Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt NamViệt Nam24/10/2024

Để đảm bảo sự phát triển bền vững trong xu thế số hoá kinh tế cũng như sự chuyển dịch các hoạt động giao thương trên môi trường Internet bao gồm cả hoạt động thương mại, kinh tế nông nghiệp thì phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trở nên bức thiết.

Ảnh minh họa

Với việc đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với kêu gọi sự hỗ trợ, tư vấn, đồng hành của các doanh nghiệp, hiệp hội công nghệ thông tin chuyên nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp từ trung ương đến địa phương. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần xây dựng giá trị văn hóa làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, tôn trọng, cộng đồng trách nhiệm trong một đơn vị và giữa các đơn vị với nhau. Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Về xã hội số khuyến khích các hoạt động ứng dụng các công nghệ số như cảm biến, IoT, trí tuệ nhân tạo và khai thác dữ liệu để theo dõi các thông số đất đai, thời tiết, v.v…nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Sự chia tách hộ, quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nông thôn, nhất là địa bàn nông thôn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp... dẫn tới sự gia tăng cư dân nông thôn.Sự chia tách hộ, quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nông thôn, nhất là địa bàn nông thôn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp... dẫn tới sự gia tăng cư dân nông thôn.

Cùng với việc chuyển đổi số phải gắn trực tiếp với tư duy nhận thức, vai trò trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị. Người đứng đầu đơn vị phải “truyền lửa” đến tất cả mọi cán bộ hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số của Ngành, của đơn vị, đồng thời phải là người đầu tiên tuyệt đối tuân thủ quy trình chuyển đổi số của đơn vị để làm gương cho cấp dưới. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo triển khai lộ trình chuyển đổi số, chính là việc tổ chức dẫn dắt toàn thể đơn vị từng bước chuyển đổi hệ thống từ phương thức hoạt động cũ sang cách vận hành mới, cải cách hành chính thực chất, nâng cao năng suất, chất lượng công việc, tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm theo các chuyên đề khác nhau về chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên canh đó là việc tập trung số hóa hồ sơ dữ liệu, phát triển, làm giàu dữ liệu số chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, kiểm ngư, kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi, phòng chống thiên tai, kinh tế hợp tác, phát triển nông thôn, quản lý chất lượng, chế biến, thị trường nông sản, khuyến nông… bảo đảm mục tiêu chất lượng dữ liệu đúng, đủ, sống, sạch phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền tảng dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao theo quy định của pháp luật để phục vụ chuyển đổi số toàn diện theo lộ trình trong phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xây dựng ban hành Kiến trúc dữ liệu nền tảng số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm hệ thống, chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP), kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm chia sẻ thông tin, dữ liệu để cùng khai thác, sử dụng, xây dựng nền tảng dữ liệu số, dịch vụ vận hành các hệ thống nền tảng dùng chung phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số theo hướng xã hội hóa. Cùng với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức để sẵn sàng làm việc trong môi trường số; đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, phát hiện và xử lý kịp thời các lỗ hổng, nguy cơ mất an toàn và các cuộc tấn công mạng, không để xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin nghiêm trọng. Xây dựng thí điểm mô hình mẫu về sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh tại một số địa phương trọng điểm, thúc đẩy hợp tác công tư, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, thúc đẩy dịch vụ số phục vụ phát triển kinh tế số nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản, phát triển ngành nghề, dịch vụ du lịch nông thôn trên nền tảng số, thông qua các sàn thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, tuyên truyền, phổ biến, truyền thông chính sách trên các nền tảng số, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai một số mô hình thí điểm phục vụ nông dân, nông thôn: như mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử, câu lạc bộ cộng đồng kết nối chuyển đổi số, mạng nhà nông.

Thanh Tú


Bình luận (0)

No data
No data

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm