Powered by Techcity

Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp


 

Hệ thống kênh bê-tông ở xã Tân Sơn – Tập Sơn, huyện Trà Cú phát huy hiệu quả trong điều tiết có kiểm soát nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

 

Khó khăn về nguồn nước ngầm…

Ghi nhận thực tế trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tại vùng trồng màu trọng điểm của xã Mỹ Long Bắc và thị trấn Mỹ Long, vào vụ màu mùa khô (từ tháng 02 đến tháng 6), hàng ngàn héc-ta màu như đậu phộng, dưa hấu, bí đỏ được xuống giống; trung bình mỗi hộ trồng màu ở đây phải đóng từ 02 – 03 giếng khoan.

Bà Võ Thị Nương, ấp Hạnh Mỹ, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang cho biết: gia đình có gần 08 công trồng màu, hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ lúa thu – đông sẽ vào vụ màu. Hiện nay, gia đình đang trồng dưa hấu và phải sử dụng 02 giếng khoan mới đủ tưới cho rẫy màu.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cầu Ngang, toàn huyện có hơn 21.000 giếng khoan; trong đó, tập trung nhiều ở các giếng khoan có lưu lượng dưới 10m3/ngày là 18.624 giếng; còn lại có lưu lượng trên 10m3/ngày. Ngoài ra, qua khảo sát của ngành chuyên môn, hiện Cầu Ngang có 283 giếng khoan hư hỏng và đã trám lắp 263 giếng.

Cũng theo bà Võ Thị Nương, trước đây, các hộ trồng màu chỉ đóng giếng có độ sâu từ 80m đến dưới 100m, còn hiện nay, các giếng khoan đều có độ sâu hơn 100m và phải gắn kèm thêm bộ phận bơm trợ lực bằng hình thức bơm mồi thông qua 01 hồ chứa nước được lót vải bạt ny-lon (diện tích 02 x 03m và tùy điều kiện của từng gia đình). Tuy nhiên vào mùa khô, lúc cao điểm từ 09 – 13 giờ, khi các hộ trồng màu đồng loạt chạy máy bơm tưới, các giếng khoan ở đây đều có hiện tượng tụt nước.

Với diện tích trồng màu mùa khô hiện nay chiếm từ 60 – 65%/tổng diện tích màu cả năm (tổng diện tích màu khoảng 50.000ha). Do đặc điểm các vùng trồng màu mùa khô thường phân bố trên vùng đất giồng cát, triền giồng và cát pha… nguồn nước mặt trên các tuyến kênh thủy lợi nội đồng trong giai đoạn này không đủ bơm tát và kênh nội đồng thường nằm xa vùng trồng màu. Trên 90% sử dụng giếng khoan để tận dụng nước ngầm cho trồng màu mùa khô.

Qua đó, cho thấy thực trạng sử dụng nước ngầm trong nông nghiệp tại Trà Vinh phục vụ bơm tưới chính cho cây màu nên tình trạng hụt nước ngày càng rõ rệt trong mùa khô (từ tháng 02 đến tháng 6) và người dân phải khoan giếng sâu hơn trước đây (trên 100m) mới có thể tiếp cận nguồn nước sử dụng được; kéo theo chi phí khoan giếng sâu, bơm nước và bảo trì tăng cao; đồng thời gây rủi ro lớn cho sinh kế của người dân nếu hạn hán kéo dài.

Giải pháp sử dụng nước ngầm hiệu quả, tiết kiệm

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm và sử dụng có hiệu quả nhằm tránh các hệ lụy của việc khai thác nước ngầm quá mức làm suy giảm mực nước ngầm, dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn, nhất là tại các khu vực gần biển; gây lún sụt đất do tầng chứa nước bị rỗng dần. Chất lượng nước suy giảm, có thể bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc ô nhiễm kim loại nặng. Vừa qua, mô hình xây dựng bể lót bạt nhựa để trữ nước trong trồng màu của chương trình do UNDP tài trợ, Hiệp hội Cao đẳng cộng đồng Việt Nam là đơn vị điều phối, Trường Đại học Trà Vinh là đơn vị thực hiện đã triển khai ở huyện Trà Cú; qua đó, đã lắp đặt 05 hệ thống túi trữ nước tận dụng tái chế nguyên liệu từ bạt nuôi tôm và hệ thống tưới nước tiết kiệm cho 05 hộ ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú.

Ông Thạch Tuốt, ấp Nhuệ Tứ A, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú chia sẻ: gia đình có hơn 15 năm trồng màu (01 vụ lúa + màu) như đậu phộng, bí đỏ, mướp, khổ qua trên diện tích 1,2ha. Những năm trước đây còn sử dụng nguồn nước tưới từ ao đất đào, do nguồn nước nước mặt cạn kiệt, phải sử dụng giếng khoan và ngày càng khó khăn hơn, lúc cao điểm và vào mùa khô, nguồn nước bơm lên rất khó, hay xảy ra hiện tượng tụt nước và phải sử dụng thêm bơm trợ lực; gần đây, phải thức dậy từ 01 giờ sáng để đi bơm nước chứa trong cái hồ nhỏ khoảng 05m3, nếu không thì sáng bơm nước không lên nổi đủ cho tưới tiêu (trong lúc tưới là vừa bơm vừa tưới).

Cũng theo ông Thạch Tuốt, được chương trình hỗ trợ hệ thống trữ nước và hệ thống tưới tiết kiệm, hiện nay, việc tưới nước đã giảm rất nhiều chi phí như tiền điện, không còn sử dụng lượng lớn nước tưới lan như trước đây. Hệ thống trữ nước có thể giúp hứng nước mưa, trữ nước mưa, cũng như trữ nước ngọt từ sông (cho những ngày không có mưa) để tưới màu liên tục trong nửa tháng.

Để bảo vệ và phát huy tốt việc khai thác nguồn nước ngầm trong sản xuất nông nghiệp, cần hướng đến quy hoạch và kiểm soát khai thác nước ngầm. Trong đó, cần có quy định chặt chẽ về độ sâu, lưu lượng và mật độ giếng khoan; giám sát mực nước ngầm định kỳ để cảnh báo sớm tình trạng suy giảm.

Song song đó, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ và vừa qua các mô hình như các ao trữ nước, mương dẫn nước từ nguồn mặt khi mùa mưa. Khuyến khích mô hình tưới tiết kiệm như nhỏ giọt, phun mưa thay cho tưới tràn và ứng dụng khoa học – kỹ thuật để chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện khô hạn; sử dụng giống chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn.

Việc khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp là giải pháp thiết yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hạn hán. Tuy nhiên, nếu không được quản lý hợp lý, nguồn tài nguyên quý giá này sẽ dần cạn kiệt, gây ra nhiều hệ lụy lâu dài. Chính quyền địa phương, các ngành chức năng và người dân cần có những hành động cụ thể và đồng bộ để bảo vệ nguồn nước ngầm, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững tại Trà Vinh.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ



Nguồn: https://www.baotravinh.vn/nong-nghiep/chung-tay-bao-ve-nguon-nuoc-ngam-trong-su-dung-san-xuat-nong-nghiep-46328.html

Cùng chủ đề

Nguyên tắc, định hướng SẮP XẾP ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG

  Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành Công văn số 68/CV-BCĐ, ngày 28/5/2025 về việc định hướng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Công văn số 68/CV-BCĐ nêu rõ, thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập...

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng, chống thiên tai

  Từ đầu năm 2025 đến nay, thiên tai đã làm 29 người chết và mất tích, 67 nhà bị sập đổ, 2.342 nhà bị tốc mái, hư hại. Trong tháng 5/2025 đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn (đặc biệt là đợt mưa lớn lịch sử trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vừa qua), gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở một số địa phương, thiệt hại về người, tài sản, ảnh...

Nhiều đổi mới từ Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng”

  Ban tố chức trao giải Nhất cho các tác giả tại Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia về đề tài biển, đảo quê hương với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ hai, tối 18/12/2023.   Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tổ quốc bên bờ sóng" do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì tổ chức định kỳ hai năm một lần;...

Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm

  Vào mùa thu hoạch đậu phộng, nông dân ấp Huyền Đức vừa có thu nhập, vừa góp phần giải quyết việc làm nhiều lao động nông thôn.    Sản phẩm đậu phộng của tỉnh Trà Vinh được đánh giá chất lượng tốt hơn các vùng sản xuất khác, nên sản phẩm đậu phộng được tiêu thụ tốt hơn trên thị trường. Đậu phộng là cây trồng chủ lực tại các vùng có đất giồng cát, triền giồng tại các huyện Cầu...

Phấn đấu hoàn thành nghiệm thu trước tháng 8/2025

  Quang cảnh cuộc họp.   Tham dự cuộc họp có đồng chí Lê Thanh Nam, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thống kê tỉnh Trà Vinh cùng thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo. Theo kết quả của Ban Chỉ đạo, toàn tỉnh có 1.424 người lập bảng kê chia ra khu vực 96 người, khu vực nông thôn 1.328 người. Đến nay, toàn tỉnh đã lập bảng kê được 259.402 hộ, đạt 94,42%...

Cùng tác giả

Nguyên tắc, định hướng SẮP XẾP ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP Ở ĐỊA PHƯƠNG

  Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành Công văn số 68/CV-BCĐ, ngày 28/5/2025 về việc định hướng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Công văn số 68/CV-BCĐ nêu rõ, thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập...

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng, chống thiên tai

  Từ đầu năm 2025 đến nay, thiên tai đã làm 29 người chết và mất tích, 67 nhà bị sập đổ, 2.342 nhà bị tốc mái, hư hại. Trong tháng 5/2025 đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn (đặc biệt là đợt mưa lớn lịch sử trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vừa qua), gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở một số địa phương, thiệt hại về người, tài sản, ảnh...

Nhiều đổi mới từ Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng”

  Ban tố chức trao giải Nhất cho các tác giả tại Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia về đề tài biển, đảo quê hương với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ hai, tối 18/12/2023.   Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tổ quốc bên bờ sóng" do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì tổ chức định kỳ hai năm một lần;...

Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm

  Vào mùa thu hoạch đậu phộng, nông dân ấp Huyền Đức vừa có thu nhập, vừa góp phần giải quyết việc làm nhiều lao động nông thôn.    Sản phẩm đậu phộng của tỉnh Trà Vinh được đánh giá chất lượng tốt hơn các vùng sản xuất khác, nên sản phẩm đậu phộng được tiêu thụ tốt hơn trên thị trường. Đậu phộng là cây trồng chủ lực tại các vùng có đất giồng cát, triền giồng tại các huyện Cầu...

Phấn đấu hoàn thành nghiệm thu trước tháng 8/2025

  Quang cảnh cuộc họp.   Tham dự cuộc họp có đồng chí Lê Thanh Nam, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thống kê tỉnh Trà Vinh cùng thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo. Theo kết quả của Ban Chỉ đạo, toàn tỉnh có 1.424 người lập bảng kê chia ra khu vực 96 người, khu vực nông thôn 1.328 người. Đến nay, toàn tỉnh đã lập bảng kê được 259.402 hộ, đạt 94,42%...

Cùng chuyên mục

Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm

  Vào mùa thu hoạch đậu phộng, nông dân ấp Huyền Đức vừa có thu nhập, vừa góp phần giải quyết việc làm nhiều lao động nông thôn.    Sản phẩm đậu phộng của tỉnh Trà Vinh được đánh giá chất lượng tốt hơn các vùng sản xuất khác, nên sản phẩm đậu phộng được tiêu thụ tốt hơn trên thị trường. Đậu phộng là cây trồng chủ lực tại các vùng có đất giồng cát, triền giồng tại các huyện Cầu...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn xây dựng cơ bản

  Công nhân thực hiện phần xử lý vỉ sắt tại công trình cầu Ô Mịch, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè thuộc dự án tuyến đường liên xã Châu Điền - Hòa Tân.   Tại buổi kiểm tra thực tế các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện Tiểu Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hẳn chỉ đạo các địa phương và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Trà Vinh…...

Nâng chất lượng xã NTM kiểu mẫu gắn với thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông...

  Đoàn công tác của Thường trực Thành ủy thành phố Trà Vinh đến làm việc với Đảng ủy xã Long Đức ngày 17/4/2025, định hướng một số nhiệm vụ công tác trọng tâm cho địa phương, trong đó có nhiệm vụ nâng chất lượng xã NTM kiểu mẫu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.   Ngày 17/4/2025, đoàn công tác của Thường trực Thành ủy đến làm việc với Đảng ủy xã Long Đức, nghe báo...

Những sản phẩm OCOP có mặt tại thị trường ngoài nước

  Sản phẩm kẹo dừa sáp là 01 trong 05 dòng sản phẩm của Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè đang được người tiêu dùng ngoài nước ưa chuộng.   Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè là một trong những Công ty tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng chế biến sâu từ nguyên liệu trái dừa sáp để xuất khẩu. Ông Trần Duy Linh, Giám đốc Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu...

Nhiều khó khăn trong khai thác biển mùa gió Nam

  Một góc bến cảng Vàm Lầu, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang nơi tránh trú của các phương tiện tàu, ghe.   Ông Trần Công Đức, Khóm 1, thị trấn Định An, huyện Trà Cú cho biết: hiện đang vào mùa khai thác biển, nhưng tình hình nguồn tôm cá không nhiều như các năm trước. Gia đình có 06 tàu đánh bắt xa bờ, tàu dịch vụ với hơn 60 bạn nghề (lao động tham gia trên tàu cá);...

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải

  Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo thu hoạch lúa trong mô hình vụ đông - xuân 2024 - 2025.    Lợi ích kép Tại huyện Châu Thành, gia đình ông Nghị Mân, thành viên Hợp tác xã Phát Tài vừa thu hoạch 04ha lúa giống OM 5451; trong đó, 02ha được canh tác theo mô hình của đề án. Kết quả, năng suất lúa trong mô hình đạt 08 tấn/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình trên  01 tấn/ha. Với giá bán...

Cần hướng đến chuỗi liên kết trong sản xuất

  Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, cá rô phi được xác định là đối tượng nuôi tiềm năng, bên cạnh tôm và cá tra. Mục tiêu đến năm 2030, đạt sản lượng 400.000 tấn, đưa cá rô phi trở thành loài cá nước ngọt xuất khẩu lớn thứ hai sau cá tra, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và giảm phụ thuộc vào một số mặt hàng chủ lực. Từ...

Hội thảo kỹ thuật canh tác dừa sáp hiệu quả

  TS. Ngô Thiện Thình thông tin về so sánh giá trị kinh tế từ các cây ăn trái với giá trị từ dừa sáp mang lại cho nông dân.   Tham dự hội thảo có các đồng chí: Dương Bảo Việt, Trưởng phòng Phòng Quản lý KHCN (Sở KHCN Trà Vinh); Trần Thanh Nhã, Phó ban Kinh tế - Xã hội (Hội Nông dân tỉnh); Phạm Văn Kha, Phó Trưởng phòng Phòng NN-MT huyện Cầu Kè cùng các diễn giả: GS.TS...

Đề nghị Tập đoàn Hoa Điện góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam

  Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc.   Trưa 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc). Vui mừng gặp lại ông Bành Cương...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

  Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Công điện, Chỉ thị chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, hiệu quả về các giải pháp quản lý thị trường vàng, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát thị trường vàng, triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định pháp luật và khẩn trương xây dựng, trình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất