Trang chủNewsKinh tếTPBank nâng cấp năng lực quản trị rủi ro lên...

TPBank nâng cấp năng lực quản trị rủi ro lên mức cao nhất theo Basel III


Chiều 31/5, TPBank tổ chức Lễ khởi động dự án Tính vốn theo Basel III dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ bao gồm cả cơ bản và nâng cao (FIRB & AIRB).

Cơ hội tiết kiệm vốn, khắc phục nhược điểm cứng nhắc của phương pháp cũ 

Hiệp ước Basel đề cập đến các hiệp ước giám sát ngân hàng do Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng ban hành với mục tiêu tăng cường sự ổn định tài chính thông qua việc cải thiện chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới.

Trong đó, Hiệp ước Basel III đưa ra các yêu cầu trọng tâm về vốn và quản lý thanh khoản. Chuẩn mực càng cao càng đòi hỏi khắt khe về vốn, cùng với việc bắt buộc áp dụng mức đệm dự phòng lớn hơn để giảm rủi ro trong hoạt động.

Với phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn (SA) trước đó, các tài sản của ngân hàng được gán các trọng số rủi ro cố định, được quy định cụ thể cho từng nhóm tài sản khác nhau dựa trên mức độ rủi ro tương ứng. 

Việc này giúp các ngân hàng đảm bảo tỷ lệ thanh khoản, đòn bẩy và đủ vốn dự trữ để thích ứng với các biến động của thị trường đồng thời chống chọi với các cú sốc kinh tế. Tuy nhiên, khả năng về việc dự trữ vốn nhiều hơn cần thiết là điểm chưa được tối ưu của phương pháp này do nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời và lợi nhuận của ngân hàng. 

Trong khi đó, IRB cho phép các ngân hàng sử dụng các mô hình và thực tiễn quản lý rủi ro nội bộ của mình để tự đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có để từ đó tính toán yêu cầu vốn chính xác hơn so với tỷ lệ phần trăm trọng số rủi ro đơn giản được quy định bởi SA.

Thay vì áp dụng một mức trọng số rủi ro cứng nhắc như phương pháp cũ, việc ước lượng các tham số rủi ro thông qua các mô hình cụ thể giúp cho việc đo lường rủi ro chính xác hơn, phản ánh sát nhất mức độ rủi ro của từng khách hàng/khoản vay và mang lại cơ hội tiết kiệm vốn nếu ngân hàng nắm giữ danh mục tín dụng tốt.

TPBank nâng cấp năng lực quản trị rủi ro lên mức cao nhất theo Basel III - 1

Nền tảng tốt trong quá khứ và cú bật nhảy trong tương lai 

Tháng 11/2021, TPBank công bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III, IFRS 9 và đưa vào triển khai toàn diện ngay từ Quý IV. Tại thời điểm đó, TPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường được một bên thứ 3 là Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện rà soát độc lập và công nhận về kết quả này.

Trong năm 2022, khi nhiều ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang áp dụng Basel II thì TPBank đã hoàn thành triển khai Basel III, Basel III Reforms theo SA. Và đến tháng 5/2023, TPBank tiếp tục triển khai Dự án Tính vốn theo Basel III dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ (FIRB & AIRB). 

Để thực hiện tính toán theo IRB, Ngân hàng phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu khắt khe về chất lượng dữ liệu và quản trị mô hình.

Dữ liệu sử dụng để xây dựng các mô hình IRB phải đảm bảo đồng thời về tính đầy đủ, tính toàn vẹn và tính hợp lý với độ dài tối thiểu từ 5-7 năm, do đó ngân hàng cần đầu tư nguồn lực để thu thập dữ liệu, xây dựng và quản lý các datamart với khối lượng dữ liệu rất lớn, đồng thời số lượng lớn các mô hình cần xây dựng, giám sát và kiểm định cũng yêu cầu ngân hàng phải có khung quản trị mô hình mạnh với đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn cao.

Kinh nghiệm vượt qua từng “chướng ngại vật” trong quá khứ là một lợi thế để TPBank sẵn sàng cho việc tiếp tục triển khai các phương pháp nâng cao hơn. 

Việc thu thập dữ liệu và xây dựng các mô hình đánh giá tổn thất tín dụng dự kiến theo IFRS-9 trước đây đã được kiểm định bởi bên thứ ba độc lập – Ernst & Young Malaysia – cho thấy các mô hình định lượng trong hệ thống đo lường nội bộ đều có chất lượng tốt, tạo nền tảng thuận lợi để TPBank tiếp tục nghiên cứu, triển khai xây dựng và hiệu chỉnh các mô hình PD, LGD, EAD theo IRB – Basel III.

Thêm vào đó, TPBank đã đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến như thuật toán AI, machine learning,… nhằm hỗ trợ cho công tác xây dựng và quản trị mô hình.

Để thực hiện được tất cả điều này, TPBank phải hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhằm giải quyết bài toán về chi phí đầu tư lớn, đặc biệt là đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu, áp dụng thuật toán nâng cao cũng như các chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì nhân sự có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Định hướng phát triển của TPBank là trở thành một trong những ngân hàng đi đầu trong việc tuân thủ và áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế vào hoạt động thực tế của Ngân hàng.

Chúng tôi đã làm rất tốt việc đó trong quá khứ, và đến nay, TPBank có đủ nền tảng từ công nghệ, dữ liệu và nhân sự chất lượng cao để tiếp tục triển khai việc tính vốn theo IRB vào năm nay.

Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến này đòi hỏi Ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, chi phí, tự giới hạn các hoạt động của mình theo các yêu cầu khắt khe của các chuẩn mực nhưng TPBank sẽ vững vàng vượt qua những cú sốc của nền kinh tế để hướng đến một ngân hàng chuyên nghiệp, minh bạch và lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững”.

TPBank nâng cấp năng lực quản trị rủi ro lên mức cao nhất theo Basel III - 2

Ông Lê Trung Kiên – Phó Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Trung Kiên – Phó Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, đánh giá cao định hướng đúng đắn cũng như sự chủ động của TPBank khi triển khai dự án Basel III: “Chúng ta đều nhận thấy rõ ràng vai trò của việc áp dụng chuẩn mực trong phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, bên cạnh phát triển quy mô, công nghệ. Đây là nền tảng duy trì và đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Với nền tảng sẵn có trước đó, cộng với sự tư vấn của KPMG, tôi tin rằng việc triển khai Dự án này với lộ trình hoàn thành mục tiêu ngắn như đã đề ra sẽ là một thách thức không nhỏ với TPBank, nhưng khi thành công, Dự án sẽ tạo ra bước tiến mới trong quản trị rủi ro, gia tăng thêm những giá trị cốt lõi lâu dài cho TPBank trong thời gian tới”.

Ứng dụng của IRB – con đường tiếp theo

Việc triển khai IRB không chỉ giúp ngân hàng tối ưu hóa chi phí vốn mà còn góp phần nâng cao năng lực quản trị khi Ngân hàng ứng dụng các kết quả của IRB vào hoạt động kinh doanh.

Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của IRB là trong hoạt động quản trị tín dụng như: xác định hạn mức, định giá khoản vay, đo lường hiệu quả; song song với đó là quản lý danh mục chủ động theo các mức độ rủi ro, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và khẩu vị của ngân hàng đối với từng danh mục rủi ro cụ thể, từ đó góp phần vào các quyết định phân bổ vốn và lập kế hoạch/chiến lược vốn hiệu quả.

Bên cạnh những ứng dụng này, TPBank sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các kết quả của IRB trong quá trình triển khai dự án sắp tới để góp phần nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Hiện tại, tuy chưa có khung pháp lý cho việc áp dụng tính vốn theo IRB nhưng cơ quan quản lý đã định hướng cho các tổ chức tín dụng thí điểm triển khai Basel theo IRB là một trong những mục tiêu của ngành ngân hàng đến cuối năm 2025. TPBank đang là một trong những ngân hàng đầu tiên trên hệ thống nghiên cứu triển khai theo phương pháp này.

Việc thực hiện dự án sẽ giúp ngân hàng tối ưu hóa chi phí vốn, tăng cường các ứng dụng của IRB vào hoạt động kinh doanh và quản trị danh mục… từ đó nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tài chính, khả năng an toàn và bền vững của TPBank, góp phần củng cố niềm tin khách hàng và vị thế của TPBank trên thị trường.

Bảo Anh


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo



Nguồn

Cùng tác giả

Tại sao rút tiền ở ATM lúc tối đa 5 triệu lúc chỉ 3 triệu đồng?

Rút tiền ở cây ATM đã trở quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, tùy từng cây, từng ngân hàng mà số tiền rút tối đa mỗi lần khác nhau. Vậy, tại sao rút tiền ở ATM...

Cầu thủ U23 Việt Nam thử việc ở đội bóng La Liga

Thông tin cầu thủ Việt Nam sang La Liga xuất hiện từ tối qua (22/9) khiến người hâm mộ xôn xao và có nhiều đồn đoán chưa được kiểm chứng về danh tính nhân vật này. Theo tìm...

Yêu thích lĩnh vực phân tích tài chính, học trường nào tốt nhất?

Lĩnh vực phân tích tài chính gồm các nội dung chính như: phân tích tài chính, phân tích các báo cáo tổng hợp về hoạt động kiểm toán, phân tích các rủi ro, đánh giá và giải quyết...

Thủ tướng chủ trì kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9 và 46 năm Việt Nam gia nhập LHQ

Dự lễ kỷ niệm còn có Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khoá 78 Dennis Francis; đại diện các tổ chức của LHQ, các nước thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế; những...

Nhóm nữ được kỳ vọng thay thế BlackPink

Theo truyền thông Hàn, YG đang dồn lực cho màn ra mắt của nhóm nữ mới, được kỳ vọng tiếp nối thành công của BlackPink.Giữa lúc có thông tin Jennie, Jisoo, Lisa có khả năng chuyển sang công...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng gặp gỡ Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ

Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam (thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập với mục tiêu kết nối các chuyên gia khoa học – công...

Tại sao rút tiền ở ATM lúc tối đa 5 triệu lúc chỉ 3 triệu đồng?

Rút tiền ở cây ATM đã trở quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, tùy từng cây, từng ngân hàng mà số tiền rút tối đa mỗi lần khác nhau. Vậy, tại sao rút tiền ở ATM...

Skoda ra mắt thị trường Việt Nam với bộ đôi SUV Karoq và Kodiaq, giá từ 999 triệu đồng

Sáng nay (23/9), TC Motor chính thức ra mắt thương hiệu ô tô Skoda tại Việt Nam đồng thời giới thiệu Kodiaq và Karoq, hai mẫu SUV đình đám nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu. Đây là dấu...

Thủ tướng kêu gọi đầu tư khi thăm sàn giao dịch Nasdaq

Thủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, kêu gọi doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Sáng 22/9 (tối cùng ngày giờ Việt Nam), người...

Điểm sáng trong từng phân khúc tại thị trường bất động sản Hải Phòng

Chiều ngày 22/9, được sự chỉ đạo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng (HPREA), Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư VARS phối hợp với...

Phối hợp phòng, chống buôn lậu giữa hải quan Việt Nam và Hải quan Hồng Kông (Trung Quốc)

Chuyến thăm và làm việc nhằm tăng cường các hoạt động trong hợp tác trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt đẩy mạnh hợp tác phòng, chống vận chuyển trái phép các chất ma...

Tăng cường hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa

Ngày 22/9, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị "Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất