Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về tình trạng...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về tình trạng “sân sau” trong ngân hàng


Xử lý nợ xấu còn chậm

Sáng 18/9, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, về lĩnh vực ngân hàng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho biết, các nội dung yêu cầu tại Nghị quyết số 134/2020 và Nghị quyết số 62/2022 cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.

Trong đó, các giải pháp thu hút ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước được triển khai tích cực. Các hoạt động thanh tra, giám sát được tăng cường, đổi mới. Xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Kết quả xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực, tín dụng tăng trưởng khá hợp lý, chất lượng tín dụng được cải thiện.

Tài chính - Ngân hàng - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về tình trạng 'sân sau' trong ngân hàng

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần.

Tuy nhiên, theo bà Ngần, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm. Thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém còn gặp nhiều khó khăn.

Báo cáo giải trình liên quan đến thực trạng vấn đề sở hữu chéo, thao túng, sân trước sân sau trong lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đây là vấn đề Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện văn bản quy định của pháp luật cũng như khi triển khai trong thực tiễn để khắc phục.

“Thực tế, trên hồ sơ tình trạng sở hữu chéo đến nay đã được khắc phục. Tức là trên hồ sơ cá nhân, tổ chức nào nắm giữ tỉ lệ cổ phần như thế nào đối với hệ thống ngân hàng qua hoạt động cho vay đã thể hiện”, bà Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Song, bà Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận, thực tế các tổ chức, cá nhân có thể đứng tên hoặc nhờ đứng tên sở hữu cổ phần, thậm chí thành lập doanh nghiệp trong hệ sinh thái để cho vay vốn ngân hàng.

“Vấn đề này qua điều tra các vụ việc vừa qua mới phát hiện ra. Cho nên, đây là vấn đề Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm”, bà Nguyễn Thị Hồng nói và cho biết khi xây dựng dự thảo Luật về các tổ chức tín dụng, những vấn đề này được coi là trọng tâm.

Tài chính - Ngân hàng - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về tình trạng 'sân sau' trong ngân hàng (Hình 2).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Cụ thể, trong dự thảo Luật đã thiết kế trong một nhóm vấn đề để làm sao giảm được hiện tượng này bằng các giải pháp: Mở rộng phạm vi khái niệm người có liên quan; giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng; giảm tỉ lệ giới hạn cấp tín dụng…

Tuy nhiên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quá trình xin ý kiến vẫn còn những ý kiến băn khoăn, ví dụ quy định này có xử lý được triệt để, chống được sở hữu chéo, sân trước sân sau không trong ngân hàng?

“Nếu chờ có một quy định xử lý triệt để sẽ không bao giờ có, các quy định cần phải hướng đến không chỉ luật về các tổ chức tín dụng mà trong các lĩnh vực khác, phải có các quy định, làm sao để hoạt động của doanh nghiệp, người dân ngày càng minh bạch. Cụ thể, thông tin về tỉ lệ sở hữu hay thông tin về giao dịch của doanh nghiệp hay cá nhân… phải minh bạch “, bà Hồng cho hay.

“Siết” sở hữu chéo trong ngân hàng

Điều quan trọng nữa để xử lý tình trạng sở hữu chéo, sân trước sân sau trong ngân hàng là vấn đề thực thi luật, doanh nghiệp, người dân phải tuân thủ. Theo Thống đốc, trong trường hợp cố tình nhờ người khác đứng tên thì việc xử lý nằm ở các cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, nhiều quan điểm cho rằng nếu quy định cứng trong luật này sẽ tác động đến thị trường chứng khoán, gây tăng chi phí. Theo bà Hồng, xây dựng quy định “siết” sở hữu chéo sẽ giúp đảm bảo an toàn hệ thống và kiểm soát được những rủi ro, nhưng sẽ tác động đến thị trường chứng khoán, sự điều tiết thị trường của nền kinh tế.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng thông tin, khi xây dựng dự thảo, việc phân tích, đánh giá tác động phải dựa trên bức tranh lớn hơn về vai trò điều tiết của nền kinh tế từ khía cạnh tổ chức tín dụng.

“Chi phí thủ tục để kiểm soát rủi ro đương nhiên tổ chức tín dụng phải tăng lên để điều tiết. Ủy ban Kinh tế và Ngân hàng Nhà nước sẽ trao đổi, chỉnh sửa để có báo cáo với Thường vụ Quốc hội ngày 20/9”, Thống đốc cho hay.

Liên quan đến tình hình nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết từ năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, dù cho Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều thông tư cho cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ song nợ xấu đã tăng lên. Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó trong Nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước  tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2023. Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2023 phương án xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB), không để chậm trễ hơn nữa.





Nguồn

Cùng tác giả

Tuyên truyền về tình hình biển, đảo cho người dân ở tỉnh Ninh Thuận

Ngày 18/9, tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh thuận phối hợp tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền về tình hình biển, đảo năm...

Sẽ theo dõi cơ quan trả lại vốn với mục đích “làm đẹp” tỉ lệ giải ngân

Chiều 18/9, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác số 3, chủ trì họp rà soát tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại 17 bộ, cơ quan Trung ương thuộc...

Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ

Với vai trò là quốc gia bảo lãnh an ninh khu vực các nước từng thuộc Liên Xô, chính phủ Nga đã vô cùng bức xúc trước việc một nhóm các binh lính Mỹ có mặt tại...

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 23/10

Tại Phiên họp, báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết,...

Cải tổ LHQ hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác

Một cuộc chiến tàn khốc và dai dẳng ở Ukraine. Chính phủ bị lật đổ ở Niger và Gabon. Sự thù địch kéo dài do bất bình đẳng trong phân phối vắc-xin thời đại dịch Covid-19… Một loạt...

Tin cùng chuyên mục

Các quốc gia ồ ạt nhập khẩu hạt điều Việt Nam

Giữ vị thế là nhà cung cấp điều nhân số 1 thế giới, các quốc gia đang ồ hạt nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc đã chi lượng tiền lớn để mua hạt...

Đại gia phố núi lỗ thêm hơn 3 tỷ sau soát xét

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của Quốc Cường Gia Lai, doanh thu ghi nhận 211 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần lỗ 14,8 tỷ đồng, trong khi 6...

Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của toàn cầu

Sáng 19/9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Tỷ giá USD/VND có thể đạt 26.000 đồng, lãi suất nguy cơ tăng trở lại

Tỷ giá USD/VND vượt 24.600 đồng/USD Trong những ngày gần đây, thị trường...

Làng nghề Phú Bình đưa lồng đèn truyền thống lên sàn thương mại điện tử

Để thích ứng với xu hướng mua sắm thời hiện đại, hiện các hộ gia đình làm lồng đèn truyền thống ở làng nghề Phú Bình còn mang sản phẩm lên bán trên các trang thương mại điện...

Vài trăm nghìn đồng một củ ‘sâm Ngọc Linh 7 năm tuổi’

Củ sâm Ngọc Linh 7 năm tuổi được chợ mạng rao giá vài trăm nghìn đồng, trong khi nhà vườn Kon Tum bán hàng chục triệu đồng. Sâm Ngọc Linh được xem là quốc bảo của Việt Nam vì...

Báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án cơ cấu lại Ngân hàng SCB

SGGPO 18/09/2023 16:48 Ngân hàng Sài Gòn (SCB) được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10-2022, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng cũng như đề xuất chủ trương của...

VinFast tăng vọt lên 42 tỷ USD, vượt hãng xe điện Trung Quốc

Mở cửa phiên giao dịch chính thức ngày 18/9 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (tối 18/9 giờ Việt Nam), cổ phiếu VinFast Auto (VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tăng phiên thứ 2...

Tin nổi bật

Tin mới nhất