Trang chủNewsNhân quyềnThừa Thiên Huế tập trung nguồn lực, phấn đấu...

Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực, phấn đấu cuối năm 2023 đưa A Lưới thoát huyện nghèo quốc gia


Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện A Lưới cần quyết tâm, huy động cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến cuối năm 2023 đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia.
Trung tâm huyện A Lưới

Trung tâm huyện A Lưới

Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), đầu năm 2022, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,98 %; có 2.185 hộ cận nghèo, chiếm tỷ 15,55 %. Kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo năm 2022 còn lại 5.399 hộ nghèo, chiếm 38,2 % (giảm 11,78 %, tương đương1.623 hộ); hộ cận nghèo 2.078 hộ, chiếm 14,70 % (giảm 0,85 %, tương đương 107 hộ).

Trong thời gian vừa qua, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện A Lưới đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo, với quan điểm: “Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo”. Trên cơ sở Kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh; BCĐ giảm nghèo bền vững huyện A Lưới đã giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo cho các xã, thị trấn giai đoạn 2022 – 2025.

Công tác giảm nghèo được Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện A Lưới triển khai thực hiện quyết liệt; đã lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội từ huyện đến cơ sở tăng cường trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Đồng thời, thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.

Về công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022, UBND huyện A Lưới đã rà soát dự kiến hỗ trợ nhà ở cho 437 hộ, trong đó 325 nhà làm mới và 112 nhà sửa chữa. Năm 2023, UBND huyện A Lưới đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho 920 hộ, trong đó 684 nhà làm mới và 236 nhà sửa chữa. Hiện nay, các hộ dân đang thi công, tiến độ đạt khoảng 70%. Đã giải ngân 20.595,76 triệu đồng.

Lãnh đạo huyện A Lưới khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025. Phấn đấu đến cuối năm 2023 đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo Quốc gia, đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 12,01%.

Để hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, A Lưới sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc; tích cực triển khai có hiệu quả việc xóa nhà tạm và tạo sinh kế cho người dân. 

Làm việc với huyện A Lưới, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần tập trung cho công tác giảm nghèo bền vững, phấn đấu đưa A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo quốc gia. Theo ông Bình, việc hoàn thành mục tiêu này sẽ góp phần vào tiêu chí đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, huyện A Lưới cần quyết tâm, huy động cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công chi tiết và có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. A Lưới cần tập trung hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật để phục vụ sản xuất; đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, tạo ra sinh kế cho người dân. Ông Bình khẳng định, hiện nay, nguồn lực phân bổ cũng tập trung cho A Lưới, nên cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Bên cạnh đó, A Lưới cần tập trung mọi nguồn lực của toàn xã hội chăm lo cho công tác giảm nghèo bền vững., xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để thực hiện. Chú trọng đến tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. 

THẢO VI



Source link

Tin cùng chuyên mục

Nhiều thách thức trong công tác di dân ra khỏi vùng thiên tai

Khó về quỹ đất và kinh...

Ngăn ngừa ô nhiễm rác thải nhựa biển

Mỗi năm tại Việt Nam, khoảng...

Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

Sự tồn tại của nghi lễ...

Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục

Ngày 26/10, tại Hà Nội, Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức toạ đàm “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục”. Sự kiện...

Nguồn lực nội sinh cho đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa rất quan trọng để tìm “mẫu số chung” của khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong thời kỳ hội nhập toàn diện với khu vực và cộng đồng quốc tế.

Cùng tác giả

Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục

Ngày 26/10, tại Hà Nội, Tổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam tổ chức toạ đàm “Thách thức và giải pháp trong công tác hỗ trợ trẻ em trải qua xâm hại tình dục”. Sự kiện...

Thừa Thiên Huế nâng cao nhận thức về thực hiện các mục tiêu Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN

Ngày 26/10, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng...

Những lưu ý trường hợp bất khả kháng phải để con ở nhà một mình

Bên cạnh nguy cơ bị lừa đảo, bắt cóc và xâm hại, trẻ ở nhà một mình còn có nguy cơ về hỏa hoạn, điện giật, va đập gây thương tích cho các em ngay trong ngôi...

Lợi – hại việc học cách chăm con qua mạng

Lần đầu có con, hầu hết cặp vợ chồng đều có những lo lắng và áp lực riêng. Ngoài tìm kiếm kiến thức từ sách báo, bác sĩ, họ còn nhờ đến mạng xã hội, nơi có...

Tuyên truyền phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất