Mô tả
Người Lô Lô tự gọi dân tộc mình là Màn Dì, Màn Chì hay Mùn Dì và đều có nghĩa là người Di. Ở Lai Châu, họ lại tự gọi mình là Nhì Sư Phồ. Người Tày, Nùng, Giáy ở Lào Cai gọi người Lô Lô là Pu Mỳa, người Thái ở Tây Bắc gọi họ là Xá Pên… Dân tộc Lô Lô còn có tên gọi khác là: Ô Man, Lu Lọc Màn, La La, Qua La, Di Nhân, Di Gia, Lạc Tô… Họ có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến, ngữ hệ Hán – Tạng. Căn cứ vào trang phục, thổ âm và một số đặc trưng văn hóa, người Lô Lô ở nước ta có thể chia làm hai nhóm địa phương là Lô Lô Đen (Màn Dì No), nhóm Lô Lô Hoa (Màn Dì Qua hay Màn Dì Pu). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Lô Lô ở Việt Nam có 4.800 người. Người Lô Lô được chia thành hai nhóm địa phương là: Lô Lô Đen (Màn Dì No hoặc Màn Dì Mân Tê) và Lô Lô Hoa (Màn Dì Qua hay Màn Dì Pu). Dân tộc Lô Lô cư trú ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai. Người Lô Lô định cư thành những bản nhỏ bên sườn núi, nhà nhìn ra thung lũng phía trước. Hình thức hôn nhân một vợ một chồng, cư trú bên nhà chồng, mang tính phụ quyền, cư trú bên nhà chồng. Nhà ở được chia thành ba loại chính: nhà sàn, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất. Người phụ nữ Lô Lô có những bộ trang phục truyền thống công phu, được ví như một tác phẩm nghệ thuật mang đậm màu sắc truyền thống. Những bộ trang phục độc đáo được họ mặc vào các dịp lễ hội. Trong các dịp này, cặp trống đồng đực – cái của người Lô Lô được sử dụng để tạo nên các âm thanh mang đậm âm hưởng núi rừng. Người Lô Lô chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp, trong đó trồng lúa nước chiếm sản lượng lớn. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi các loại gia súc cũng mang lại một nguồn lợi đáng kể cho đồng bào.
Đơn vị phát hành: NXB Thông tin và Truyền thông
Nhà xuất bản: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2020
Tác giả: Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Kích thước: (cm)
Trọng lượng: (g)
Loại bìa:
Số trang:
Mã ISBN: 978-604-80-5162-4