Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Dân tộc Pà Thẻn

Dân tộc Pà Thẻn

Vendor: NXB Thông tin và Truyền thông

Dân tộc Pà Thẻn còn có tên gọi khác là Pà Hưng, Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát tiên tộc… Tên gọi Pà Thẻn bắt nguồn từ việc họ cho mình là con cháu của tám họ. Tiếng nói của người Pà Thẻn thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam có 8.248 người.

Hết hàng

Mô tả

Dân tộc Pà Thẻn còn có tên gọi khác là Pà Hưng, Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát tiên tộc… Tên gọi Pà Thẻn bắt nguồn từ việc họ cho mình là con cháu của tám họ. Tiếng nói của người Pà Thẻn thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam có 8.248 người.
Những đặc trưng trong phong tục, tập quán của người Pà Thẻn hiện nay về cơ bản vẫn được lưu truyền. Các hoạt động bảo tồn được Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân tích cực tham gia dưới nhiều hình thức như: xây dựng nhà truyền thống, thành lập hợp tác xã dệt, tổ chức các hoạt động truyền dạy và biểu diễn nghệ thuật.
Người Pà Thẻn di cư đến Việt Nam cách đây khoảng 200 – 300 năm. Họ sống thành từng bản, có nhiều dòng họ cùng chung sống trên một địa bàn.
Trước kia, người Pà Thẻn sống chủ yếu bằng nương rẫy. Cây trồng chính bao gồm lúa, ngô và các loại rau, đậu, khoai sọ, khoai môn. Hái lượm còn đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế. Người Pà Thẻn chăn nuôi các loại gia súc và gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà. Ngoài phục vụ nhu cầu sức kéo, chăn nuôi còn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và lễ nghi tôn giáo.
Do địa hình cư trú nên người Pà Thẻn sống bằng nghề trồng trọt trên nương rẫy, lúa và ngô là nguồn sống chính. Bên cạnh đó, nghề thủ công đan lát của đồng bào cũng hết sức phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng và buôn bán.

Đơn vị phát hành: NXB Thông tin và Truyền thông
Nhà xuất bản: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2020
Tác giả: Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Kích thước: (cm)
Trọng lượng: (g)
Loại bìa:
Số trang:
Mã ISBN: 978-604-80-5165-5