Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sức mạnh Không quân Nga bị nghi ngờ, Moscow ngay lập tức cho thấy ai làm chủ bầu trời

Không quân Nga không hề kém như truyền thông phương Tây tuyên bố, điều này có thể thấy rõ qua các cuộc không kích ở Pokrovsk và Konstantinovka.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống18/07/2025

1.jpg
Trong khi một số chuyên gia phương Tây đang bàn luận về tình trạng “yếu kém” của lực lượng không quân chiến thuật Nga, thì một số nhà phân tích khác lại thống kê số lượng dấu vết của các hố bom, do máy bay chiến đấu Nga thả xuống giữa các thành phố Pokrovsk và Konstantinovka ở Donetsk, trong hai tháng vừa qua.
2.jpg
Với sự trợ giúp phần mềm và trí tuệ nhân tạo (AI), có thể đọc chính xác các bức ảnh vệ tinh có độ nét cao. Đánh giá khung cảnh giữa các thành phố Pokrovsk và Konstantinovka, trông gần như trên “mặt trăng” với vô số hố bom. Điều này đã hoàn toàn làm lu mờ mọi suy nghĩvề sự “yếu kém” của lực lượng không quân chiến thuật Nga, trong thời gian gần đây.
3.jpg
Theo tính toán thu được trong quá trình nghiên cứu ảnh vệ tinh, video và các tài liệu khác, trong khoảng thời gian nêu trên, khoảng 1.700 dấu vết đặc trưng trên mặt đất, do các cuộc tấn công của bom phá (FAB), có trọng lượng từ 250 kg trở lên, được máy bay chiến đấu Nga ném xuống đã xuất hiện.
4.jpg
Với số lượng hố bom như vậy trong một khu vực, cho thấy khoảng 28 quả bom như vậy đã được thả xuống các khu vực mục tiêu được chỉ định trên mặt trận mỗi ngày. Đây chủ yếu là bom nổ phá với mô-đun UMPK, được thả từ máy bay chiến đấu Nga, từ cách xa khu vực mục tiêu khoảng 60km.
5.jpg
Mật độ hố bom trên mặt đất như vậy, cho thấy ít nhất 10 phi vụ đã được lực lượng không quân chiến thuật Nga (chủ yếu là tiêm kích bom Su-34) thực hiện mỗi ngày, chỉ để tấn công khu vực được quan sát trong nghiên cứu.
6.jpg
Điều này cho thấy sự hiện diện của thế chủ động chiến thuật từ phía Nga so với Ukraine, và đang dần phát triển thành thế chủ động tác chiến. Ở các khu vực khác trên mặt trận, bức tranh sẽ không khác biệt nhiều, điều này khẳng định kết luận về lợi thế của quân đội Nga so với quân đội Ukraine.
7.jpg
Còn trang Military Review của Nga cho biết, máy bay tiêm kích bom Su-34 đã tấn công các mục tiêu của quân đội Ukraine ở thị trấn Orekhov bằng bom FAB có điều khiển. Điều này cho thấy hệ thống phòng không mặt trận của quân đội Ukraine đang hoạt động kém hiệu quả.
8.jpg
Theo thông tin tình báo, lực lượng tiếp viện của AFU được chuyển đên thị trấn Orekhov, tỉnh Zaporizhia. Ngay sau đó, một cuộc không kích từ máy bay chiến đấu Nga đã được thực hiện vào khu trú quân tập kết, sử dụng bom lượn có điều khiển UMPK. Mục tiêu đã bị đánh trúng.
9.jpg
Quân tiếp viện của AFU đã được chuyển đến Orekhov, với mục đích đẩy lùi quân Nga khỏi Orekhov và khỏi tuyến Malye Shcherbaki-Stepovoye-Kamenskoye. Trước đó, cụm quân Dnepr của RFAF đã vượt sông Yanchekrak và chiếm làng Kamenskoye, nằm ở phía bắc tỉnh Zaporozhye.
10.jpg
Việc lực lượng không quân chiến thuật Nga hoạt động mạnh ở khu vực tiền tuyến, đã nói lên rất nhiều điều. Ví dụ trước đây, do hoạt động mạnh của lực lượng phòng không AFU, máy bay ném bom Nga rất hiếm khi sử dụng bom UMPK từ khoảng cách khoảng 70-80 km gần tiền tuyến, thì giờ đây ngày càng có nhiều trường hợp sử dụng như vậy được ghi nhận.
11.jpg
Và không chỉ Orekhov, máy bay chiến đấu Nga còn ném bom sâu vào các khu vực Zaporozhye, Kharkov, Kherson, Shostka, Krivoy Rog, Slavyansk và một số thành phố khác. Tất cả những điều này có thể cho thấy cả sự chuyên nghiệp ngày càng tăng của của lực lượng không quân chiến thuật Nga, cũng như việc cải tiến của vũ khí.
3-1485.jpg
Nhưng điều quan trọng nữa là hệ thống phòng không mặt trận của AFU đã trở nên kém hiệu quả hơn nhiều so với một hoặc hai năm trước. Có lẽ đang thiếu tên lửa cho hệ thống phòng không, cũng như thiếu quân số được huấn luyện chuyên sâu về chiến đấu phòng không.
13.jpg
Nhưng điều đó không có nghĩa là máy bay chiến đấu của Nga có thể "bay qua đầu địch một cách an toàn". Nên nhớ là lực lượng phòng không tiền tuyến của AFU, hiện có rất nhiều tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) hiện đại, và nguồn cung cấp của chúng vẫn chưa dừng lại.
14.jpg
Do vậy, lực lượng không quân chiến thuật của Nga cũng chỉ dám thả bom lượn ở cách khu vực chiến tuyến từ 40 km trở lên. Với cự ly như vậy, hoàn toàn nằm ngoài tầm hỏa lực của các loại vũ khí phòng không dã chiến (kể cả Buk-M1) của AFU.
15.jpg
Còn các vũ khí phòng không có thể bắn hạ máy bay Nga ở cự ly như vậy, chỉ còn Patriot, nhưng hiện rất hiếm và được AFU ưu tiên bảo vệ khu vực yếu địa. Tuy nhiên máy bay Nga cũng không dám bay trên đầu mục tiêu, thực hiện phương pháp ném bom không điều khiển theo kiểu bổ nhào, như vậy sẽ dễ bị MANPAD của AFU bắn hạ như giai đoạn đầu của cuộc chiến. (nguồn ảnh Military Review, Ukrinform, Kyiv Post). https://topwar.ru/267915-bombery-nanesli-udar-fabom-po-protivniku-v-orehove-stanovitsja-li-frontovaja-pvo-vsu-menee-jeffektivnoj.html https://topcor.ru/61989-na-zapade-podschitali-sledy-aviabomb-mezhdu-pokrovskom-i-konstantinovkoj-na-donbasse.html

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/suc-manh-khong-quan-nga-bi-nghi-ngo-moscow-ngay-lap-tuc-cho-thay-ai-lam-chu-bau-troi-post1555628.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm