Trang chủNewsThời sựTăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm...

Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 – 2025

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 – 2025.
Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025- Ảnh 1.

 

Các địa phương tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 – 2025.

Chỉ thị nêu: Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao, đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Đội ngũ nhà giáo tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, được tuyển dụng, từng bước bảo đảm về số lượng và chất lượng; hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường. Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số bất cập cần sớm được khắc phục như: đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương; thiếu trường, lớp học ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; tỷ lệ trường đạt chuẩn và tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học ở một số nơi còn thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu còn chưa bảo đảm.

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 với phương châm: Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm; Thầy cô giáo là động lực; Nhà trường làm bệ đỡ; Gia đình là điểm tựa; Xã hội là nền tảng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách trình các cấp thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền để tạo hành lang pháp lý cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là chất lượng giáo viên ở tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo, cả công lập và ngoài công lập.

Thu gọn các điểm trường lẻ

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, giáo dục khuyết tật; điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học; thu gọn các điểm trường lẻ, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi nhất cho trẻ em, học sinh và người dân; phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.

Tăng cường trách nhiệm quản lí nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương theo đúng quy định, bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng sách giáo khoa cho năm học mới 2024 – 2025; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, giảm áp lực, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.

Đẩy mạnh mô hình đào tạo không vì lợi nhuận bậc đại học

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm gắn với nâng cao chất lượng; đẩy mạnh tự chủ đại học, nhất là tự chủ về tài chính; thực hiện tự chủ theo hướng thực chất gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; chuẩn bị tốt cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2025; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học; đẩy mạnh mô hình đào tạo không vì lợi nhuận bậc đại học; tăng cường phát triển các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Triển khai hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.

Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, nhất là phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát số lượng biên chế giáo viên để đề xuất Trung ương bổ sung biên chế ngành Giáo dục, nhất là giáo viên mầm non năm học 2024 – 2025 theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc tuyển dụng biên chế giáo viên được cấp có thẩm quyền giao và có giải pháp phù hợp, hiệu quả khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đôn đốc địa phương thực hiện tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” nhưng phải phù hợp thực tiễn địa phương và hiệu quả trong việc bố trí.

Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách Trung ương chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Đáp ứng nhu cầu học tập 2 buổi/ngày

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp cơ sở giáo dục, điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học, giảm các điểm trường lẻ, tăng các trường bán trú, nội trú gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp điều kiện thực tế địa phương, bảo đảm thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, học sinh học 2 buổi/ngày; dành quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục khi quy hoạch khu đô thị mới. Chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp; tăng số trường bán trú và nội trú, tạo thuận lợi hơn cho học sinh và phụ huynh học sinh nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục thường xuyên, tạo sự chuyển biến rõ nét về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông. Rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện tuyển dụng giáo viên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, trường hợp chưa tuyển đủ giáo viên thì bố trí nguồn lực để hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ; nghiên cứu có cơ chế, chính sách để thu hút giáo viên đến công tác và gắn bó lâu dài tại địa phương.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phân bổ nguồn lực, thực hiện hiệu quả các tiểu dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến giáo dục, đào tạo; bảo đảm định mức kinh phí chi thường xuyên theo quy định để các cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động dạy và học. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư.

Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục việc thực hiện về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học bảo đảm đúng quy định.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan chức năng tại địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em, học sinh nội trú, bán trú.

Tăng cường triển khai hiệu quả, mạnh mẽ hơn nữa chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn; chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm, bảo đảm yêu cầu, hiệu lực, hiệu quả.

Phương Nhi – Chinhphu.vn

Nguồn:https://baochinhphu.vn/tang-cuong-cac-dieu-kien-bao-dam-thuc-hien-hieu-qua-nhiem-vu-nam-hoc-2024-2025-102240904155304574.htm

Cùng chủ đề

Hơn 920.000 học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Lễ khai giảng năm học 2024-2025 được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, ý nghĩa và tuyệt đối an toàn với đầy đủ các các nghi thức truyền thống. Với chủ đề: “Sáng tạo-Kết nối-Chia sẻ-Phát triển bền vững”, trong năm học này ngành giáo dục Nghệ An đã đưa ra ba nhiệm vụ và giải pháp đột phá phát triển. Đó là bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển giáo dục vùng...

25 trường đại học chốt điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 2024

Dưới đây là điểm chuẩn xét tuyển bổ sung của 25 trường đại học trên cả nước:STTTrườngXét điểm tốt nghiệp THPTXét học bạXét điểm thi đánh giá năng lực1 Đại học Mở TP.HCM16  2Đại học Thủ Dầu Một 15 - 2018 - 21550 - 6003Đại học Quy Nhơn17 - 2518 - 28,25 4Đại học Phenikaa 17 - 22,521 - 27- 70/150 (Đại học Quốc gia Hà Nội)- 50/100 (Đại học Bách khoa Hà Nội)5Học viện Hàng không Việt Nam18 - 2018 - 23 6Đại...

Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 90/CĐ-TTg về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang,...

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 30-35 nền kinh tế lớn

Thủ tướng yêu cầu phải đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Ngày 9.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang

Sáng 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang - một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, thiên tai.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó thiên tai tại xã bị cô lập của Bắc Giang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại Bắc Giang, Thủ tướng...

Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Đến sáng 9/9, gần như 100% các cửa hàng xăng dầu Petrolimex tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh - những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất sau cơn bão số 3 (Yagi) - đã khắc phục xong các sự cố, hoạt động ổn định trở lại để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Sáng 8/9, ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và ông...

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

(Chinhphu.vn) - Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.     Sáng 9/9/2024 đã xảy ra sự cố sập nhịp cầu Phong Châu qua sông Thao trên địa...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Mozambique

(Chinhphu.vn) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân tại Lễ đón Sáng 9/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Phố cổ Hội An: nơi con phố kể chuyện, mỗi bước chân là ký ức

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/pho-co-hoi-an-noi-con-pho-ke-chuyen-moi-buoc-chan-la-ky-uc-19495.htm

Bài đọc nhiều

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam chung tay vì người nghèo trên khắp Việt Nam

Với phương châm “Gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, LPBank đã và đang khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện, thể hiện tinh thần sẻ chia và phụng sự cộng đồng. Trên hành trình phát triển bền vững, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã luôn thể hiện thành công của một doanh nghiệp không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng mà còn...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

(Trực tiếp) Mưa lũ miền Bắc: Lào Cai nước rút dần, cả thành phố dọn bùn, rác

(Dân trí) - Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ vẫn đang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Nước sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình và sông Hồng đều đang dâng cao. 26 phút trước Thủ tướng hoãn họp Chính phủ, trực tiếp tới Bắc Giang chỉ đạo ứng phó, khắc phục lũ lụt Sáng 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định hoãn họp Thường trực Chính phủ...

Cảnh báo 10 quận nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ

Dự báo Hà Nội tiếp tục có mưa dông nhiều nơi, người dân các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đến Nam Từ Liêm cần lưu ý khi tham gia giao thông đặc biệt khi nhiều tuyến còn ngổn ngang cây đổ, cành gãy.     Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn rạng sáng phát sáng 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến nội thành có thể ngập từ 10-20cm. Trong đó, một số tuyến có thể ngập...

Nước sông Hồng dâng rất nhanh, người Hà Nội “chạy ngập” xuyên đêm

(Dân trí) - Trong đêm 9/9, nước sông Hồng dâng nhanh gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội đảo lộn. Người dân hối hả "chạy ngập" xuyên đêm, sơ tán tài sản đến nơi an toàn. Nước sông Hồng dâng rất cao, người dân Hà Nội hối hả "chạy ngập" trong đêm (Video: Mạnh Quân) Tối 9/9, mực nước tại sông Hồng liên tục tăng nhanh khiến nhiều khu vực gần...

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Khẩn trương di dời người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

Từ đêm 9/9 đến sáng 10/9, nhiều hộ dân sinh sống quanh khu vực ven sông Hồng ở phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) đã phải di chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn.   Sáng 10/9, nước sông Hồng dâng cao, làm ngập úng nhiều nơi, khiến cuộc sống của nhiều hộ dân tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình như từ đêm qua (9/9) đến sáng nay (10/9), nhiều hộ...

Còn 124 vị trí tắc đường, sạt lở do mưa lũ trên quốc lộ

Cục Đường bộ VN đang chỉ đạo các đơn vị tập trung khắc phục 124 điểm ùn tắc, sạt lở do mưa lũ bão số 3.   Trong báo cáo nhanh thiệt hại và công tác khắc phục do mưa bão số 3 gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN cho biết, đến 9 giờ sáng nay (10/9), giao thông trên các tuyến quốc lộ chính yếu cơ bản thông suốt, liên tục và an toàn. Trong ngày 9/9, tại Km180+650, quốc...

Tạm cấm cầu Vĩnh Phú xử lý vật thể mắc kẹt

 Tàu và sà lan mắc kẹt vào chân cầu Vĩnh Phú. (Nguồn ảnh: vietnamplus.vn) ...

Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tất cả các cơ quan, lực lượng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải tích cực, chủ động nắm tình hình, phản ứng kịp thời khi tình...

Những điều đáng chú ý về cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Harris

Cuộc tranh luận tối nay theo giờ địa phương (10/9) sẽ là lần đầu tiên ông Trump và bà Harris - hai ứng cử viên của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ - cùng đứng trên một sân khấu. Cả hai chưa từng trực tiếp đối đầu nhau.  Cuộc tranh...

Mới nhất

Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tất cả các cơ quan, lực lượng trên cơ sở...

Số lần tập bụng trong tuần để có cơ bụng 6 múi

Việc xây dựng và duy trì cơ bụng săn chắc giúp hỗ trợ cột sống, thúc đẩy tư thế tốt và lưng khỏe. Điều này cũng cải thiện sự cân bằng, quá trình tập luyện và các hoạt động hàng ngày.Vì vậy, nên cố gắng tập cơ bụng 2-3 lần/tuần để đạt mục tiêu cơ bụng 6 múi....

Chiều nay, nhiều trường ở Hà Nội cho nghỉ học sớm trước cảnh báo mưa to, ngập lụt

Mới đây, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) phát thông báo, cho học sinh toàn trường nghỉ học từ 13h30 chiều 10/9. Quyết định này nhà trường đưa ra căn cứ vào thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội và nhằm...

(Trực tiếp) Lũ sông Thao vượt mức lịch sử, nước sông Hồng dâng cao ảnh hưởng một số vùng ở Hà Nội

NDO - Nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang bị ngập lụt nghiêm trọng, Yên Bái công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. Sáng nay, nước sông Hồng dâng cao đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ tại quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ (Hà Nội), cơ quan chức năng đã cấm một số phương...

Những điều đáng chú ý về cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Harris

Cuộc tranh luận tối nay theo giờ địa phương (10/9) sẽ là lần đầu tiên ông Trump và bà Harris - hai ứng cử viên của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân...

Mới nhất

Giá rau xanh tăng sau bão