Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngTìm đường trở lại cho hợp đồng BT

Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT


Thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện đang là giải pháp được đặt lên bàn thảo luận để phương thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân.





Các dự án BT được đánh giá vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

Hình thức đầu tư BT trở lại

Sự trở lại của phương thức hợp đồng BT trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu không đồng nghĩa với tái diễn những tồn tại khiến hình thức đầu tư này bị dừng vào năm 2021.

“Luật PPP đã dừng triển khai dự án BT vì các yếu tố bất cập và các dự án không thành công của giai đoạn trước. Nhưng nếu thay đổi cách tiếp cận, hoàn thiện kỹ lưỡng cơ chế thực hiện, khắc phục tối đa những bất cập của giai đoạn trước, BT vẫn là cách thức tốt để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân”, bà Nguyễn Thị Linh Giang, Chánh Văn phòng PPP, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ quan điểm của Ban soạn thảo tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật.

Phải nhắc lại, theo Luật PPP, kể từ năm 2021, hợp đồng BT không áp dụng đối với dự án đầu tư mới. Lý do được đưa ra khi đó là một số dự án không có mục tiêu đầu tư phù hợp, không cần thiết; giá trị công trình BT được xác định không chính xác, đa số dự án có suất đầu tư cao hơn so với dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu được thực hện thông qua hình thức chỉ định thầu không cạnh tranh; công tác giám sát bị xem nhẹ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm…

Trước đó, trước năm 2014, hình thức BT được áp dụng cả hai hình thức thanh toán bằng tiền và bằng quỹ đất theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP. Kể từ năm 2014, Chính phủ dừng thực hiện hình thức thanh toán bằng tiền. Từ năm 2018, hình thức thanh toán bằng quỹ đất theo cơ chế ngang giá được luật hoá tại Luật Quản lý và sử dụng tài sản công.

Nhìn nhận lại giai đoạn này, nhiều bộ, ngành, địa phương có dự án BT cho rằng, các dự án này vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại các địa phương, huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân, giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, các dự án đối ứng được thanh toán đầu tư cũng góp phần đáng kể cho việc cải thiện hạ tầng về nhà ở, dịch vụ, hình thành các đô thị mới, khu dân cư mới…

Đây cũng là cơ sở để Quốc hội cho phép 3 địa phương được thí điểm triển khai loại hợp đồng BT, gồm TP.HCM, TP. Hà NộiNghệ An. Tuy nhiên, cách thức áp dụng còn chưa thống nhất, tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. TP.HCM được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách thành phố). Nghệ An được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách nhà nước hoặc tiền thu từ đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất). Hà Nội được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (ngân sách thành phố) hoặc thanh toán bằng quỹ đất.

Vẫn còn bài toán thanh toán bằng tiền hay bằng đất

Cho tới thời điểm này, cơ chế thanh toán bằng tiền hay bằng đất vẫn đang được cân nhắc. Trong Dự thảo Luật mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đưa ra lấy ý kiến, vẫn có 2 phương án được đưa ra.

Phương án 1 quy định áp dụng hợp đồng BT thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền. Phương án 2 là áp dụng cả cơ chế thanh toán bằng tiền và bằng đất.

Bà Linh Giang cho biết, điểm khác biệt so với giai đoạn trước là, các điều kiện triển khai chặt chẽ, nhưng tổng mức đầu tư dự án được xác định căn cứ trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, tương tự công trình đầu tư công. Cách này sẽ tránh việc nâng khống giá trị công trình. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải qua đấu thầu, không được chỉ định thầu…

Với phương án 1, nguồn thanh toán phải được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để có cơ sở thanh toán hoặc được chi trả trực tiếp cho nhà đầu tư dự án BT từ nguồn tiền thu được từ đấu giá tài sản công. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có rủi ro, nếu chậm thanh toán, thì phần lãi phát sinh sẽ dẫn đến giá trị công trình tăng lên. Đây chính là bất cập đã xảy ra trong thực tế của nhiều dự án BT giai đoạn trước.

Mặt khác, đối với mô hình thanh toán bằng nguồn thu từ tiền đấu giá tài sản công, Ban soạn thảo cho rằng, sẽ phải xem xét, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước (để cho phép áp dụng cơ chế tiền thu được từ bán đấu giá được chi trả trực tiếp cho nhà đầu tư dự án BT, mà không phải nộp về ngân sách nhà nước) và sửa đổi Luật Đấu giá tài sản (để cho phép nhà đầu tư dự án BT được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu giá).

Phương án 2 cho phép áp dụng hợp đồng BT thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền (như phương án 1) và bằng quỹ đất. Phương án này tạo cơ sở pháp lý để huy động thêm nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển và phần nào khắc phục được bất cập trong việc xác định giá trị công trình BT, giá trị quỹ đất thanh toán tại thời điểm lập dự án, đấu thầu, ký kết hợp đồng.

Tuy nhiên, phương án này chưa xử lý được tình trạng giá trị quỹ đất thực tế tại thời điểm giao đất vượt gấp nhiều lần giá trị quỹ đất dự kiến tại hợp đồng; mặc dù cho phép cơ chế bù trừ chênh lệch nhưng vẫn thiếu cơ sở để giao toàn bộ quỹ đất dự kiến cho nhà đầu tư theo cam kết tại hợp đồng.

Đối với phương án này, trong quá trình lấy ý kiến, có đề xuất không sử dụng tài sản công để thanh toán dự án BT, mà chỉ sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý theo quy định tại Điều 217, Luật Đất đai năm 2024 để thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, đề nghị bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán, áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư đề xuất đầu tư xây dựng công trình và chuyển giao cho Nhà nước quản lý, sử dụng mà không yêu cầu thanh toán chi phí đầu tư xây dựng…

Rõ ràng, việc lựa chọn cơ chế nào sẽ cần phải cân nhắc nhiều, để đạt được mục tiêu khắc phục các vấn đề bất cập của mô hình này, đồng thời hoàn thiện quy định để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn.

Theo kế hoạch, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu sẽ được hoàn thiện, trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10 tới đây.

Đánh giá lại hơn 3 năm thực hiện Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP. Những dự án này đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn của quốc gia, địa phương, với tổng mức đầu tư khoảng 380.000 tỷ đồng, nhu cầu sử dụng khoảng 190.000 tỷ vốn nhà nước.

Các dự án PPP mới triển khai theo quy định của Luật PPP dự kiến hình thành khoảng 1.000 km đường cao tốc, 2 cảng hàng không tiêu chuẩn cấp 4C, 3 công trình xử lý chất thải rắn cấp đặc biệt, 3 nhà máy cung cấp nước sạch, góp phần mở rộng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế – xã hội của các địa phương.

Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật vẫn còn và đang được sửa đổi.





Nguồn: https://baodautu.vn/tim-duong-tro-lai-cho-hop-dong-bt-d224329.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung 4 luật liên quan tới đầu tư, gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tại...

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình

Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái BìnhPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) Cụ thể, Phó thủ tướng chấp...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Điểm sáng giúp thanh khoản căn hộ phía Nam tăng trở lại

Nguồn cung căn hộ gia tăngTheo báo cáo thị trường bất động sản Tp.HCM và vùng lân cận trong tháng 8/2024 của Công ty CP DKRA (DKRA Group), hiện nay phân khúc căn hộ có sự cải thiện tích cực về nguồn cung và thu hút...

Cùng chuyên mục

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực...

Sẽ xây nút giao dạng kim cương trên cao tốc Biên Hòa

TPO - Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tỉnh lộ 991, đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Hòa Bình dạng kim cương hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến 1.495 tỷ đồng. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông báo kết luận đồng ý chủ trương đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với...

Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh

Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình MinhNgày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh. Quy mô đầu tư Dự án gồm...

cầu cảng cá 185 tỷ không phát huy hiệu quả trong suốt 10 năm

Công trình nhiều cái "không" Dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng do Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2010, hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2013 với quy mô khoảng 23ha, kinh phí gần 185 tỷ đồng. Khi đầu tư, cầu cảng cá sông Trà Bồng được kỳ vọng rất lớn sẽ phục vụ ngư nghiệp cho các...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Phú Yên tầm nhìn đến năm 2050

Ưu tiên các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn Theo nội dung của Kế hoạch, đối với các dự án đầu tư công, tỉnh Phú Yên tập trung triển khai thực hiện các dự án đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh, trong đó ưu tiên các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược...

Mới nhất

Để hệ thống báo Đảng phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ trì hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch...

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522...

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden GateTập đoàn Golden Gate đón phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ở Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra vào ngày 13/9, với sự...

Mới nhất