6E tầm siêu xa, có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 370 km.
5.jpg
Nhà phân tích quân sự Mikhail Khodaryonok bình luận về sự kiện này cho rằng, S-400 không chỉ chứng minh hiệu quả trong chiến dịch quân sự của Nga, mà còn tiếp tục thể hiện sức mạnh tại Nam Á. Bài kiểm tra cuối cùng cho bất kỳ hệ thống vũ khí nào là chiến tranh. Đó là nơi nó chứng minh được giá trị của mình hoặc thất bại hoàn toàn.
7.jpg
Năm 2018, Ấn Độ ký hợp đồng trị giá 5,43 tỷ USD với Nga để mua 5 tổ hợp S-400 sau quá trình đánh giá kỹ lưỡng các nhu cầu quốc phòng dài hạn trước hai mối lo ngại hàng đầu của New Delhi là Trung Quốc và Pakistan.
8.png
Sức hấp dẫn của S-400 đến từ khả năng đánh chặn đa dạng các mối đe dọa trên không: từ máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom thông minh cho đến tên lửa đạn đạo. Không có hệ thống phòng không nào khác trên thị trường hiện nay đạt mức độ linh hoạt này.
9.jpg
S-400 thường được đem ra so sánh với hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hai hệ thống phản ánh hai triết lý quốc phòng hoàn toàn khác nhau.
15.jpg
Patriot ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chủ yếu để bảo vệ lực lượng NATO khỏi máy bay và tên lửa tầm ngắn. Tuy nhiên, vùng hỏa lực hẹp và thời gian triển khai tới 25 phút khiến nó kém hiệu quả trong tình huống chiến sự diễn biến nhanh.
11.jpg
Ngược lại, S-400 được thiết kế để bảo vệ diện rộng trong mạng lưới phòng không quốc gia. Thời gian triển khai chỉ mất 5 phút, theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, tầm bắn lên tới 400 km và độ cao đánh chặn đạt 35 km.
13.jpg
Về đạn dược, S-400 có danh mục phong phú: 48N6 (tầm 250 km), 9M96M (130 km), 40N6E (370 km), 9M100 (tầm ngắn). Trong khi đó, Patriot chủ yếu dùng MIM-104 và ERINT, có ít lựa chọn hơn so với S-400.
12.jpg
Một ưu điểm lớn khác của S-400 chính là tỷ lệ hiệu quả với chi phí vượt trội. Trung Quốc từng mua hai trung đoàn S-400 với giá hơn 3 tỷ USD, trong khi Ấn Độ chỉ chi khoảng 1 tỷ USD cho mỗi trung đoàn đủ để bảo vệ khu vực rộng khoảng 1.000 x 500 km khỏi hàng trăm mục tiêu cùng lúc.
14.jpg
Để đạt hiệu quả tương đương với Patriot, Ấn Độ sẽ phải đầu tư gấp nhiều lần. Một tổ hợp Patriot có giá gần bằng một trung đoàn S-400 nhưng khả năng bảo vệ và linh hoạt thấp hơn hẳn. Dưới góc nhìn chiến lược, lựa chọn của Ấn Độ không chỉ hợp lý mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn.
10.jpg
Khi cả năm trung đoàn S-400 được triển khai đầy đủ, Ấn Độ sẽ có khả năng bảo vệ toàn bộ biên giới phía Bắc và phía Tây, cũng như các vùng ven biển trọng yếu ở phía Nam – nơi giữ vai trò sống còn trong tuyến thương mại và phòng thủ chiến lược.
ten-lua-s400-11474013.jpg
Cuộc đối đầu gần đây với Pakistan đã đánh dấu một bước ngoặt. Lần đầu tiên, Ấn Độ đưa công nghệ quân sự tối tân của Nga vào thực chiến và thu được kết quả rõ rệt. S-400 không chỉ đánh chặn tên lửa đối phương, mà còn phát đi một thông điệp đanh thép rằng S-400 không đơn thuần là khí tài quân sự mà còn là đòn bẩy chính trị, biểu tượng cho quyền tự chủ chiến lược, và là trụ cột sức mạnh không quân của Ấn Độ tại khu vực Nam Á.
6.jpg
Hiện nay, chỉ một số ít quốc gia có thể chế tạo hệ thống phòng không tương đương S-400. Ngoài Nga, chỉ mới có Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ chính thức sở hữu. Tuy nhiên, hàng chục quốc gia khác - từ Ả-Rập Xê-Út, Algeria, Iran cho tới một số nước Mỹ Latinh - đều bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống này.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/s-400-giup-an-do-danh-bai-don-phan-cong-pakistan-the-nao-post1541721.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn
10.000 món đồ cổ đưa bạn trở về Sài Gòn xưa
Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm