Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThay đổi ngoạn mục nhờ dạy học lấy học sinh làm trung...

Thay đổi ngoạn mục nhờ dạy học lấy học sinh làm trung tâm


Trường học hạnh phúc: Tương lai của chúng ta

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôi trường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục. Trước đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng nhấn mạnh quan điểm: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Điều đáng mừng là bên cạnh những mảng tối của giáo dục trong năm 2023 như vấn nạn bạo lực học đường, tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan khiến những ai quan tâm đến giáo dục có cảm giác bất an thậm chí bất lực, thì đâu đó, vẫn có những ngôi trường, những người thầy, người cô đang nỗ lực tạo dựng cho được môi trường giáo dục hạnh phúc cho các học sinh của mình. Báo Nhà báo & Công luận số Tết Dương lịch 2024 xin được giới thiệu một vài trong số những nỗ lực tạo dựng “trường học hạnh phúc”, những mô hình thiết nghĩ nên được đúc kết và nhân rộng, bởi chúng không chỉ chữa lành những hoang mang mà còn mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho giáo dục nước nhà.

10 năm cho một lối đi

Tâm sự với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Nguyễn Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm kể: Năm 1993 khi thành lập hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm ông đã sai lầm khi cho rằng, trường học chân chính là trường học đào tạo ra nhiều học sinh giỏi, thành công của giáo dục là đào tạo nên những học sinh giỏi, những nhân tài. Ở thời điểm đó, đại đa số phụ huynh đều mong con họ học giỏi. Nhiều người sẵn sàng cho con đòn roi, tạo áp lực thậm chí dùng những lời chửi mắng thậm tệ vì con không học giỏi như bố mẹ mường tượng.

Ở trường, các giáo viên lại nuôi dưỡng ước mơ đào tạo được nhiều học sinh giỏi, ước mơ mình trở thành giáo viên giỏi, mình nổi tiếng vì có nhiều học sinh đạt nhiều giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia. “Áp lực, bạo lực học đường từ đó sinh ra. Ép học trò học, coi trò nào cũng có thể giỏi được hết, nếu không được thì chỉ vì lười và dốt. Chúng bị ăn đòn, ăn mắng, chịu sỉ nhục cũng chỉ vì những mong muốn trên” – thầy Hòa kể.

thay doi ngoan muc nho day hoc lay hoc sinh lam trung tam hinh 1

Thầy Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Không có học sinh hư, thầy cô phải có niềm tin vào học trò

TS. Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nêu quan điểm, không có có học sinh hư. Thầy, cô giáo, nhà trường phải có niềm tin vào học trò. Xây dựng Trường học hạnh phúc phải vì sự tiến bộ của con người, sự phát triển của bản thân thầy, cô giáo, học trò; mà ở đó hiệu trưởng có sứ mệnh đặc biệt quan trọng.

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là trường tư thục, ngay một hiệu trưởng như thầy Hòa cũng mang trong mình mong muốn được tuyển sinh nhiều học sinh và tuyển được nhiều học sinh chất lượng. Ông từng tham vọng xây dựng trường của mình theo hình mẫu của trường công, chỉ như thế mới khiến phụ huynh yên tâm để gửi con em. Phải mất 10 năm như vậy, ngôi trường tư thục này loay hoay tìm cho mình một lối đi nhưng kết quả lại không như mong muốn.

Học và làm được theo cách dạy học, quản lý của trường công nhưng không ổn. Có quá nhiều vấn đề nảy sinh như vấn đề an toàn trường học, bạo lực học đường. Việc tổ chức đi học cả ngày càng thêm rắc rối. Trong khi, học sinh trường tư đầu vào “dưới chuẩn”. Các em lười học, ham chơi, nghịch ngợm, gây gổ, kéo bè kéo cánh đánh nhau rồi yêu đương… Thầy cô giáo phải đánh vật với học sinh từ sáng đến tối, nhất là trong lớp có nhiều “học sinh cá biệt”. Các thầy cô căng thẳng, nhiều thầy cô không trụ được phải bỏ trường, bỏ nghề” – thầy Hòa thổ lộ.

Mọi người đã cố gắng hết mình nhưng hằng ngày vị hiệu trưởng này đã phải chứng kiến bao cảnh học sinh “quậy phá”, không chịu học hành, đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau với cô giáo. Cô giáo bị xúc phạm, kiện thầy hiệu trưởng, đòi trả lại danh dự, xin nghỉ việc. Thầy hiệu trưởng bị cha mẹ học sinh kiện, thành “tội đồ” trước những kỳ vọng về con cái của cha mẹ học sinh. Trong mớ bòng bong đó, thầy Hòa đã từng nhiều lần phải thốt lên “đời hiệu trưởng sao khổ thế!”.

Việc đối phó với áp lực từ phụ huynh mong con đến trường được giỏi giang, thành tài, nhà trường, thầy cô đã thi hành biện pháp với quá nhiều qui chế, qui định ngặt nghèo, kỷ luật hà khắc vì chạy theo quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Trẻ đến trường chịu áp lực, chán chường, phá bĩnh. “Tôi phải hằng ngày xử lý trực tiếp các tình huống khó khăn. Tôi nhanh chóng bạc trắng đầu” – thầy Hòa thổ lộ.

Đến nỗ lực “làm cho các con vui vẻ, yêu trường, yêu thầy cô”

 Đứng trước quá nhiều vấn đề đặt ra tưởng như không lối thoát, thầy Hòa bắt đầu nhận ra những hạn chế trong cách tiếp cận giáo dục của nhà trường nên ông bắt đầu thay đổi.

Ông đã thuyết phục các thầy cô giáo không kêu ca, chê bai học sinh, không nhìn học trò theo điểm số, không tạo áp lực hơn nữa cho học trò mà vui vẻ, tự tạo ra bầu không khí thân thiện, yêu thương trong nhà trường và mỗi lớp học.

Ông đã động viên các thầy cô phải làm sao cho mỗi học trò, bất kể thế nào phải tiến bộ hơn so với chính các em, làm sao để cha mẹ học sinh hài lòng, tin tưởng.“Tôi an ủi mình và các thầy cô, học trò của mình có thế thôi, trường mình hiện thời cũng chỉ được thế thôi. Không nên tự giày vò mình, vấn đề là phải làm cho các con vui vẻ, yêu trường, yêu thầy cô, có niềm vui đến trường thì học hành mới tiến bộ” – thầy Nguyễn Văn Hòa kể.

Dần dần các thầy cô trong nhà trường đều nhận ra, học tập chỉ là một trong rất nhiều năng lực của con người. Có thể học kém – bây giờ gọi là “có khó khăn trong học tập bộ môn…” nhưng không có đứa trẻ nào là yếu kém. Các em học sinh còn ẩn chứa nhiều năng lực khác nữa, đó là những mỏ vàng tiềm ẩn trong mỗi em mà giáo dục chưa khám phá. Người thầy, nhà trường cần làm sao cho học sinh phát lộ và phát huy được năng lực đó để các em trở thành điểm sáng. Điều này chính là nhiệm vụ của thầy cô, sứ mệnh của nhà giáo.

thay doi ngoan muc nho day hoc lay hoc sinh lam trung tam hinh 2

Giáo dục vì sự tiến bộ của mỗi học sinh đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi cho Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cũng từ đó, tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn ép học trò học. Trái lại thầy cô yêu thương trẻ, hiểu mỗi học sinh của mình, lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của các em, tạo cảm hứng thú học tập, kiên trì, từng ngày, từng tháng. Ai cũng hiểu, mình dạy trẻ vì chính bản thân chúng, làm cho chúng tiến bộ. Mỗi thầy cô đều cố gắng giúp học sinh hiểu được việc học tập không còn là “nỗi khiếp sợ”, không còn là “cực hình”, nhìn thầy cô không như nhìn thấy “nỗi kinh hoàng”, trái lại chỉ thấy vui, trẻ sẽ chịu học, học được điều mới lạ, chúng thích học. Thế rồi, học sinh nhà trường đã dần tiến bộ lên.

Trong Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm thầy cô không còn nhìn trẻ với con mắt “phân loại học sinh, yếu kém, trung bình, cá biệt” nữa. Do đó, vẫn thầy cô ấy, vẫn những đứa trẻ ấy nhưng giờ thầy cô lại thấy chúng đáng yêu và sẵn sàng dành tình yêu thương, sự chăm lo cho chúng. Khởi điểm cho sự thay đổi trong nhà trường chính là mong muốn, “dạy học sinh nên người”.

Chỉ đơn giản làm sao cho học sinh hằng ngày đến trường đi học, không lêu lổng, bụi đời, không thành kẻ bất lương. Việc học tập thì tùy theo từng trò, học được đến đâu tốt đến đấy, không ép trò nào cũng phải giỏi. Cứ như thế, kiên trì, từng ngày học sinh đã tiến bộ, các em thích đến trường, chịu khó học tập hơn, tiến bộ hơn. Đến lúc, học sinh của nhà trường đầu vào rất thấp nhưng có kết quả sánh ngang với các trường công có tiếng khác…

Thầy Hòa nhấn mạnh: “Trường học hạnh phúc là tương lai của chúng ta, Thật may mắn, thực tế ấy làm chúng tôi nhận ra mục tiêu thực sự của giáo dục. Chúng tôi ngộ ra rằng mục tiêu giáo dục của nhà trường, trước hết phải là “vì sự tiến bộ và phát triển của mỗi đứa trẻ” chứ không phải điểm số và thành tích. Phương châm giáo dục “Chăm lo đến từng học sinh, giúp mỗi trò đều tiến bộ” của trường tôi ra đời ngay từ những lúc khó khăn nhất ban đầu ấy”.

Từ những thành công bước đầu của ngôi trường như Nguyễn Bỉnh Khiêm, khái niệm trường học hạnh phúc đã được ghi nhận và cũng từ đó xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt đã làm thay đổi bộ mặt giáo dục tại nhiều địa phương.

Trinh Phúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng trường học hạnh phúc vì tầm vóc Việt

Đó là khái niệm đơn giản nhất về "Trường học hạnh phúc" mà GS. TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng - Tổng hiệu trưởng Việt Nam Hệ thống TH School, Viện trưởng...

Cô hiệu phó vừa nhảy vừa đọc rap, học trò phấn khích

Đồng NaiCô hiệu phó trường cấp ba ở Biên Hòa khiến học trò phấn khích khi đọc rap và nhảy cùng các em trong hội trại xuân, video thu hút cả triệu lượt xem. Trong video, cô giáo mặc áo dài đỏ, đi giày thể thao trắng bước ra sân khấu vừa hát, đọc rap và thể hiện các động tác vũ đạo, trên nền nhạc "Làm gì phải hốt". Thỉnh thoảng, cô đưa micro về phía học trò...

Để xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh và giáo viên phải hạnh phúc

Cốt lõi của trường học hạnh phúc, ngay bản thân giáo viên và học sinh phải cảm thấy hạnh phúc và được tôn trọng.

Sôi động hội thi giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống cho học sinh

Sáng 17-1, tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TPHCM), Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Vòng chung kết Hội thi Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, học viên, sinh viên thành phố năm học 2023-2024. Trường học hạnh phúc qua lăng kính của học sinh Mở đầu vòng thi, Trường THCS Gò Vấp (quận Gò Vấp) mang đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria Bola Tinubu, người đã “làm việc suốt ngày đêm với chúng tôi để đảm bảo sự trở về an toàn...

6 phim được chiếu tại Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3. Liên hoan phim năm nay có chủ đề "Sự đa dạng và sức sống của Cộng đồng Pháp...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Bắt tạm giam người phụ nữ ‘nổ’ quen biết tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có thể lo đi du học

Ngày 24-3, đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh (36 tuổi, ngụ quận 10) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".Viện kiểm sát nhân...

Mới nhất

Ngoạn mục lễ diễu hành trên đầm Thị Nại của các tay đua mô tô nước thế giới

Chiều 24/3, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng 55 tay đua mô tô nước giương cao lá cờ tổ quốc diễu hành trên đầm Thị Nại. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - TRÀ LYvtcnews.vnNguồn

Nigeria giải cứu thành công 300 học sinh bị những tên cướp bắt cóc

Ông Uba Sani cho biết: “Những học sinh bị bắt cóc ở trường Kuriga đã được thả ra mà không hề hấn gì”. Ông cũng cảm ơn Tổng thống Nigeria...

Việt Nam vào chung kết billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh viết tiếp lịch sử cho billiards Việt Nam, khi thắng Mỹ tại bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Trong trận bán kết với Mỹ hôm nay 24/3, Quyết Chiến đấu với Raymon Groot, còn Phương Vinh gặp Hugo Patino. Cả hai cơ thủ Mỹ đều nằm ngoài Top...

Nhận diện: Bác bỏ các luận điệu xuyên tạc ổn định chính trị ở Việt Nam

Đất nước chúng ta vừa trải qua một tuần có những sự thay đổi to lớn trong bộ máy chính trị. Và việc xử lý cán bộ vi phạm, khuyết điểm vừa qua một lần nữa cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng. Nói đi đôi với làm, Đảng đang thực sự cho...

Mới nhất