Trang chủNewsThế giớiThế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)



2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.

Kết cục bầu cử ở Nga và Mỹ không những chọn ra người đứng đầu, dẫn dắt, quyết định hành trình, vị thế của quốc gia, dân tộc mà còn chi phối mối quan hệ rất căng thẳng, phức tạp, kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước lớn, hai đối thủ hàng đầu và tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới, khu vực, quan hệ quốc tế.

Bầu cử ở xứ sở bạch dương đã xong. Xứ cờ hoa chuẩn bị vào chặng nước rút. Tương lai mỗi nước và quan hệ Mỹ, Nga thế nào? Thế giới chuyển biến ra sao? Vấn đề đặt ra có tầm mức lớn, rất trúng và quá cần thiết. Có điều, trong bối cảnh bất định, nhiều ẩn số của thế giới hiện nay, tìm ra câu trả lời đầy đủ, xác đáng rất khó, cần một thời gian đủ dài. Bước đầu, có thể đưa ra một số lý giải và dự báo.

Kỳ I. CHUYỆN Ở XỨ SỞ BẠCH DƯƠNG

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)
Kết quả bầu cử Tổng thống Nga đúng như dự đoán, với chiến thắng vang dội của đương kim Tổng thống Vladimir Putin.

Cuộc trưng cầu dân ý và sự hội tụ của nhiều nhân tố

Bầu cử Tổng thống Nga kết thúc cách đây hai tuần lễ. Đương kim Tổng thống Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 với mức tín nhiệm tới 87,28%, trong cuộc bầu cử thu hút 77,44% cử tri tham gia, những con số kỷ lục. Kết quả đúng như dự đoán, nhưng vẫn có phần bất ngờ và đặt ra nhiều vấn đề, không chỉ với nước Nga.

Bối cảnh thế giới, trong nước, có cả thuận lợi lẫn khó khăn đối với Tổng thống Putin. Nga giữ được lợi thế nhất định trên chiến trường; đất nước cơ bản yên ổn, nền kinh tế vươn lên top 5; duy trì quan hệ với nhiều nước ở Trung Đông, châu Phi, bất chấp sức ép trừng phạt trên các lĩnh vực của phương Tây.

Chiến dịch quân sự đặc biệt sang năm thứ ba, tổn thất về sinh lực, vũ khí, kinh tế, cơ sở hạ tầng…, tích lũy, ngấm sâu, tác động tăng dần theo thời gian. Tên lửa, UAV của Ukraine tấn công nhiều mục tiêu sâu trong lãnh thổ và binh sĩ xâm phạm một số khu vực biên giới của Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo có thể đưa quân đội sang Ukraine…

Đối thủ muốn chứng tỏ họ có thể tấn công vào bất cứ đâu và nước Nga đang bất ổn. Chưa bầu mà một số nước đã nói không chấp nhận kết quả, hàm ý đối đầu sẽ gia tăng, dân Nga càng khó khăn, nếu tiếp tục ủng hộ Tổng thống Putin. Nên kỷ lục trong bầu cử có phần bất ngờ với một bộ phận, là điều có thể lý giải được.

Với đa số người Nga, kết quả đó không bất thường. Đặc tính nổi bật của dân tộc Nga là lòng yêu nước, nhân ái, thủy chung, sức chịu đựng, hy sinh, mạnh mẽ, vững vàng… Sức ép, đe dọa càng khiến người Nga đặt niềm tin vào người đã dẫn dắt họ vượt qua khó khăn, thách thức. Truyền thống, văn hóa, tính cách Nga là nhân tố cơ bản. Kết quả bầu cử là thắng lợi chính trị của đất nước và Tổng thống Putin, có ý nghĩa như một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai nước Nga.

Lãnh đạo một đất nước rộng nhất thế giới, có nhiều đối thủ và giành được lòng tin của 146 triệu người dân là điều không đơn giản. Chèo lái “con tàu Nga” vượt qua sóng lớn, Tổng thống Putin tạo giữ được lòng tin của đa số người dân; chứng tỏ vai trò rất lớn của ông đối với nước Nga, nhất là trong bối cảnh phức tạp hiện nay. Thách thức càng lớn, người Nga càng đoàn kết; lực nén lớn thì sức bật càng lớn. Nên có thể nói sức ép, sự chống phá từ bên ngoài cũng là yếu tố khiến người dân Nga tiếp tục trao cờ cho đương kim Tổng thống.

Không có gì hoàn hảo tuyệt đối; vẫn còn những vấn đề khiến một bộ phận người dân, xã hội chưa hài lòng. Nhìn chung, Tổng thống Putin đã cơ bản đáp ứng mong muốn của đa số người dân. Có thể nói bầu ông Putin làm Tổng thống trong 5 nhiệm kỳ là sự lựa chọn phù hợp của lịch sử dân tộc Nga. Kết cục đó là sự hội tụ của nhiều nhân tố, truyền thống, văn hóa dân tộc, tính cách Nga, thời thế, hoàn cảnh lịch sử và vai trò, phẩm chất người lãnh đạo.

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)
Bảo đảm hài hòa giữa chi phí cho quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân là bài toán khó đối với Nga. (Nguồn: Moscow Times)

Duy trì, củng cố và thúc đẩy phát triển

Bước vào nhiệm kỳ mới, nước Nga và Tổng thống Putin có điểm tựa vững chắc từ nhân dân, từ kết quả trên mặt trận quân sự, lĩnh vực kinh tế, duy trì ảnh hưởng với nhiều nước phương Nam…

Bên cạnh đó cũng xuất hiện khó khăn, thách thức mới. Đất rộng, người thưa, chiến trường trải dài, Nga khó tránh khỏi đòn tấn công, khủng bố bất ngờ của tên lửa, máy bay, UAV… Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow ngày 22/3 là một ví dụ. Tổng thống Putin và người phát ngôn Điện Kremlin lần đầu tiên tuyên bố, Nga “trong tình trạng chiến tranh” ở Ukraine.

Bối cảnh mới, nên Tổng thống Putin cần và sẽ có điều chỉnh chiến lược, chiến thuật và sách lược. Nước Nga cần thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, trên mặt trận quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, ngoại giao; theo phương châm: duy trì, củng cố và thúc đẩy phát triển phù hợp, hiệu quả.

Quân sự, mặt trận ưu tiên hàng đầu, cần củng cố thế trận, bảo vệ lãnh thổ; đẩy mạnh hoạt động tác chiến, cố gắng thực hiện mục tiêu chiến lược, tạo điều kiện kết thúc cuộc xung đột với kết quả khả dĩ nhất có thể. Xung đột càng kéo dài thì tổn thất, bất lợi càng lớn, cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế…

Trong một vài tháng tới, viện trợ bên ngoài chưa kịp đến và phát huy tác dụng ngay, Ukraine có thể khó khăn về máy bay, tên lửa… Nga sẽ phát triển lực lượng, trang bị thêm phương tiện, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động quân sự với cường độ lớn hơn, vừa mở rộng phạm vi, mục tiêu tấn công vừa tập trung có trọng điểm, bảo đảm hiệu lực đánh và giữ. Tuy nhiên, khó có thể duy trì cường độ cao, liên tục trong thời gian dài.

Năm 2023, kinh tế Nga tăng trưởng ở mức cao so với châu Âu (xấp xỉ 3,5%), nhưng có phần quá nóng, khiến lạm phát tăng mạnh. Dự báo năm 2024, mức tăng trưởng sẽ thấp hơn, trong khi nhu cầu vẫn cao. Bảo đảm hài hòa giữa chi phí cho quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân là bài toán khó. Nga cần thực hiện các biện pháp linh hoạt, phù hợp để phát triển kinh tế, nhất là mũi nhọn dầu khí, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân; góp phần quan trọng giữ ổn định chính trị, xã hội.

Tiếp tục củng cố, mở rộng quan hệ, nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước, nhất là đối tác lớn, bạn bè truyền thống, những nước có chung nguy cơ, đối thủ, tương đồng lợi ích, có vai trò quan trọng, trên các địa bàn chiến lược. Mật độ hoạt động ngoại giao có thể cao hơn. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tống thống Putin nhiều khả năng là Trung Quốc, nhằm thúc đẩy hợp tác “không giới hạn”.

Nhiều nước cũng có nhu cầu quan hệ, hợp tác hai chiều, cùng có lợi với Nga. Người đứng đầu Điện Kremlin đã nhận được lời mời từ hơn chục nước và tham dự một số hội nghị quốc tế lớn. Sau Trung Quốc, Tổng thống Nga có thể đến thăm Brazil, Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Cuba, Mông Cổ… Kế hoạch sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về mục tiêu, tầm quan trọng của quan hệ với đối tác và bảo đảm an toàn cao.

(còn tiếp)





Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine xây thêm tuyến phòng thủ ở Zaporizhia, tăng cường đầu tư vào vũ khí tự chế

Thông tin chiến sự Ukraine tuyên bố bắn hạ hàng loạt UAV của Nga. Lực lượng không quân Ukraine cho biết, Nga đã phóng 4 tên lửa và 12 UAV Shahed vào khu vực miền Đông Ukraine. Theo phía Ukraine, quân đội nước này đã bắn hạ 9 UAV trong số các thiết bị bay không người lái và tên lửa của Nga tấn công vào lãnh thổ Ukraine trong ngày qua ở 4 khu vực...

Tham vọng EU của Tổng thống Pháp Macron vấp phải “đá tảng”

Chính phủ Pháp đang nỗ lực tiết kiệm và trấn an thị trường tài chính sau khi số liệu chính thức trong tuần qua cho thấy thâm hụt công đã vượt quá mục tiêu và tăng lên 5,5%, tạo nên một thực tế tài chính khắc nghiệt có thể đảo ngược tham vọng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về một nhà lãnh đạo châu Âu thời chiến. Trong bối cảnh Pháp đang là nước có tỉ lệ...

Ukraine thúc Mỹ hỗ trợ tăng cường năng lực phòng không, nếu không sẽ “thoái lui dần”

Ngày 30/3, theo thông tin Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Rustem Umerov và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã điện đàm về sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng không cho Kiev.

Thiếu viện trợ, Ukraine tính đến khả năng lui quân

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, nếu Kiev không nhận được viện trợ quân sự như hứa hẹn từ Washington, các lực lượng của Ukraine sẽ buộc phải rút lui "theo từng bước". Trong bài trả lời phỏng vấn được nhật báo Washington Post đăng tải ngày 29-3, ông Zelensky nêu rõ, nếu không có hỗ trợ từ Mỹ, Ukraine sẽ không có hệ thống phòng không, tên lửa Patriot,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Lan mạnh tay chặn các trang mạng bất hợp pháp

Trong 5 tháng đầu tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 10/2023), chính phủ Thái Lan đã chặn quyền truy cập hơn 60.000 “liên kết không phù hợp”, trong đó có khoảng 25.000 trang đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp.

Hải quân Trung Quốc huấn luyện cường độ cao, động thái của Mỹ, Nhật Bản và Philippines

Một hạm đội của hải quân Trung Quốc đang tiến hành huấn luyện chiến đấu cường độ cao ở Biển Đông với nhiều hạng mục.

Về thăm nơi đặt cơ quan đầu não của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Trải qua 70 năm, Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên vẫn được gìn giữ, bảo tồn vẹn nguyên, biểu tượng cho đỉnh cao trí tuệ quân sự và khí phách anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát công trường xây dựng Trường huấn luyện cán bộ Trung ương

Trường huấn luyện cán bộ của Triều Tiên sẽ được trang bị các hệ thống giáo dục tiên tiến.

Thỏa sức sáng tạo với cuộc thi vẽ tranh ‘Hoan hô chiến sĩ Điện Biên’

Sáng 30/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi Họp báo phát động cuộc thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.

Bài đọc nhiều

Ông Trump cảnh báo về ‘bể máu’ với ngành ôtô Mỹ nếu thất cử

Cựu tổng thống Trump nói nếu ông không giành chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11, sẽ có "bể máu" với ngành ôtô và toàn bộ nước Mỹ. Phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại Dayton, Ohio hôm 16/3, Donald Trump cam kết áp thuế 100% đối với ôtô sản xuất bên ngoài nước Mỹ, nhấn mạnh rằng chỉ khi ông đắc cử, ngành sản xuất ôtô trong nước mới được bảo vệ."Họ sẽ không thể bán...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Cùng chuyên mục

Thái Lan mạnh tay chặn các trang mạng bất hợp pháp

Trong 5 tháng đầu tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 10/2023), chính phủ Thái Lan đã chặn quyền truy cập hơn 60.000 “liên kết không phù hợp”, trong đó có khoảng 25.000 trang đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp.

Ông Putin ký sắc lệnh gọi 150.000 công dân đi nghĩa vụ

Tổng thống Putin ký sắc lệnh mới, yêu cầu 150.000 nam giới thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật định trong kỳ tuyển quân mùa xuân thường niên. "Tôi đã ký sắc lệnh yêu cầu nhập ngũ đối với công dân Nga trong độ tuổi 18-30, không thuộc diện dự bị và đủ điều kiện nhập ngũ. Đợt nhập ngũ này sẽ diễn ra từ 1/4 đến 15/7, với số lượng 150.000 người", Tổng thống Vladimir Putin nêu...

Tổng thống Vucic chọn đồng minh thân cận làm tân Thủ tướng Serbia

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic hôm 30/3 đã chỉ định Bộ trưởng Quốc phòng Milos Vucevic làm Thủ tướng của quốc gia vùng Balkan và thành lập Chính phủ mới sau cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 12 năm ngoái. Trong một đề xuất đệ trình lên Quốc hội Serbia, Tổng thống Vucic tuyên bố rằng sau khi tham khảo ý kiến của đại diện của tất cả các danh sách bầu cử sau cuộc bầu cử...

Bulgaria, Romania gia nhập một phần khối Schengen

Bulgaria và Romania gia nhập một phần khối đi lại tự do Schengen với việc bỏ kiểm soát biên giới đường không và đường biển, sau 13 năm chờ đợi. Kể từ ngày 31/3, người dân có thể di chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không giữa hai quốc gia Đông Âu và hầu hết các nước còn lại của Liên minh châu Âu (EU) mà không cần phải qua kiểm soát thị thực và hộ chiếu.Chính phủ...

Mới nhất

Chim hoang dã hót vang rừng Cúc Phương

(Dân trí) - Đến rừng quốc gia Cúc Phương vào mọi thời điểm trong năm, du khách và người yêu thiên nhiên được trải nghiệm nhiều chương trình thực tế thú vị, đặc biệt là ngắm và nghe chim hoang dã hót vang rừng. Rừng quốc gia Cúc Phương là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất về...

Lãnh đạo Hà Nội kiểm tra, ‘thúc’ tiến độ dự án giao thông trọng điểm

TPO - Ngày 6/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đi kiểm tra và có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hai dự án mở rộng đường Nghi Tàm - Âu Cơ và Xuân Diệu trên địa bàn thành phố. Tại công trường đường dự...

Yêu tài xế đẹp trai sau một chuyến taxi, cô gái mất oan gần 17 tỷ đồng

Tháng 3/2019, trong một cuốc taxi, cô Lý (Bắc Kinh, Trung Quốc) trúng tiếng sét ái...

Quảng Bình: Vì sao Dự án ổn định khu dân cư ở Trọng Hóa chậm tiến độ

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Hữu Cường, cán bộ địa chính xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa chia sẻ: “Hiện chính quyền địa phương đang tiếp tục vận động Nhân dân hiến đất để làm bãi đổ thải". Phần diện tích để thực hiện hợp phần san lấp lấy diện tích chia đất ở cho bà...

Mới nhất

V BTS đi xem bóng đá