Trang chủNewsThời sựTP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98

Hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, nhiều cơ chế đặc thù đi vào cuộc sống giúp TP.HCM đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng, tạo nền tảng để phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

30 CƠ CHẾ ĐÃ TRIỂN KHAI

Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM được đánh giá là bản nghị quyết có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, triển khai đồng bộ, quyết liệt từ người đứng đầu Chính phủ, các bộ, ngành và TP.HCM. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ có 4 văn bản giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và TP.HCM. Ở cấp độ địa phương, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND và UBND TP.HCM ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, ban điều hành, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn với mục tiêu cao nhất là triển khai nhanh các cơ chế vào cuộc sống, tháo gỡ các điểm nghẽn và khơi thông nguồn lực.

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98- Ảnh 1.

Hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, nhiều cơ chế đặc thù đi vào cuộc sống tạo nền tảng để TP.HCM phát triển nhanh, mạnh và bền vững

ẢNH: ĐỘC LẬP

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết trong số 44 cơ chế đặc thù, đến nay có 30 cơ chế đã áp dụng, 2 cơ chế đang chờ bộ, ngành bổ sung quy định, 1 cơ chế xin dừng thực hiện do có quy định mới, 4 cơ chế chưa đề xuất áp dụng, 7 cơ chế TP.HCM đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn.

Cụ thể, ở lĩnh vực quản lý đầu tư, TP.HCM đã bố trí vốn đầu tư công 3.794 tỉ đồng hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm; thông qua danh mục 7 vị trí phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; ban hành danh mục 41 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa; thông qua 5 dự án nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa đường bộ hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

Với nhóm cơ chế về tài chính, ngân sách, địa phương bố trí 1.500 tỉ đồng vốn đầu tư công hỗ trợ lãi suất các dự án được Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên; chi thu nhập tăng thêm 11.287 tỉ đồng; hỗ trợ tỉnh Điện Biên 75 tỉ đồng thực hiện một số công trình.

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98- Ảnh 2.

TP.HCM kỳ vọng vào một cơ chế khai phóng nguồn lực đất đai là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD)

ẢNH: NGUYỄN ANH

Ở lĩnh vực quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường, TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư 1 dự án nhà ở xã hội cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 căn hộ, 5 đơn vị đăng ký chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện, 2 dự án bổ sung mục tiêu đốt rác phát điện. Về quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đến nay có 48 hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong đó hội đồng tư vấn tuyển chọn được 21 hồ sơ và bước đầu hỗ trợ cho 15 hồ sơ.

Đáng chú ý, việc triển khai 9/10 cơ chế về tổ chức bộ máy chính quyền của TP.HCM giúp địa phương giải quyết nhanh hồ sơ của người dân và doanh nghiệp (DN) hơn. Cụ thể, TP.HCM thành lập Sở An toàn thực phẩm và Trung tâm chuyển đổi số, bổ sung chức danh phó chủ tịch cho UBND TP.Thủ Đức, H.Cần Giờ, H.Hóc Môn và 51 phường, xã, thị trấn dân số trên 50.000 người.

PGS-TS Vũ Tuấn Hưng, Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ, đánh giá việc bổ sung cán bộ, công chức ở phường, xã đông dân đã giải quyết phần nào bất cập của sự đánh đồng biên chế giữa các địa phương. Về chi thu nhập tăng thêm, dù năm 2024 áp dụng mức 1,5 lần nhưng không phải đương nhiên mọi cán bộ, công chức đều được hưởng giống nhau, mà chỉ những người hoàn thành xuất sắc, có cống hiến mới được hưởng mức tối đa. Điều này tạo sự cạnh tranh, thôi thúc công chức cống hiến.

Việc phân cấp mạnh mẽ giúp rút gọn thủ tục hành chính, giải quyết hồ sơ nhanh chóng, người dân và DN được hưởng lợi. Chuyên gia này đánh giá với Nghị định 84/2024 của Chính phủ mới ban hành, TP.HCM sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong quản trị, phát triển kinh tế, chủ động sử dụng ngân sách triển khai dự án hạ tầng.

Nền tảng để TP.HCM phát triển nhanh

Tại buổi làm việc với TP.HCM ngày 10.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá 1 năm triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội đã mang lại những kết quả bước đầu rất cơ bản, tích cực, tạo tiền đề, nền tảng để phát triển TP.HCM nhanh, mạnh, bền vững. “Suy nghĩ đã chín, tư tưởng đã thông, cơ chế đã có, cờ đã đến tay thì phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, làm việc có trọng tâm, trọng điểm. Phải phát huy hơn nữa tư tưởng tấn công, khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý thêm.

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98- Ảnh 3.

Kinh tế TP.HCM tiếp tục hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 nhờ sự trợ lực từ Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Suy nghĩ đã chín, tư tưởng đã thông, cơ chế đã có, cờ đã đến tay thì phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, làm việc có trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (tại buổi làm việc với TP.HCM ngày 10.8)

Đồng quan điểm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định với 30/44 cơ chế được triển khai góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã gặp trước đó, đồng thời khơi thông nhiều điểm nghẽn, chuẩn bị cho kế hoạch trung hạn và dài hạn. Các chỉ tiêu kinh tế như tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thu ngân sách, sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, an sinh xã hội những tháng đầu năm 2024 đạt được có sự trợ lực từ các cơ chế đặc thù.

“Những kết quả đạt được trong năm qua rất đáng trân trọng, nhất là trong bối cảnh đội ngũ nhân sự thực hiện không tăng thêm”, Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá. Riêng cơ chế chi thu nhập tăng thêm giúp cán bộ, công chức thấy được quan tâm hơn, tập trung hơn, yên tâm hơn và năng động, sáng tạo hơn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Không chỉ hệ thống chính trị của TP.HCM mà nhiều cơ quan T.Ư đứng chân trên địa bàn cũng được thụ hưởng chính sách này.

Nhắc lại thời điểm triển khai Nghị quyết 98, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM chia sẻ cảm xúc chung lúc đó giống như triển khai một chiến dịch, thấy được tinh thần hành động quyết liệt của Chính phủ và TP.HCM, tạo ra khí thế hết sức mạnh mẽ, đồng bộ trong toàn hệ thống điều hành, thực thi pháp luật. Không thể phủ nhận những phần việc đã triển khai rất lớn, song theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, dù là nghị quyết đặc thù nhưng cũng cần có thời gian vì thành phố lớn, có những thứ thấy được liền, có những thứ cần thời gian. Thực tiễn cho thấy nhiều việc còn lúng túng trong triển khai, vướng mắc trong phối hợp, biểu hiện cầu toàn, do dự, sợ rủi ro, nhiều khâu quá tải.

Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư

“Nghị quyết 98 được kỳ vọng mở ra cơ chế để khơi nguồn lực và tháo gỡ cơ chế để TP.HCM được phân cấp, phân quyền, chủ động hơn, nhưng cả 2 việc trên đều chưa đạt như mong muốn”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận. Về pháp lý, các cơ chế, chính sách vượt trội là thí điểm nhưng vẫn phải làm theo quy trình, thủ tục hiện hành. Chưa kể, các quy trình, thủ tục đều do bộ, ngành ban hành chứ chưa phân cấp cho UBND TP.HCM. Đơn cử như việc ban hành danh mục dự án và các cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược, dù phân cấp về cho HĐND TP.HCM phê duyệt nhưng trước khi thông qua thì UBND TP.HCM vẫn phải báo cáo, hiệp thương với Bộ KH-ĐT. Theo ông Mãi, phải gỡ vướng cơ chế nhà đầu tư chiến lược mới có thể kêu gọi đầu tư vào dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và Khu công nghệ cao.

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98- Ảnh 4.

Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức ra đời theo cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội

ẢNH: SỸ ĐÔNG

Một cơ chế khác được kỳ vọng khai phóng nguồn lực đất đai là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở việc xác định 7 vị trí phù hợp dọc tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) và Vành đai 3. TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, lý giải dù có cơ chế nhưng nếu không phù hợp quy hoạch thì vẫn không thể triển khai. TP.HCM đang hoàn thiện 2 đồ án quy hoạch gồm điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch KT-XH trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết cơ chế phát triển đô thị theo mô hình TOD ước tính mang về cho ngân sách khoảng 100.000 tỉ đồng, tái cấu trúc lại không gian đô thị. Sắp tới, TP.HCM sẽ điều chỉnh quy hoạch chi tiết ở 6 vị trí để triển khai, ưu tiên thực hiện trước ở TP.Thủ Đức. Đối với 41 dự án đối tác công – tư lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và 5 dự án mở rộng đường theo hình thức BOT, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư trong quý 3 và quý 4/2024 và khởi công trong năm 2025.

Với những việc còn vướng mắc, Bí thư Nguyễn Văn Nên gợi mở UBND TP.HCM chủ động trao đổi, đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, cho thực hiện theo tinh thần đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, những việc vượt quá thẩm quyền mới gửi văn bản xin ý kiến cơ quan T.Ư.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: TP.HCM không chỉ giàu về kinh tế mà còn giàu có về lịch sử, văn hóa

Sài Gòn – TP.HCM xưa nay luôn gắn bó máu thịt với lịch sử và vận mệnh của đất nước. Trong gần 40 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, TP.HCM luôn là địa phương đóng góp lớn cho cả nước trên các phương diện tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu ngân sách, năng suất lao động, cơ chế, chính sách mới, mô hình kinh doanh mới. Nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, công nghệ mới, cách làm mới thường được triển khai ở TP.HCM rồi nhân rộng cả nước.

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98- Ảnh 5.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM ngày 17.8

ẢNH: HOÀNG HÙNG

Trong thời gian tới, TP.HCM cần định hình tương lai là thành phố toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập; khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. TP.HCM cần biến quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ TP.HCM về việc xây dựng “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động, sáng tạo” như tinh thần Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phát triển TP.HCM đã đề ra, thành những việc làm, thành quả trong thực tiễn, để TP.HCM thực sự là thành phố văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

TP.HCM cần tiếp tục đầu tư đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển mạnh khoa học – công nghệ gắn với phát triển kinh tế tri thức, công nghệ số, xã hội số. Đồng thời, củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế từ thành phố đến cơ sở, nâng cao chất lượng bệnh viện quận huyện, phát triển y tế dự phòng, giải quyết căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. TP.HCM đặt mục tiêu 21 bác sĩ/10.000 dân là rất hay rồi, nhưng cần hướng tới chỉ tiêu mỗi người dân được khám sức khỏe tại các cơ sở y tế một lần trong năm.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần quan tâm phát triển, nâng cao và quản lý tốt các hoạt động văn hóa theo hướng văn minh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng. Vừa qua, TP.HCM làm lễ hội sông nước rất hay, đó là nét đặc trưng của thành phố. TP.HCM phát triển để mỗi người dân thành phố đều có quyền tự hào và có trách nhiệm đóng góp xây dựng TP.HCM thành một thành phố giàu có. Giàu có không chỉ là tiền bạc, vật chất mà còn giàu có về lịch sử, về văn hóa, giàu về tình người, giàu cơ hội, giàu khát vọng vươn lên.

(Trích ý kiến phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM ngày 17.8)

Thủ Đức ủy quyền 187 nội dung cho phòng ban, phường

Đến nay, 4 cơ chế về tổ chức bộ máy chính quyền TP.Thủ Đức được triển khai tương đối toàn diện. Về thành lập tổ chức bộ máy, UBND TP.Thủ Đức đã thành lập Thanh tra Xây dựng, Trung tâm hành chính công, 3 đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, Trung tâm an sinh xã hội và Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật). Qua sơ kết, các trung tâm đều hoạt động hiệu quả, thích ứng với quy mô dân số hơn 1 triệu dân.

TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98- Ảnh 6.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Bí thư Thành ủy TP.Thủ Đức

ẢNH: SỸ ĐÔNG

Về phân cấp, ủy quyền, UBND TP.Thủ Đức đã ban hành 28 quyết định ủy quyền 187 nội dung xuống cho các phòng ban chuyên môn và 34 phường. Đơn cử như trước đây, cấp số nhà thuộc thẩm quyền của cấp quận, nay được giao về cho các phường. Có phường còn kiến nghị được phép cấp số nhà cho các tổ chức, thay vì chỉ hộ gia đình như hiện nay. Riêng việc tiếp nhận dự án đầu tư, TP.Thủ Đức được Sở KH-ĐT hỗ trợ, hướng dẫn 3 tháng đầu, đến nay đã nhịp nhàng, tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư 6 dự án tổng vốn gần 3.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Sở KH-CN cũng thống nhất phương án chi 36 tỉ đồng cho 17 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Từ thực tiễn, địa phương kiến nghị những mô hình thí điểm thì cứ giữ nguyên, không vì một mô hình mới mà tác động đến mô hình thí điểm. Như sắp tới, TP.HCM nghiên cứu thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thì Trung tâm hành chính công TP.Thủ Đức vẫn giữ nguyên để phục vụ những yêu cầu chung, chứ không nên sáp nhập thành đơn vị ngành dọc.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Bí thư Thành ủy Thủ Đức

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/tphcm-but-pha-tu-nghi-quyet-98-185240902233040687.htm

Cùng chủ đề

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm cấp nhà...

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith? Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ hai của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đến Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tháng 1/2021 đến nay. Nhân dịp chuyến thăm, hai bên đã tiến...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Dự Lễ trao quyết định có các đồng chí: Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...
18:44:58

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cùng chuyên mục

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa...

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ diễn ra với 2 kịch bản

 Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: TT KTTV) ...

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Tờ New York Times đưa tin, Ryan Wesley Routh, người mà bị bắt giữ trong vụ âm mưu ám sát ông Trump, từng lên tiếng về việc hối lộ các quan chức, làm giả hộ chiếu và sử dụng máy bay quân sự Mỹ để đưa quân đội Afghanistan đến Ukraine phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Video cảnh sát Mỹ truy đuổi bắt...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến nay, nhà thầu SCC đã lắp đặt thành công 2 đoạn nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại vị...

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Phong Châu mới an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ngày 9/9, mực nước trên sông Hồng dâng cao làm sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại rất lớn...

Mới nhất

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án Cam kết đầu tư hơn 1,3 tỷ USD để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang gặp vướng mắc không thể triển khai dự án. ...

Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị xuất quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh...

(Bqp.vn) - Sáng 16/9, tại Hà Nội, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn đã kiểm...

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa...

Mới nhất