Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tín dụng chính sách xã hội , "đòn bẩy” tạo việc làm, giảm nghèo bền vững ở Phú Ninh

(QNO) - Hơn 20 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng yếu thế, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Ninh đã trở thành “cầu nối” đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến tận tay người dân. Tín dụng chính sách không chỉ giúp nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam18/05/2025

Đồng hành thiết thực cùng người nghèo

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Phú Ninh đã xác định rõ phương châm hoạt động: đưa vốn đến đúng người, đúng mục đích và kịp thời. Trên cơ sở đó, đơn vị đã xây dựng mạng lưới giao dịch vững chắc, phối hợp hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chính quyền cơ sở và hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn để triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên toàn địa bàn.

Đến cuối tháng 4/2025, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hơn 407 tỷ đồng; trong đó vốn Trung ương cấp hơn 287 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương ủy thác hơn 61 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân. Tổng dư nợ cho vay đạt trên 401 tỷ đồng, tăng hơn 19,5 tỷ đồng so với đầu năm, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định và bền vững.

Những đồng vốn thay đổi cuộc đời

Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ dân ở Phú Ninh đã từng bước thoát khỏi khó khăn, vươn lên làm chủ cuộc sống. Ông Lương Quang Bình (thôn Phú Yên, xã Tam Đàn) từng là hộ nghèo, nhờ vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện, ông đầu tư nuôi bò giống 3B. Từ một con bò ban đầu, đến nay ông đã phát triển đàn bò lên 5 con, tạo thu nhập ổn định, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nuôi con ăn học đầy đủ. “Tôi đã trả hết nợ, hiện gia đình sống ổn định, phần lớn là nhờ từ đàn bò này” - ông Bình chia sẻ.

z6600336622623_0d78f784b91e2c9c9e11ed8009027dc8.jpg
Mô hình vay vốn tín dụng chính sách chăn nuôi bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế tại xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh. Ảnh: QUỐC VƯƠNG

Tương tự, bà Trần Thị Mỹ Diễm (thôn Thạnh Hòa, xã Tam Đàn) vay 50 triệu đồng để đầu tư công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Trước đây, nguồn nước giếng tại địa phương thường nhiễm phèn, đục, không đảm bảo vệ sinh. Nhờ vốn vay, gia đình bà xây dựng hệ thống nước sạch hiện đại, nhà vệ sinh kiên cố, đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. “Từ khi có nước sạch, sinh hoạt gia đình tôi cải thiện rõ rệt” - bà Diễm phấn khởi nói.

z6600336622716_e046d6fc6da745f6d14b154ada3fbf5d.jpg
Người dân trên địa bàn huyện Phú Ninh vay vốn để đầu tư công trình nước sạch và vệ sinh hộ gia đình. Ảnh: QUỐC VƯƠNG

Góp phần giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2020–2025, Ngân hàng CSXH huyện Phú Ninh đã giải ngân vốn vay cho hơn 21.454 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó, có hơn 3.619 lượt hộ nghèo và cận nghèo, 1.789 hộ vươn lên thoát nghèo, 4.894 lao động có việc làm mới hoặc được duy trì việc làm ổn định; 872 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận vốn học tập; hơn 18.590 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được đầu tư; 176 căn nhà được xây dựng, sửa chữa theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm mạnh từ 22,3% năm 2005 xuống còn 1,8% cuối năm 2024, khẳng định vai trò to lớn của tín dụng chính sách trong sự nghiệp giảm nghèo bền vững.

Quản lý chặt chẽ, vận hành hiệu quả

Thành công của tín dụng chính sách tại Phú Ninh đến từ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương để rà soát nhu cầu, xét duyệt đúng đối tượng, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Các Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động ngày càng hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn sản xuất cho người vay.

Đặc biệt, Ngân hàng CSXH huyện đã tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, UBND huyện trong việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư; Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; và gần đây nhất là Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Nhờ đó, huyện đã chuyển 6,7 tỷ đồng từ ngân sách sang ủy thác cho Ngân hàng CSXH huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Tín dụng chính sách - trụ cột an sinh xã hội

Ông Nguyễn Hữu Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện Phú Ninh - đánh giá: “Tín dụng chính sách xã hội là một trong những ‘trụ cột’ quan trọng của công cuộc giảm nghèo, góp phần ổn định đời sống người dân, phát triển kinh tế địa phương và hạn chế tín dụng đen ở khu vực nông thôn. Phú Ninh đã và đang là điểm sáng trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.”

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã thật sự lan tỏa đến từng thôn, từng hộ dân, trở thành "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển sinh kế, xây dựng đời sống mới ở nông thôn. Với định hướng đúng đắn, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành và toàn xã hội, huyện Phú Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu không còn hộ nghèo đa chiều vào năm 2030, xây dựng địa phương ngày càng văn minh, phát triển và đáng sống.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-don-bay-tao-viec-lam-giam-ngheo-ben-vung-o-phu-ninh-3155037.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn
10.000 món đồ cổ đưa bạn trở về Sài Gòn xưa
Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm