Trang chủPolitical ActivitiesTriển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030: Khơi dậy...

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030: Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ



Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030, nhiều chuyên gia cho rằng, một giải pháp quan trọng là cần chăm lo sự phát triển, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ.

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030: Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ - Ảnh 1.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc Ảnh: TR. HUẤN

“Suy cho cùng, mọi thành công hay yếu kém, thất bại của nền văn học, nghệ thuật nước nhà ngày nay đều khởi đầu từ con người, do đội ngũ văn nghệ sĩ mà ra. Phải nói ngay rằng yếu tố căn cốt nhất làm nên con người văn nghệ sĩ là tài năng và năng khiếu. Thiếu yếu tố này thì dứt khoát không thể trở thành văn nghệ sĩ, vì thế mà văn nghệ sĩ xưa nay đều được coi là “của hiếm” trong nhân gian…”, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nhìn nhận.

Nghệ sĩ và thách thức tự đổi mới

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam Đỗ Hồng Quân: “Càng bước tới trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh của toàn cầu hóa, cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền văn hóa văn nghệ của chúng ta vừa có thêm những cơ hội mới, nhưng cũng phải đương đầu với nhiều thách thức mới. Trong đó, gian nan nhất chính là cuộc lột xác, tự đổi mới bản thân mình để vươn lên xứng tầm với dân tộc và thời đại mà không bị lạc đường, chệch hướng, không tự bán mình cho muôn thứ cám dỗ của cơ chế thị trường…”.

Nhìn lại chặng đường 35 năm qua, những thành tựu văn học nghệ thuật đạt được chưa tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. “Nền văn học nghệ thuật chưa phản ánh được sinh động và đầy đủ thực tiễn công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong hầu hết các lĩnh vực không có hoặc chỉ có rất ít các công trình và tác phẩm đỉnh cao, xứng tầm với đòi hỏi của dân tộc và thời đại; chưa hoàn thành được sứ mệnh cao cả là làm ngọn đuốc nhân văn, ngọn đuốc trí tuệ và văn hóa soi lối, dẫn đường cho cộng đồng xã hội trong việc kiến tạo những giá trị và lối sống lành mạnh, tiến bộ…”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân thẳng thắn.

Bên cạnh đó, nền văn học nghệ thuật nước nhà đã tỏ ra bỡ ngỡ, lúng túng và bị động trong quá trình hội nhập quốc tế, chưa chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu có thêm đời sống văn hóa của nhân dân, tăng cường “kháng thể văn hóa” của dân tộc, khiến cho việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa bên ngoài bị sa vào xô bồ.

Giới văn nghệ sĩ cũng chỉ rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình trạng nêu trên. Một trong những biểu hiện đó là tình trạng lớp trẻ say mê xem phim, nghe nhạc Hàn Quốc hơn là phim, nhạc Việt Nam; thích đọc truyện tranh Nhật Bản hơn truyện cổ tích Việt Nam; bật tivi lên bất kỳ giờ nào cũng thấy nhiều phim và nhạc nước ngoài hơn phim, nhạc Việt; đến các thành phố lớn thì nhan nhản những tòa nhà và khu mua sắm mang tên nước ngoài khó đọc, khó hiểu, khó nhớ… Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, cho văn học nghệ thuật nói riêng còn rất thấp. Nguồn lực tái sinh để tái đầu tư từ chính sự nghiệp phát triển văn hóa, do phát triển công nghiệp văn hóa đưa lại cũng còn rất hạn chế.

“Có thể thấy rõ là phần đông đội ngũ văn nghệ sĩ vẫn còn thụ động và thiếu khát vọng, chưa dấn thân và chưa theo kịp sự biến đổi của thực tiễn ở trong nước và trên thế giới. Những nhân tài, những sáng kiến, những sáng tạo tâm huyết và táo bạo xuất phát từ chính đội ngũ của chúng ta còn đang rất thiếu vắng…”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam nêu, đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật trẻ có trình độ chuyên nghiệp, có thực tế, dày dặn vốn sống, giỏi nghề vẫn hết sức thiếu vắng và đang bị đứt gẫy về sự kế tục. Hiện nay đội ngũ sáng tạo nghệ thuật sân khấu chủ yếu được đào tạo trong nước, rất thiếu điều kiện để tiếp cận với những tinh hoa văn học nghệ thuật thế giới… “Phải chăng vì vậy mà văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng đang hiếm có khó tìm những tài năng xuất chúng trong đội ngũ sáng tác như trước đây. Riêng nghệ thuật sân khấu cho thấy sự thiếu hụt đội ngũ tác giả đạo diễn trẻ, tài năng một cách trầm trọng…”, bà Mùi chia sẻ.

Ở lĩnh vực mỹ thuật, PGS.TS, nhà phê bình Bùi Thị Thanh Mai (Viện VHNT Quốc gia Việt Nam) nêu, những thuận lợi của toàn cầu hóa đã giúp nghệ sĩ Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với nghệ thuật hậu hiện đại thế giới. Song bên cạnh đó, thói quen về tư duy của phần đông nghệ sĩ lại cản trở những tiếp nhận về tư tưởng triết học, các lý thuyết nghệ thuật tiền đề cho những đột phá sáng tạo đỉnh cao. Mỹ thuật Việt Nam còn nhiều bất cập về tính chuyên nghiệp và tìm tòi sáng tạo để có những tác phẩm có nội dung tư tưởng và chất lượng cao đối với những vấn đề lịch sử của đất nước, chưa có nhiều khám phá về ngôn ngữ tạo hình và chất liệu, khai thác đề tài, thẩm mỹ và sức biểu cảm.

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2030, lĩnh vực văn học nghệ thuật có nhiều “sứ mệnh” đặc biệt quan trọng, trong đó, tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ cần phải được khơi dậy, phát huy.

PGS.TS Bùi Thị Thanh Mai cho rằng, trong các giải pháp phát triển mỹ thuật Việt Nam, bên cạnh các giải pháp về cơ chế, chính sách thì rất quan trọng là nguồn nhân lực sáng tác, thị trường mỹ thuật và quảng bá, kết nối mỹ thuật Việt Nam với quốc tế.

Hội Điện ảnh Việt Nam cũng nhấn mạnh giải pháp khơi dậy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm phim, góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, văn học nghệ thuật dân tộc. Theo đó, Hội Điện ảnh cho rằng cần nâng cao chất lượng sáng tác và hiệu quả hoạt động hỗ trợ sáng tác theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp, loại bỏ dần yếu tố nghiệp dư, lấy chất lượng tác phẩm làm thước đo hiệu quả hoạt động sáng tác.

Phân tích các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong sự phát triển văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, về cơ chế đầu tư và phát triển các nguồn lực, cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện. Theo đó, cần ưu tiên đầu tư để phát triển đội ngũ và tổ chức, ươm tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó cũng dành sự ưu tiên đầu tư phát triển những ngành đào tạo, những môn nghệ thuật không thể thích ứng hoặc khó thích ứng được với cơ chế thị trường, nhưng vô cùng cần thiết với sự phát triển của toàn lĩnh vực, đồng thời nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, như nghiên cứu phê bình lý luận, những môn nghệ thuật hàn lâm, những loại hình nghệ thuật truyền thống đang cần “bảo vệ khẩn cấp”…

Bên cạnh đó, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cũng nêu đề xuất, kiến nghị về chăm lo đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bày tỏ: “Suy cho cùng, mọi thành công hay yếu kém, thất bại của nền văn học, nghệ thuật nước nhà ngày nay đều khởi đầu từ con người, do đội ngũ văn nghệ sĩ mà ra. Phải nói ngay rằng yếu tố căn cốt nhất làm nên con người văn nghệ sĩ là tài năng và năng khiếu. Thiếu yếu tố này thì dứt khoát không thể trở thành văn nghệ sĩ, vì thế mà văn nghệ sĩ xưa nay đều được coi là “của hiếm” trong nhân gian…”.

Hơn 80 năm trước nhà thơ Xuân Diệu viết: “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Ngày nay sống trong nền kinh tế thị trường, cơm áo không chỉ “đùa” mà còn nhiều khi “đùa” rất ác, mà là ác thật với giới văn nghệ sĩ. Giới văn nghệ sĩ kêu gọi được đầu tư không phải chỉ để lo trả “cái nợ áo cơm”, mà ngày nay còn phải biết từ các nguồn đầu tư ấy làm cho chúng sinh sôi, sinh lời để tái đầu tư bằng cách chủ động, tích cực tham gia vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng…

(Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam ĐỖ HỒNG QUÂN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 731/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022. ...

Họp báo thường kỳ Quý II năm 2022

Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tiếp tục thực hiện phương châm hành động đã đặt ra cho cả nhiệm kỳ “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, phát động và triển khai chủ đề công tác năm của Ngành: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán...

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 tăng 3,77%

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ 2023 tăng 3,97%. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng...

Tập trung triển khai các công trình, dự án giao thông trọng điểm

Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện ‘6 hơn’ trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

(Chinhphu.vn) - Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. 29/03/2024  13:58 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Triển khai các dự án trọng điểm GTVT có ý nghĩa rất lớn, trước hết là thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đã đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 731/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022. ...

Họp báo thường kỳ Quý II năm 2022

Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tiếp tục thực hiện phương châm hành động đã đặt ra cho cả nhiệm kỳ “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, phát động và triển khai chủ đề công tác năm của Ngành: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán...

Lễ hội Ẩm thực Pháp có quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Lễ hội ẩm thực Pháp "Balade en France" với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sắp quay trở lại Hà Nội. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 05-07/4 tại Công viên Thống Nhất, góp phần quảng bá Thế vận hội mùa hè Paris 2024. ...

Họp báo thường kỳ Quý I năm 2023

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đã được triển khai tổ chức sôi động trên cả nước, các hoạt động lễ hội, văn hóa cổ truyền dân tộc được tổ chức lại sau 2 năm đại dịch Covid-19, góp phần đảm bảo nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. ...

Thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030

Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, các cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của công tác...

Bài đọc nhiều

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

(Chinhphu.vn) - Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hóa Hàng...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số

(Mic.gov.vn) - Từ ngày 1/3/2024, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà mạng chính thức chặn không cho phép nhập mạng mới đối với các điện thoại 2G không thuộc danh sách được chứng nhận hợp quy do Cục Viễn thông quy định. Việc này nhằm thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Tại Phú...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thiếu tướng Leang Sovannara, Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chúc mừng Thiếu tướng Leang Sovannara được bổ nhiệm làm Tùy...

Cùng chuyên mục

Tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 731/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022. ...

Họp báo thường kỳ Quý II năm 2022

Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tiếp tục thực hiện phương châm hành động đã đặt ra cho cả nhiệm kỳ “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, phát động và triển khai chủ đề công tác năm của Ngành: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện ‘6 hơn’ trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

(Chinhphu.vn) - Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. 29/03/2024  13:58 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Triển khai các dự án trọng điểm GTVT có ý nghĩa rất lớn, trước hết là thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đã đề...

Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ, trong đó có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu...

Vụ Pháp chế nên giữ vai trò “nhạc trưởng” về xây dựng thể chế tại Bộ và trong toàn Ngành

(Mic.gov.vn) - Ngày 13/03, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã làm việc với Vụ Pháp chế về định hướng phát triển thể chế trong giai đoạn tới. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Vụ Pháp chế Cùng dự buổi làm việc có Thứ...

Mới nhất

Điện Biên Phủ – Bản hùng ca còn mãi

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại...

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, triển khai các...

Phát động cuộc thi Robocon về chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trên không

  Học viên của Học viện Kỹ thuật quân sự có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 thông qua cuộc thi Robocon - Ảnh minh họa: HVKTQS Thông tin từ Học viện Kỹ thuật quân sự, đơn vị vừa tổ chức phát động...

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định số 500 về việc thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính và Quyết định số 501 ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính. Theo Quyết định số 500, thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành...

5 động tác tập với ghế giúp đốt cháy mỡ bụng hiệu quả

Mỡ bụng trở thành vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cả ngoại hình và sức khỏe. Do yêu cầu công việc, học tập và giải trí nên phần lớn người trẻ có thói quen ngồi nhiều hàng giờ trước bàn học hay máy vi tính.Khi ngồi, lượng mỡ sẽ tập trung lại ở phần bụng. Hãy xem...

Mới nhất