Mô tả
“Thì ra chú bé nhà nghèo. Chú được thày dạy, đã chẳng có gì trả công thày, mà còn được anh đồ Vĩnh cho bút, cho giấy. Chú ta e sợ thày đi rồi không về nữa. Nguyễn Huệ gọi tùy tùng, lấy giấy bút đem đến và bảo chú ta:
– Mi viết thử một câu xem.
Chú bé cầm quản bút dầm vào đĩa mực rồi viết ra giấy một hàng chữ.
Như nước Việt ta đây, đời đời là nước văn hiến.
Đây là câu văn trong đoạn mở đầu bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đây! Nguyễn Huệ cảm động:
– Cháu về đi. Người lạ không được vào đất quân ngũ. Cháu về đi. Rồi cháu sẽ được học hành. Cứ về đi!
Nguyễn Huệ nhìn thấy thày trò Gội từ biệt nhau, chợt thoáng có ý nghĩ làm thế nào để các em nghèo nhưng chăm chỉ, ngoan ngoãn được học hành.”
Nguyễn Huệ hai lần gây dựng giúp họ Lê, nhưng họ Lê vẫn không giữ được xã tắc, không yên được lòng dân. Dân sĩ Bắc Hà chỉ trông mong vào vị anh hùng áo vải. Ứng mệnh trời, thuận lòng người, Người lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Người lấy nhân nghĩa trung chính làm đạo, dùng LƯỠI GƯƠM NHÂN ÁI để bình thiên hạ. Đứng giữa chiến trường, Người đã lo tính chuyện ấm no của nhân dân, chuyện học hành sách vở của trẻ em sau này, và đau lòng xót xa khi thấy sự hi sinh của các sĩ phu nơi chiến trận…
Chi tiết sách
– Đơn vị phát hành: Nhà xuất bản Kim Đồng
– Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Kim Đồng
– Năm xuất bản: 2025
– Tác giả: Hà Ân
– Kích thước: 13,5×20,5 (cm)
– Trọng lượng: 260 (g)
– Loại bìa: Bìa mềm
– Số trang: 244
– Mã ISBN: 978-604-2-34093-9