Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Dân tộc Xinh Mun

Dân tộc Xinh Mun

Vendor: NXB Thông tin và Truyền thông

Dân tộc Xinh-mun còn gọi là Puộc, là dân tộc thiểu số xuất hiện từ lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Xinh-mun ở Việt Nam có khoảng 29.503 người. Họ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (ngữ hệ Nam Á). Dựa theo địa bàn cư trú, dân tộc Xinh-mun phân ra hai nhóm: Xinh-mun Dạ (Puộc Dạ) và Xinh-mun Nghẹt (Puộc Ngẹt). Người Xinh-mun trước kia sống du canh, du cư, sinh sống chủ yếu ở vùng lưng chừng núi dọc biên giới Việt – Lào, nay cư trú theo từng bản.

Hết hàng

Mô tả

Dân tộc Xinh-mun còn gọi là Puộc, là dân tộc thiểu số xuất hiện từ lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Xinh-mun ở Việt Nam có khoảng 29.503 người. Họ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (ngữ hệ Nam Á). Dựa theo địa bàn cư trú, dân tộc Xinh-mun phân ra hai nhóm: Xinh-mun Dạ (Puộc Dạ) và Xinh-mun Nghẹt (Puộc Ngẹt). Người Xinh-mun trước kia sống du canh, du cư, sinh sống chủ yếu ở vùng lưng chừng núi dọc biên giới Việt – Lào, nay cư trú theo từng bản.
Bản của người Xinh-mun được dựng xen kẽ với bản của người Thái, từ đó có nhiều nét tương đồng trong lối sống, ngôn ngữ và phong tục tập quán. Về tập quán lao động, người Xinh-mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Xã hội người Xinh-mun là xã hội phụ hệ, các con theo họ cha. Họ phổ biến của người Xinh-mun là họ Lò và họ Vi. Trong nhà, người Xinh-mun thờ cúng tổ tiên hai đời: ông bà và bố mẹ. Bên cạnh đó các hình thức sinh hoạt văn hoá của người Xinh-mun còn bao gồm nhiều phong tục tập quán trong việc cưới xin, xây dựng nhà cửa, sinh đẻ, ma chay.

Đơn vị phát hành: NXB Thông tin và Truyền thông
Nhà xuất bản: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2020
Tác giả: Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Kích thước: (cm)
Trọng lượng: (g)
Loại bìa:
Số trang:
Mã ISBN: 978-604-80-5139-6