Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTên lửa mạnh nhất hành tinh đạt bước tiến...

Tên lửa mạnh nhất hành tinh đạt bước tiến mới trước khi nổ


MỹHệ thống tàu Starship của SpaceX cất cánh thành công hôm 18/11 và bay xa hơn lần thử đầu tiên nhưng cuối cùng phát nổ trên vịnh Mexico.

Tên lửa mạnh nhất hành tinh đạt bước tiến mới trước khi nổ

Hệ thống tàu Starship phát nổ trong lần bay thử thứ hai. Video: WSJ

Hệ thống tàu Starship bay xa hơn nhiều so với lần bay đầu tiên hồi tháng 4/2023. Tên lửa đẩy và tàu vũ trụ rời khỏi bệ phóng vào 19h ngày 18/11 theo giờ Hà Nội, trong đó Super Heavy khai hỏa tất cả 33 động cơ Raptor. Khoảng 2,5 phút sau khi cất cánh, tên lửa Super Heavy dùng hết phần lớn nhiên liệu và quá trình tách rời diễn ra. Tuy nhiên, quá trình đó kết thúc với việc động cơ đẩy Super Heavy cao 70,7 m bị phá hủy, nổ tung thành quả cầu lửa phía trên vịnh Mexico.

Tàu Starship ở tầng thứ hai sử dụng 6 động cơ của chính nó để tiếp tục đạt tốc độ cao hơn. SpaceX hướng tới phóng tàu vũ trụ ở gần vận tốc quỹ đạo (28.000 km/h). Tuy nhiên, tàu Starship tự phát nổ trước khi đạt độ cao mục tiêu. Việc liên lạc với động cơ đẩy của Starship đã bị trục trặc, dẫn đến kích hoạt thuật toán tự hủy sau đó.

Nguyên nhân gốc rễ dẫn tới thất bại của tên lửa Super Heavy chưa được làm rõ. Tuy nhiên, vụ nổ tên lửa đẩy xảy ra sau giai đoạn mang tên “hot staging” mà SpaceX thử nghiệm lần đầu tiên hôm 18/11. Phương pháp này được sử dụng để tách tàu Starship và tên lửa Super Heavy sau khi cất cánh. Elon Musk, giám đốc điều hành SpaceX, cho biết hot staging là phần rủi ro nhất trong chuyến bay và công ty sẽ đánh giá nhiệm vụ thành công nếu Starship vượt qua giai đoạn đó. Nhưng sau giai đoạn hot staging, tên lửa đẩy Super Heavy rơi mất kiểm soát và phát nổ trên vịnh Mexico. Trước đó, SpaceX hy vọng có thể tái kích hoạt động cơ của Super Heavy để điều khiển tên lửa hạ cánh có kiểm soát.

Ban đầu, tàu vũ trụ Starship tiếp tục di chuyển sau khi tách ra. Khoảng 8 phút sau lúc cất cánh, tàu Starship gần kết thúc việc đốt động cơ giúp phương tiện bay lên quỹ đạo Trái Đất. Nhưng SpaceX xác nhận họ mất tín hiệu video với tàu Starship không lâu sau. Khoảng 11,5 phút sau lúc cất cánh, công ty thông báo mất dữ liệu, chứng tỏ tàu Starship không bay như dự kiến. Hệ thống hủy bay trên tàu được kích hoạt để ngăn phương tiện chệch hướng, kết thúc sớm chuyến bay thử nghiệm.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, tàu Starship sẽ tiếp tục tăng tốc vào không gian. Con tàu sẽ hoàn thành gần một vòng bay quanh Trái Đất và hạ cánh xuống Thái Bình Dương gần Hawaii. Hoạt động tự hủy không lâu sau khi cất cánh của phương tiện rất giống lần phóng đầu tiên hồi tháng 4. Trong chuyến bay thử nghiệm đó, vài động cơ của Super Heavy không hoạt động và tên lửa bắt đầu rơi mất kiểm soát. SpaceX buộc phải kích hoạt hệ thống tự hủy, khiến cả hai tầng nổ tung trên vịnh Mexico.

SpaceX mất vài tháng để phục hồi sau sự cố. Công ty buộc phải xây lại bãi phóng bị vỡ thành nhiều mảnh do lực khổng lồ khi tên lửa khai hỏa động cơ. Họ cũng cập nhật cả tàu Starship và tên lửa Super Heavy. SpaceX thường gặp sự cố ở giai đoạn đầu phát triển tên lửa. Từ lâu, công ty duy trì đường lối học hỏi cách chế tạo tên lửa nhanh và rẻ hơn thông qua quá trình “thử và lỗi” thay vì dựa vào thử nghiệm trên mặt đất và mô hình vi tính.

NASA đầu tư tới 4 tỷ USD vào hệ thống tên lửa với mục tiêu sử dụng tàu Starship để chở phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis III, dự kiến diễn ra sớm nhất năm 2025. Nhiệm vụ hướng tới đưa con người quay lại Mặt Trăng lần đầu tiên sau 5 thập kỷ. Thất bại lần này có thể trì hoãn quá trình phát triển Starship và những nhiệm vụ quan trọng đi kèm với nó.

Khi chính thức cất cánh, Starship sẽ vượt qua tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) của NASA (từng phóng thành công trong nhiệm vụ Artemis 1 hồi tháng 11 năm ngoái) để đoạt danh hiệu tên lửa mạnh nhất thế giới. Starship có thể chở 165 tấn lên quỹ đạo Trái Đất trong mỗi nhiệm vụ ở cấu hình tái sử dụng. 33 động cơ Raptor của Super Heavy tạo ra khoảng 16,5 triệu tấn lực đẩy khi cất cánh, gần gấp đôi siêu tên lửa giữ kỷ lục trước đó là SLS.

An Khang (Theo CNN)




Source link

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nhà khoa học cần công bố quốc tế?

Bài báo khoa học là bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu nhằm công bố kết quả công khai, là một trong tiêu chí quan trọng đánh giá xếp hạng nhà khoa học, giá trị thương hiệu...

Đẩy mạnh áp dụng giải pháp số để nâng chất phục vụ người dân

Tại hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc mới đây, TPHCM được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) trao giải thưởng ASOCIO 2023 cho hạng mục Chính...

Bất ngờ xuất hiện hình ảnh ô tô do Xiaomi sản xuất

Dòng xe này bao gồm hai phiên bản (Xiaomi SU7...

Ra mắt ổ cứng SSD T5 Evo nhà Samsung

Sản phẩm sở hữu kích thước 95 x 40 x...

Giới thiệu Lambretta X300 SR 2024 với giá 104 triệu đồng

Lambretta X300 SR 2024 xuất hiện với 3 tùy chọn...

Cùng tác giả

Giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng 10%

Viện phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHT) được điều chỉnh tăng khoảng 10%, trong đó giá một lần khám tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I là 42.100 đồng. Khung giá này được áp...

Cựu tổng thống Brazil bị điều tra vì quấy rầy cá voi

Cựu tổng thống Brazil Bolsonaro bị điều tra với cáo buộc quấy rầy một con cá voi lưng gù khi phóng môtô nước cách con vật khoảng 15 m. Truyền thông Brazil cuối tuần trước đưa tin Cơ quan...

HLV Iraq họp báo trước trận đấu Việt Nam

Hà NộiTừ 11h hôm nay, HLV tuyển Jesus Casas trả lời các câu hỏi của truyền thông về sự chuẩn bị của tuyển Iraq cho trận gặp chủ nhà Việt Nam trên SVĐ Mỹ Đình tại vòng loại...

Trang phục lấy cảm hứng từ toán học

Nhà thiết kế Cường Đàm tung bộ ảnh thời trang lấy cảm hứng từ toán học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cường Đàm mời bố mẹ - hai giáo viên của THCS Từ Sơn, Bắc Ninh - làm...

Truyền thống để bò giẫm lên người để lấy may ở Ấn Độ

Người Ấn Độ tin rằng để bò giẫm lên người trong lễ hội ánh sáng Diwali sẽ mang lại may mắn suốt năm. Truyền thống được nhiều du khách trên thế giới đánh giá là độc đáo và kỳ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất