Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTân Cảng Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm chuyển...

Tân Cảng Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh


Hội nghị thường niên VPA 2023 – đẩy mạnh hợp tác để phát triển bền vững

Tham dự hội nghị lần này có ông Lê Đỗ Mười – Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ông Bùi Thiên Thu – Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa, bà Nguyễn Thị Hoàng – Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai, ông Trần Thượng Chí – Giám đốc Sở giao thông vận tải Bà Rịa Vũng Tàu, Nguyễn Cao Lục – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng khoảng hơn 500 đại biểu là giám đốc, quản lý cấp cao đến từ 81 cảng thành viên và đại diện từ hiệp hội, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị ngành khai thác cảng.

Hội nghị thường niên là dịp để các thành viên Hiệp hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cảng biển đồng thời nêu kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương. Tại hội nghị VPA 2023, các cảng thành viên đã cùng nhau đánh giá cơ hội và thách thức của ngành cảng biển Việt Nam trong năm tiếp theo, trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những ý kiến về các vấn đề cấp thiết của ngành cảng biển như quy hoạch, đầu tư, hợp tác để phát triển cảng bền vững, quản lý cảng, chuyển đổi số, vận hành an toàn và bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.

Tân Cảng Sài Gòn tập trung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Xu hướng phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải, bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu, nhằm hướng tới một nền kinh tế hài hòa, thân thiện với môi trường, đảm bảo an sinh cho mọi đối tượng trong xã hội. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng rất quyết tâm triển khai các hành động nhằm hiện thực hóa cam kết mức phát thải ròng bằng “0” tại COP26, cũng như phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, “Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam với mục tiêu chung là hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”. Ngành logistics nói chung và cảng biển nói riêng cũng đã có những chiến lược hành động chung tay vào quá trình xanh hóa ngành, với các chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, đề án phát triển cảng xanh… Trong đó, chuyển đổi số và tự động hóa đang là những xu hướng thúc đẩy quá trình xanh hóa, phát triển bền vững không chỉ của ngành logistics, cảng biển mà còn của cả nền kinh tế. Dự kiến đến sau năm 2030, tiêu chí “cảng xanh” trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam được áp dụng bắt buộc.

Với vị thế là nhà khai thác cảng hàng đầu tại Việt Nam, TCSG đã và đang triển khai rất nhiều giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại 16 cơ sở cảng trải dài tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cùng hệ thống 7 ICD hỗ trợ kết nối. Tân Cảng – Cát Lái và Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) là một trong những cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC. Trong năm 2023, TCSG cũng đã vinh dự đón nhận giả thưởng Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – giải thưởng vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hướng đến phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

TCSG không ngừng khẳng định vị thế tại khu vực Cái Mép – Thị Vải

Cụm cảng Cái Mép của Việt Nam nằm trong TOP 12 cảng biển hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Với sứ mệnh kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, TCSG sở hữu ba cảng nước sâu với ba lợi thế khác nhau tại Cái Mép – Thị Vải.

●Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) là đối tác hàng đầu của hãng tàu và liên minh hãng tàu. TCIT hiện đang nắm giữ 35% thị phần tại khu vực Cái Mép – Thị Vải , với 10 tuyến dịch vụ quốc tế hàng tuần kết nối với các cảng ở Bắc Mỹ, Canada, châu Âu và Nội Á.

●Cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCCT) khẳng định năng lực vượt trội trong tiếp nhận tàu hàng điện gió. Là cảng nước sâu đầu tiên của Việt Nam, có khả năng tiếp nhận các tàu biển có trọng tải tới 160.000 DWT, TCCT đã trở thành đơn vị đi đầu trong dịch vụ logistics chuyên biệt về hàng siêu trường siêu trọng tại khu vực phía Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung.

●Cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải (TCTT) đẩy mạnh hợp tác, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng kết nối, phối hợp cùng các cơ quan ban ngành đơn giản hóa thủ tục…để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hãng tàu, nhằm góp phần xây dựng cụm cảng nước sâu Cái Mép không chỉ là Cảng quan trọng đối với hàng hóa XNK Việt nam mà còn là điểm trung chuyển Quốc tế hấp dẫn của khu vực.

Bên cạnh hệ thống cảng biển trải dài khắp cả nước, TCSG cũng đã mở rộng sự hiện diện chiến lược thương hiệu của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm dịch vụ logistics, vận tải biển và các ngành kinh tế biển, cũng như giáo dục – đào tạo.  TCSG cam kết tích hợp công nghệ thông tin vào tất cả các dịch vụ của mình, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, tập trung cho các chiến lược phát triển bền vững trong tương lai, khẳng định vị thế là nhà khai thác cảng hàng đầu trong khu vực đồng thời là doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số trong ngành khai thác cảng./.

 



Nguồn

Cùng tác giả

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba

Tối 22/10 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023 tổ chức trao giải cho các tập thể, cá...

Thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nêu rõ: Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã...

Chốt danh sách 22 nữ cầu thủ tham dự Vòng loại 2 Olympic Paris 2024

Chủ nhật, 22/10/2023 21:31 (GMT+7) ...

Tự hào ngày lễ tốt nghiệp và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân năm 2023

Buổi lễ có sự hiện diện của PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Vũ Đình Ngọ, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Đinh Văn Châu, Quyền Hiệu trưởng; TS Nguyễn Lê Cường, Phó Hiệu trưởng; TS Dương Trung Kiên,...

Nguồn bổ sung nước chưa ổn định, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo khẩn

Trong đó, báo cáo có đề xuất 5 nhiệm vụ nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước. Đó là:  Đôn đốc các nhà đầu tư tập trung nguồn lực khẩn trương hoàn thành...

Tin cùng chuyên mục

Loại đá quý nằm sâu nhất trong lòng đất

Kim cương và đá peridot là hai loại đá quý có thể cạnh tranh danh hiệu đá quý hình thành ở sâu nhất dưới bề mặt Trái Đất. Kim cương hình thành trong lớp phủ cách đây hàng tỷ...

Sử dụng pin sạc dự phòng đúng cách để hạn chế nguy cơ cháy nổ

Đối với những người có công việc thường xuyên di chuyển và phải sử...

Tai nghe TWS Vivo Air 2 sở hữu pin nghe nhạc liên tục 6 giờ

Vivo Air 2 sở hữu thiết kế in-ear dạng cuống, không có đệm tai...

Sinh viên làm phao cứu hộ tự tìm vị trí người bị nạn

Hai sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) chế tạo phao cứu hộ tự tìm người bị nạn bằng giao tiếp giữa phao và vòng đeo tay sử dụng công nghệ GPS. Sản...

Khí quyển Trái Đất nặng tới đâu?

Các nhà nghiên cứu tính toán khí quyển của Trái Đất nặng khoảng 5,15 x 10^18 kg, gấp gần một tỷ lần Đại kim tự tháp Giza. Khí quyển Trái Đất bao gồm nhiều lớp với nhiệt độ và...

FPT Shop mở bán Apple Watch Series 9, Ultra 2

SGGPO 22/10/2023 12:02 Apple Watch Series 9, Ultra 2 chính hãng đã chính thức lên kệ sớm tại FPT Shop, tất cả khách hàng chọn mua sản phẩm tại hệ thống sẽ hưởng ưu đãi giảm đến...

Cận cảnh xe máy điện Infinite Machine P1

Infinite Machine P1 sở hữu một dãy lưới tản nhiệt thiết kế theo lối...

Những động vật lặn sâu nhất thế giới

5 loài động vật lặn sâu nhất hành tinh gồm các loài thuộc nhóm động vật có vú, chim, bò sát, cá voi với độ sâu lớn nhất đạt gần 3.000 m. 500 m - Chim cánh cụt hoàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất