Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn...

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa?


Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) mới, trong đó điểm mới là mỗi trường học sẽ thành lập hội đồng lựa chọn SGK. Khi được ban hành, việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông không còn thuộc về UBND tỉnh, TP như hiện nay.

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa? - Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn SGK mới, trong đó trao quyền chọn SGK cho các nhà trường

TRẢ LẠI QUYỀN CHỌN SGK CHO GIÁO VIÊN LÀ ĐƯƠNG NHIÊN

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), nói việc trao quyền chọn SGK cho các nhà trường là đúng và phù hợp. Bộ GD-ĐT phê duyệt SGK phổ thông. Về nguyên tắc, dùng cuốn SGK nào trong số SGK đã phê duyệt cũng được. Do đó, quyền chọn cuốn SGK nào thuộc về người dạy (giáo viên) và người bỏ tiền mua SGK (phụ huynh) là đương nhiên.

Tuy nhiên, ông Khang cũng bày tỏ băn khoăn về các quy định trong dự thảo về việc thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn của các cấp quản lý phòng GD-ĐT, UBND cấp huyện, sở GD-ĐT, UBND cấp tỉnh. Công việc thẩm và phê duyệt quá phức tạp, cồng kềnh… Ông Khang đề xuất nên giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục với đội ngũ giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy, họ có đủ khả năng lựa chọn SGK cho học sinh (HS) của mình và chịu trách nhiệm với quyết định đó.

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, người từng có ý kiến gay gắt về việc giao quyền chọn SGK cho một hội đồng của tỉnh, TP, đồng tình với dự kiến trả lại quyền chọn sách cho GV, nhà trường. Bởi hơn ai hết, GV là người đứng lớp dạy học sẽ hiểu sách nào hay, phù hợp, đồng thời việc này giảm thiểu được cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất bản, đảm bảo việc chọn sách khách quan, minh bạch hơn trước đây.

Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, lâu nay UBND TP.Hà Nội vẫn quyết định lựa chọn SGK theo chủ trương tất cả các SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt thì UBND TP cũng phê duyệt lựa chọn để đáp ứng tối đa nhu cầu, mong muốn lựa chọn của các cơ sở giáo dục. “Dù là số ít hay số nhiều thì đều cần được tôn trọng vì họ lựa chọn dựa vào điều kiện dạy học và đối tượng HS mà họ đang giảng dạy. Do vậy, Bộ GD-ĐT trả lại quyền lựa chọn SGK cho các nhà trường là hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của thực tế”, vị lãnh đạo này nói.

Bà Phan Hồng Hạnh, GV Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cho biết việc tôn trọng ý kiến của GV trong lựa chọn SGK mới là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, đặc điểm của HS các vùng miền không giống nhau cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của các địa phương cũng khác nhau. Vì vậy, GV là người nắm bắt rất rõ tâm lý của HS, đặc điểm năng lực của từng HS và cũng là người tiếp cận trực tiếp các bộ SGK, GV sẽ chủ động tiếp cận, chọn lọc nội dung kiến thức phù hợp của các bộ SGK để giảng dạy cho các em.

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa? - Ảnh 2.

Theo dự thảo, giáo viên sẽ là người được chọn SGK cho học sinh

“HÀNH TRÌNH” 3 LẦN THAY ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ CHỌN SGK

Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn SGK là của các cơ sở giáo dục phổ thông. Mỗi trường thành lập một hội đồng chọn SGK dưới sự điều hành của hiệu trưởng. Hội đồng có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và GV dạy các môn học, hoạt động giáo dục. Thông tư này áp dụng duy nhất cho năm học 2020 – 2021, năm đầu tiên thực hiện “thay sách”.

Đến ngày 26.8.2020, Bộ GD-ĐT lại ban hành Thông tư số 25 thay thế Thông tư 01 về chọn SGK. Hội đồng lựa chọn SGK do UBND cấp tỉnh thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK thay vì giao cho mỗi nhà trường như Thông tư 01.

Lý giải việc quy định về quyền lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục chỉ được thực hiện cho việc lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021, khi ấy đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, từ ngày 1.7.2020, luật Giáo dục (sửa đổi) mới có hiệu lực thi hành với quy định “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn” (điểm c khoản 1 điều 32). Trong khi đó, việc tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 mới để áp dụng cho năm học 2020 – 2021 phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trong tháng 5.2020 để các nhà xuất bản có SGK được chọn tổ chức in ấn, phát hành… kịp cho khai giảng năm học vào tháng 9.2020.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá: “Quy định lựa chọn SGK phổ thông tại Thông tư 25 của Bộ GD-ĐT chưa chặt chẽ, dẫn tới cách thức triển khai không thống nhất giữa các địa phương. Thậm chí, tạo ra kẽ hở để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh”. Thậm chí, có đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại có “lợi ích nhóm” hoặc tình trạng “đi đêm” trong quá trình chọn SGK…

Trước những bất cập sau 3 năm học lựa chọn SGK theo Thông tư 25, Bộ GD-ĐT đã phải dự thảo thông tư mới về quy định chọn SGK, trong đó điểm mới đáng chú ý nhất là quyền lựa chọn SGK được trả lại về các nhà trường thay vì UBND cấp tỉnh như Thông tư 25. Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng và giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.

Ủng hộ chủ trương trả lại quyền chọn SGK về cho cơ sở giáo dục, nhưng hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội phải thốt lên: “Việc hơn 3 năm có tới 3 quy định khác nhau về lựa chọn SGK mà quy định nào cũng vô cùng phức tạp cho thấy chúng ta vẫn đang rất thiếu niềm tin về khâu lựa chọn SGK. Khâu phức tạp nhất là biên soạn, thẩm định, phê duyệt SGK còn một việc lẽ ra rất giản dị là lựa chọn SGK nào thì chỉ cần người dạy và người học thấy phù hợp là được. Dự thảo lần này ngót 8 trang A4, phức tạp hóa một việc giản dị, cột trách nhiệm chằng chịt cho hàng trăm người, từ GV trực tiếp dạy học đến “ông quan đầu tỉnh””.

Trong 4 năm Bộ GD-ĐT 3 lần thay đổi quy định chọn sách giáo khoa? - Ảnh 3.

Việc trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh là thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất

HỌC SINH TỰ CHỌN SGK ĐƯỢC KHÔNG?

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, cũng đã đề nghị Bộ GD-ĐT đánh giá có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ SGK cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không; sự cần thiết sửa đổi quy định để thực hiện thống nhất việc lựa chọn SGK và giao cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc lựa chọn SGK, hướng tới để quyền lựa chọn SGK là của HS, GV, phụ huynh.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), đơn vị xây dựng dự thảo, cho biết việc trao quyền lựa chọn SGK cho GV, HS, cha mẹ HS là thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất.

Ông Thành cũng cho biết dự thảo xây dựng vẫn đảm bảo tuân thủ luật Giáo dục khi yêu cầu: “Căn cứ vào kết quả của các trường do sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn SGK của các trường tại địa phương. Sau đó, UBND tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK mới được phê duyệt để sử dụng trong các trường trước 30.4 hằng năm”.

Trả lời câu hỏi về việc có quy định về việc HS có thể học SGK không trùng với SGK được chọn hay không, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng không có quy định nào bắt buộc HS phải có SGK mới được đi học hoặc được vào lớp học. Vấn đề đặt ra là năng lực của GV có thể đáp ứng việc dạy một lớp mà HS sử dụng nhiều SGK khác nhau không.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Chương trình là thống nhất, sách giáo khoa là học liệu”

Trước đó, trả lời đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: “Chương trình là thống nhất, SGK là học liệu, nhiều SGK góp phần làm phong phú nguồn học liệu để GV và HS được tiếp cận. Đối với mỗi môn học, GV và các HS có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, cùng một yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình GDPT 2018, các SGK có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng học liệu khác nhau. Để hướng dẫn HS học tập cùng một thời điểm với nội dung trên nhiều nguồn học liệu khác nhau là việc rất khó, đòi hỏi GV có nghiệp vụ sư phạm cao, HS tự giác học tập và sĩ số lớp không quá đông. Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều cơ sở chưa đáp ứng được điều kiện này”.



Source link

Cùng chủ đề

HĐND quyết sách kịp thời các vấn đề cấp bách, sáng tạo trong giám sát

Ngày mai (25/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Hội nghị diễn ra tại TP Hà Nội trong thời gian 1 ngày. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình tổ chức, hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố...

Phê chuẩn Ủy viên thường trực 2 Ủy ban của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 1010/NQ-UBTVQH15 và 1011/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 về việc Phê chuẩn Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XV.Theo Nghị quyết số 1010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa...

Thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang

Theo đó, thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 96 của Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hôm nay (22/3), Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị các cơ quan thông tấn, báo, đài đăng tải 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Cụ thể như sau: 1. Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024...

Diện mạo thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người của thị xã Bến Cát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình...

Bà Võ Thị Ánh Xuân lần thứ 2 giữ quyền Chủ tịch nước

Theo thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Bà Võ Thị Ánh Xuân - Ảnh: Văn phòng Chủ tịch nước Ngày 21-3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 6, sau khi tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Cùng chuyên mục

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

Tối 24-3, Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết tổng số thí sinh đăng ký dự thi HSA đợt 401 theo danh sách là 11.157, số có mặt dự thi là 11.014, đạt 98,7%.Trung tâm khảo thí đánh giá tỉ lệ thí sinh dự thi ngay đợt đầu tiên đạt cao hơn nhiều so với các đợt...

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

Màn về đích nghẹt thở của nữ sinh Hà Nội giành vòng nguyệt quế tuần Olympia

Cuộc thi tuần 3, tháng 3, quý 2 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 chứng kiến màn so tài kịch tính của 4 nhà leo núi: Lê Trà My (THPT Sóc Sơn - Hà Nội), Lưu Ngọc Anh (THPT Hưng Yên - Hưng Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (THPT chuyên Hùng Vương - Gia Lai) và Nguyễn Vũ Anh Đức (THPT Lê Hồng Phong - Thái Nguyên).Chung cuộc, Trà My 260 điểm, Ngọc Anh 30 điểm,...

Mới nhất

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các...

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi...

Lý do tỷ lệ ủng hộ Trump ngày càng tăng

Dù đối diện hàng loạt cáo trạng, Trump vẫn được nhiều người Mỹ coi trọng vì nhiều lý do, trong đó trọng tâm là vấn đề kinh tế của nước này. Donald Trump từng là tổng thống ít được yêu thích nhất và bị gần 2/3 người dân Mỹ chỉ trích vào thời điểm ông rời nhiệm sở. Tuy...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định -...

Mới nhất