Mô tả
Dân tộc Ơ-đu còn có tên gọi khác là Tày Hạt, cư trú chủ yếu tại tỉnh Nghệ An. Tiếng nói của đồng bào thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me, ngữ hệ Nam Á. Do sống xen lẫn với các nhóm tộc người khác nên trong sinh hoạt hằng ngày, họ thường giao tiếp bằng tiếng Thái (nhóm Tày Mười) hay tiếng Khơ-mú. Ngày nay, tiếng phổ thông (tiếng Việt) được nhiều người Ơ-đu sử dụng để giao tiếp. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Ơ-đu ở Việt Nam có 428 người.
Gia đình người Ơ-đu là gia đình nhỏ phụ quyền. Trưởng họ là người có uy tín, được kính trọng và có vai trò lớn trong dòng họ.
Người Ơ-đu sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và một phần ruộng nước. Mỗi năm họ chỉ làm một vụ: phát, đốt, gieo hạt từ các tháng 4-5 âm lịch, thu hoạch vào các tháng 9-10. Ngoài lúa là giống cây trồng chính, còn trồng sắn, bầu, bí, ngô, ý dĩ, đỗ, hái lượm và săn bắn vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống. Chăn nuôi trâu bò, lợn gà, dê khá phát triển. Trâu, bò dùng làm sức kéo, kéo cày, lợn gà sử dụng trong các dịp cưới, lễ tết, nghi lễ tín ngưỡng, cúng ma,… Ðan lát đồ gia dụng bằng giang, mây, một phần tiêu dùng, phần để trao đổi. Xưa kia họ còn biết dệt vải.
Đơn vị phát hành: NXB Thông tin và Truyền thông
Nhà xuất bản: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2020
Tác giả: Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Kích thước: (cm)
Trọng lượng: (g)
Loại bìa:
Số trang:
Mã ISBN: 978-604-80-5164-8