Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTheo dấu tích 'hoa cái' vua Quang Trung: Đi trực thăng viếng...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Đi trực thăng viếng mộ Quang Trung

Từ những công bố của PGS-TS Đỗ Bang, ngày 25.3.1988, chúng tôi gồm Trần Viết Điền và Nguyễn Quang Minh đến thăm cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng tại nhà riêng ở số 2, hẻm 95 Vạn Xuân, TP.Huế, nhằm tìm hiểu về lăng Ba Vành. Qua đó, đã hé lộ nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến ‘hoa cái’ vua Quang Trung.
Năm 2013, trên website của Khoa Du lịch, Trường ĐH Văn Lang, có đăng bài viết của Phan Quán với tựa đề Những hướng tìm lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ở Huế. Qua bài viết này, tác giả cung cấp một thông tin đáng chú ý: “Nay, chúng tôi góp ý về một hướng mới để tìm lăng mộ hoàng đế Quang Trung theo gợi ý của tác giả Phan Duy Kha. Đây là một câu chuyện tình cờ mà chúng tôi được biết có liên quan đến ngôi mộ hoàng đế Quang Trung. Tôi có người bạn tên là T.Đ.S, trước năm 1975 là bạn học ở ĐH Huế, ông bị bắt đi lính và trở thành một đại úy phục vụ ở Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 – Huế. Mới đây, tôi gặp lại ông và được nghe ông kể một câu chuyện liên quan đến lăng mộ hoàng đế Quang Trung, rất phù hợp với lập luận của tác giả Phan Duy Kha”.
Bài viết nêu rõ, vào tháng 4.1973, trong một phi vụ công tác bằng trực thăng gồm 5 người:
đại tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 – Sư đoàn 1 bộ binh, tùy viên của ông đại tá, đại úy T.Đ.S, phi công và một thường dân. Khi đến gần Huế, trực thăng đáp xuống một ngọn đồi phía sau điện Hòn Chén (Thừa Thiên-Huế). Ông đại tá và người thường dân bước xuống đi vào cánh rừng sau điện này. Số người còn lại vẫn ngồi trên trực thăng. Trong thời gian chờ đợi, tùy viên của ông đại tá nói đã tìm ra mộ hoàng đế Quang Trung và hiện ông đại tá đang đi thăm mộ đó. Việc tìm ra mộ hoàng đế Quang Trung là nhờ các cuộc hành quân của ông đại tá vào vùng này, có tiếp xúc với dân cư ở đây. Tuy nhiên, ông đại tá vẫn muốn giữ bí mật vì một ý đồ nào đó. Khi hai người trở lại trực thăng đều không nói gì cả và trực thăng bay về Bộ Tư lệnh ở Giạ Lê. Sau năm 1975, ông đại tá mất tích và câu chuyện về lăng mộ hoàng đế Quang Trung cũng rơi vào quên lãng.
Câu chuyện đoàn sĩ quan chế độ cũ đáp trực thăng xuống vùng núi Ngọc Trản thuộc thôn Hải Cát (nay thuộc xã Hương Thọ, TX.Hương Trà) để viếng mộ Quang Trung cũng đã được cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng (một người từng làm việc dưới quyền của cụ Phạm Quỳnh, trong Ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại) từng kể. Theo lời cụ Lê Văn Hoàng, năm 1973, có vị đại tá Trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 1 bộ binh, mời cụ lên máy bay trực thăng đi thăm mộ Quang Trung; cụ chỉ kể lại trực thăng có đáp xuống vùng Thiên An và cụ cùng ông đại tá vào chiêm bái lăng Ba Vành.
Như vậy, người thường dân nói trên có thể là cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng. Sau khi đi viếng lăng Ba Vành, có khả năng đoàn 5 người này tiếp tục đến điện Hòn Chén như bài viết của Phan Quán. Ông đại tá trên chiếc trực thăng, đi viếng lăng Ba Vành cùng cụ Hồng Hoài Lê Văn Hoàng là đại tá Võ Toàn, Tư lệnh Trung đoàn 1 bộ binh. Ông Toàn biết các thầy Lê Văn Hoàng, Phan Văn Dật có biết về mộ Quang Trung, còn ông ấy trong những khi hành quân ở vùng đồi núi quanh Huế đã thu thập thông tin về mộ Quang Trung, do dân chúng cung cấp, vì thế ông đã mời cụ Lê Văn Hoàng lên máy bay trực thăng để giúp tìm hiểu là vậy.
“Hoa cái” vua được rước lên núi Ngọc Trản ?
Khi cụ Hồng Hoài kể chuyện đoàn rước “hoa cái” từ Miếu Đôi, chúng tôi có hỏi rước đi đâu thì cụ im lặng, dường như cụ “phải giấu”. Giờ thông tin do Phan Quán cung cấp có thể biết được “người thường dân” (cụ Lê Văn Hoàng) không những đã đưa ông đại tá và tùy viên lên lăng Ba Vành mà còn lên vùng núi Ngọc Trản để chiêm bái mộ vua Quang Trung, khiến chúng tôi kết nối lại và đưa ra giả thiết có lẽ đây là nơi đã táng “hoa cái” vua Quang Trung sau khi được rước từ Miếu Đôi làng Thanh Thủy Chánh lên. Bởi nơi nguyên táng lăng mộ vua Quang Trung không thể ở đỉnh Ngọc Trản. Đỉnh Ngọc Trản ở bờ bắc sông Hương, chứ không phải “vu Hương Giang chi Nam” (ở nam sông Hương) như chính sử triều Nguyễn đã chép.
Hơn nữa, ở “đỉnh Ngọc Trản” từ xưa đã có điện Hòn Chén, thờ Ponagar (Diễn phi chúa ngọc) như Ô châu cận lục từng chép. Nếu từng có lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở đỉnh Ngọc Trản thì vua Đồng Khánh không “tích cực” tôn tạo cơ sở tôn giáo này để “phụng thờ” nơi có mộ cũ của kẻ thù!
Như vậy, theo chúng tôi chỗ mà đoàn sĩ quan chế độ cũ đến viếng được nêu ở trên không phải là lăng mộ nguyên táng của vua Quang Trung mà có thể là nơi chôn “hoa cái” vua Quang Trung, sau khi được đoàn rước lễ Tiên Thiên Thánh giáo rước đi trong năm 1944 mà cụ Lê Văn Hoàng từng kể.
Trần Viết Điền – Báo Thanh Niên

Cùng chủ đề

“Thất hổ tướng Tây Sơn” – Võ Đình Tú: Trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa và… cái kết

Võ Đình Tú trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, nhảy khỏi chiến trường, chạy một mạch về quê hương ông ở Phú Phong. Đến nhà thì ngựa ngã lăn ra chết, còn Võ Đình Tú cũng đã lạnh hết chân, tay, nhưng ông đã vượt qua kiếp nạn thập tử nhất sinh... Sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh được đưa lên nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lúc ấy, vì Bùi Đắc...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Tượng phỗng trước bệ thờ Miếu Đôi

Có thể do tin vào phong thủy, triều Nguyễn không cho “hoa cái” của các thủ lĩnh Tây Sơn nhập thổ vì sợ “kết phát”. Để giữ bí mật, lúc bấy giờ nhà Nguyễn cho đưa “hoa cái” Quang Trung vào một ngôi miếu hoang để tiếp tục giam dưới hình thức hết sức đặc biệt. Hai ông Phan Công Hắc và Phan Công Vá vì tội đưa sọ vua Quang Trung khỏi Khám đường (nay thuộc P.Tây Lộc, TP.Huế) về...

Võ tướng Tây Sơn nào được mệnh danh “thần côn”, sức địch nghìn người?

Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”... Võ Đình Tú, người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn. Con nhà giàu, tính hào phóng, lòng dạ chân thật, can đảm hơn người. Từ thuở nhỏ, gia đình đã rước thầy về nhà dạy Võ Đình Tú học văn lẫn võ. Năm 14 tuổi, trong...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Biệt giam ‘hoa cái’ 3 vua Tây Sơn

Sau khi làm lễ Hiến phù, vua Gia Long đã bỏ hộp sọ Nguyễn Huệ cùng với Nguyễn Nhạc và Quang Toản vào vò, chú bùa đưa vào biệt giam trong Nhà Đồ ngoại, sau đổi thành Vũ Khố. Dời “Ông Vò” vào Khám đường Ba cái vò giam ba “hoa cái” của ba tiếm vương, cùng với mộc chủ, bị giam ở Vũ Khố (tiền thân là Nhà đồ ngoại) từ năm 1802 - 1822. Mãi đến năm 1822 vua...

Bất ngờ nhan sắc khuynh thành của hoàng hậu, công chúa triều Nguyễn

Họ được nhà vua lựa chọn vào cung để làm "người trăm năm" nên đều có dung mạo xinh đẹp - vẻ đẹp đài các của một vương triều từng có thời vàng son. Đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà Chỉ nổi tiếng với nhan sắc mặn mà, thông minh, đàn hay, thông thạo tiếng Pháp, Hán văn, Việt ngữ. Bà Chỉ là con của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Clip xe buýt vượt ẩu khiến nhiều người hoảng hồn ở trung tâm TPHCM

TPO - Thấy đèn tín hiệu chuẩn bị từ màu đỏ chuyển sang màu xanh, tài xế xe buýt đánh lái sang trái, lấn sang làn đường ngược chiều rồi vượt lên dòng phương tiện đang dừng chờ đúng luật giao thông. Ngày 23/3, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh xe buýt mã số 18 (tuyến Bến Thành - chợ Hiệp Thành) vượt ẩu khiến người đi đường một phen thót tim. Theo...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ", người đẹp nói. Doãn Hải My và chồng trong bộ ảnh công bố tin vui, tung tối...

Trao thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu: Dám dấn thân, dám hành động

Tại lễ trao thưởng, anh Bùi Quang Huy bày tỏ điều đáng mừng là đại bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay rất có chí tiến thủ, có ước mơ, hoài bão, có đạo đức tốt, xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất