Trang chủKinh tếNông nghiệpTrồng lúa kiểu mới lợi nhuận cao nhất 25,8 triệu/ha, giảm 12...

Trồng lúa kiểu mới lợi nhuận cao nhất 25,8 triệu/ha, giảm 12 tấn CO2, Bộ NNPTNT muốn xin cơ chế đặc thù về vốn


Báo cáo của Bộ NNPTNT gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc hoàn thiện báo cáo tiến độ thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, cho thấy, mô hình đầu tiên được thực hiện tại TP.Cần Thơ đã cho thu hoạch với những kết quả vượt trội.

Cụ thể, tổng chi phí đầu vào giảm khoảng 10 – 15% so với mô hình đối chứng (lượng giống sử dụng là 60 kg/ha (giảm 2,0 – 2,5 lần); phân bón giảm 30%; thuốc bảo vệ thực vật giảm 2 – 3 lần phun; giảm khoảng 30 – 40% lượng nước tưới.

Tuy giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới nhưng năng suất lúa trong mô hình tăng 10,5% (mô hình đối chứng đạt 5,89 tấn/ha; mô hình thí điểm đạt 6,13 – 6,51 tấn/ha). Nhờ đó, lợi nhuận của mô hình điểm cao hơn 1,3 – 6,2 triệu đồng/ha, tương ứng 6,6 – 31,5% (lợi nhuận mô hình đối chứng đạt 19,7 triệu đồng/ha; lợi nhuận mô hình thí điểm đạt 21,0 – 25,8 triệu đồng/ha). Đáng chú ý, mô hình thí điểm giảm từ 2 – 12 tấn CO2/ha so với mô hình đối chứng.

Đặc biệt, theo Bộ NNPTNT, nhiều doanh nghiệp đã cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm lúa gạo được sản xuất tại các mô hình thí điểm.

Ngoài mô hình thí điểm tại TP.Cần Thơ, để có cơ sở áp dụng rộng rãi các quy trình kỹ thuật canh tác lúa phát thải thấp cho toàn bộ diện tích của Đề án, Bộ NNPTNT đã tổ chức triển khai 06 mô hình thí điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Các mô hình thí điểm sẽ thực hiện trong 3 vụ, đến vụ đông xuân năm 2025 sẽ tổng kết để Bộ công nhận hệ số phát thải từ sản xuất lúa. 

Trồng lúa kiểu mới lợi nhuận cao nhất 25,8 triệu/ha, giảm 12 tấn CO2, Bộ NNPTNT muốn xin cơ chế đặc thù về vốn- Ảnh 1.

Nông dân TP.Cần Thơ thu hoạch vụ lúa chất lượng gao và phát thải thấp đầu tiên. Ảnh: TTXVN.

Ngoài diện tích Bộ NNPTNT chọn xây dựng mô hình thí điểm, UBND 12 tỉnh ĐBSCL cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng Kế hoạch triển khai mở rộng diện tích sau khi các mô hình điểm đạt kết quả cụ thể.

Theo Kế hoạch, trong 2 giai đoạn (2024 – 2025 và 2026 – 2030), trên 1 triệu người sẽ được tập huấn, nâng cao năng lực, bao gồm: cán bộ khuyến nông và khuyến nông cộng đồng; cán bộ quản lý, kỹ thuật của 620 hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác đăng ký tham gia đề án; nông dân được đào tạo quy trình canh tác sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh… 

Đến nay, Bộ đã tổ chức được 02 lớp tập huấn tiểu giáo viên (ToT) về các kỹ năng, kiến thức về đổi mới sáng tạo và hoàn thành tập huấn cho 2.000 cán bộ quản lý, kỹ thuật của 400 hợp tác xã nông nghiệp đã tham gia Dự án VnSAT. Đã tổ chức 02 lớp tập huấn về sản xuất kinh doanh lúa gạo bền vững gắn với bình đẳng giới, công bằng xã hội và tăng trưởng xanh trong các mô hình thí điểm tại Kiên Giang (50 học viên) và Đồng Tháp (80 học viên). 

Bộ NNPTNT đã thực hiện rà soát hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa tham gia Đề án; tổng hợp nhu cầu đề xuất của các tỉnh và tìm kiếm nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh; xây dựng xong đề xuất dự án nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Nhằm huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế thực hiện Đề án, Bộ NNPTNT đã tích cực làm việc với Ngân hàng Thế giới để huy động nguồn lực thực hiện Đề án. Đến nay, WB đã cơ bản thống nhất hỗ trợ thực hiện Đề án với 03 nguồn lực cơ bản. 

“Ngoài Ngân hàng Thế giới (WB), hiện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đã bày tỏ quan tâm, đang chuẩn bị tư vấn sẵn sàng tổ chức khảo sát”, Bộ NNPTNT thông tin.

Trồng lúa kiểu mới lợi nhuận cao nhất 25,8 triệu/ha, giảm 12 tấn CO2, Bộ NNPTNT muốn xin cơ chế đặc thù về vốn- Ảnh 2.

Nông dân xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang sẵn sàng tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Để có nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ đề án, Bộ NNPTNT đã xây dựng ý tưởng và từng bước chuẩn bị dự án “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long” vay vốn WB. 

Đối với chương trình thí điểm chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho một triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ NNPTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành cùng các tỉnh và chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Viện lúa gạo Quốc tế (IRRI) xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định phát thải (MRV) phù hợp với các qui chuẩn quốc tế; xây dựng dự thảo cơ chế chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải trong canh tác lúa. 

Dự kiến, sau khi có kết quả giảm phát thải từ các mô hình thí điểm tại 5 tỉnh (sau vụ đông xuân năm 2024-2025), hệ thống MRV sẽ được áp dụng cho toàn bộ diện tích của Đề án làm cơ sở xác định hệ số phát thải và kết quả giảm phát thải. 

Trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ trình xin Chính phủ cơ chế thí điểm chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả giảm phát thải cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, và tiếp đó là cơ chế thí điểm trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường đối với ngành hàng lúa gạo.

Để triển khai Đề án đạt được mục tiêu đề ra, từ nay đến giữa năm 2025, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chuẩn bị các thủ tục cần thiết báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện dự án “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long” vay vốn WB vào kỳ họp tháng 10/2024 của Quốc hội. Việc xin chính sách đặc thù sẽ rút ngắn thời gian phê duyệt, thực hiện dự án và hài hòa các quy định của WB và Chính phủ Việt Nam. 

Tham mưu đề xuất thí điểm chính sách và cơ chế chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; chính sách và cơ chế thí điểm trao đổi tín chỉ các-bon cho ngành hàng lúa gạo. 

Trên cơ sở đó, Bộ NNPTNT kiến nghị Chính phủ đồng ý chủ trương để Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan chuẩn bị các thủ tục cần thiết báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài nhằm thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” theo hướng: Bộ Nông nghiệp và PTNT là Cơ quan chủ quản Dự án, được sử dụng nguồn vốn từ ngân sách trung ương chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trong phạm vi dự án; Bộ sẽ phân cấp cho các địa phương trong việc quản lý dự án. Dự kiến trình Quốc Hội ban hành Nghị quyết vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). 

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ liên quan nhanh chóng hoàn thiện văn kiện dự án và các công tác chuẩn bị để ký Hiệp định vay với nhà tài trợ, triển khai dự án từ giữa năm 2025. 

Đồng ý chủ trương cho Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục làm viêc với các nhà tài trợ huy động nguồn vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại ngay trong giai đoạn 2024 – 2025 và chuẩn bị vốn ngân sách trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 để bảo đảm đủ vốn triển khai Đề án như mục tiêu và kế hoạch đề ra.





Nguồn: https://danviet.vn/trong-lua-kieu-moi-loi-nhuan-cao-nhat-258-trieu-ha-giam-12-tan-co2-bo-nnptnt-muon-xin-co-che-dac-thu-ve-von-20240730162507652.htm

Cùng chủ đề

Triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao không phải để bán tín chỉ carbon

Không bán tín chỉ carbon khi thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấpSáng 4/9, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát...

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giúp dân Kiên Giang sản xuất gắn liền tiêu thụ

Khơi thông thủy lợi nội đồng để dân quản lý nước trồng lúaÔng Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - khẳng định bà con nông dân hợp tác xã đã làm đúng quy trình sản xuất theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Đây là thành công và cũng là bước...

Kinh nghiệm sau thu hoạch vụ lúa chất lượng cao ở Cần Thơ

Vụ lúa hè thu 2024, TP Cần Thơ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) triển khai mô hình thí điểm thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (Đề án 1 triệu ha) tại huyện Vĩnh Thạnh, với quy mô khoảng 47ha.Nông dân trong...

Nông dân đã ý thức ‘đốt rơm là đốt tiền’

KIÊN GIANG Sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ giúp bổ sung dinh dưỡng cho đồng ruộng, giảm...

Nông dân thích thú xem các cỗ máy đa năng “biểu diễn” sạ lúa trên đồng ruộng ở Kiên Giang

Cam kết thực hiện đề ánTheo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), "Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoa hậu Jolie Nguyễn được truyền thông Hàn Quốc quan tâm sau thời gian ở ẩn

Mới đây, Hoa hậu Thế giới người Việt tại Úc 2015 Jolie Nguyễn dự Tuần lễ thời trang Seoul (Seoul Fashion Week 2024). Cô gây chú ý khi xuất hiện trong trang phục cách điệu lạ mắt, mang gam màu trắng. Bộ đầm trắng có thiết...

Lũ dâng cao, Phú Thọ vừa quyết định xả lũ ngòi Giành

Từ ngày 07/9 đến ngày 08/9/2024, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa to đến rất to, tổng lượng mưa đo được trung bình từ 100-250mm, có nơi trên 300mm.  ...

Nông dân Sơn La trồng nhãn chín sớm ra quả ngọt lịm, giá bán gấp đôi chính vụ

Clip: Nông dân Lường Văn Mười, trồng nhãn chín sớm ngọt lịm, giá gấp đôi chính vụNông dân Lường Văn Mười đi đầu trong phát triển cây ăn quả vùng biên giớiTrở lại huyện biên giới Sông Mã...

Học sinh đi học hay nghỉ?

Nhiều trường học bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi)Thông tin với PV báo Dân Việt vào sáng 8/9, ông Nguyễn Như Tùng, Phó Trưởng Phòng GDĐT quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Trong sáng nay, các trường đã có báo cáo nhanh...

Bài đọc nhiều

Huyện A Lưới được công nhận thoát nghèo là mốc son đáng tự hào

A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 theo...

Chính phủ thành lập Bộ chỉ huy tiền phương chỉ đạo ứng phó bão số 3

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Bộ TN&MT đã thông tin về diễn biến và những tác động của cơn bão số 3. Bộ NN&PTNT cho biết các hồ chứa ở Bắc Bộ đã được đưa về mực nước tích lũ. Hệ thống đê biển, đê ven sông có khả năng bị tràn khi có sóng lớn, lũ dâng và các địa phương đã có phương án ứng phó. Cục Cứu hộ - Cứu nạn cho biết, Bộ Quốc...

Giống lúa TBR97 của ThaiBinh Seed được thương lái săn lùng với giá cao, nông dân Khánh Hòa phấn khởi

Nông dân Nguyễn Tấn Khanh (tổ dân phố Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa) cho biết, thời gian trước ông đã trồng rất nhiều giống lúa và biết đến giống lúa TBR97 cách đây 3 năm. Vụ hè thu năm nay ông trồng...

Cấy lúa kiểu lạ ở Cà Mau, tung khóm mạ xuống ruộng trũng, tưởng biếng làm, ai ngờ bắt được lộc trời

Clip: Nông dân vùng sản xuất lúa-tôm huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau áp dụng phương pháp thảy mạ thay cho cách làm truyền thống là còng lưng cấy lúa. Mô hình thảy mạ non trên ruộng trũng...

Nông thôn mới Bình Dương nhìn vào làng thông minh ở Bạch Đằng, thu nhập của dân tăng, xã văn minh

Nông thôn mới ở xã Bạch ĐằngXã cù lao Bạch Đằng được bao bọc bởi dòng sông Đồng Nai hiền hòa, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, thương mại, du lịch. Xã Bạch Đằng cũng ngày càng thể hiện nét...

Cùng chuyên mục

Lũ dâng cao, Phú Thọ vừa quyết định xả lũ ngòi Giành

Từ ngày 07/9 đến ngày 08/9/2024, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa to đến rất to, tổng lượng mưa đo được trung bình từ 100-250mm, có nơi trên 300mm.  ...

Nông dân Sơn La trồng nhãn chín sớm ra quả ngọt lịm, giá bán gấp đôi chính vụ

Clip: Nông dân Lường Văn Mười, trồng nhãn chín sớm ngọt lịm, giá gấp đôi chính vụNông dân Lường Văn Mười đi đầu trong phát triển cây ăn quả vùng biên giớiTrở lại huyện biên giới Sông Mã...

Tiền tỷ ‘bay vèo’ trong đêm, nông dân chỉ biết bật khóc

Nước mắt lưng tròng Ngồi bệt xuống đất, nước mắt lưng tròng, chị Phạm Thị Cuối nhìn vô định vào hơn 4.000m2 nhà màng tan hoang sau bão số 3. Thôn Lúa quê chị có tiếng là đất trồng dưa lưới. Nhiều hộ dân đổi đời nhờ cây màu này. Như nhà chị, nếu mưa thuận gió hòa, mỗi năm ít nhất cũng lời được 400 triệu đồng từ dưa lưới sau khi trừ đi các chi phí vật tư,...

Rốt ráo khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ

Rốt ráo khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ ...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga

Khoảng 13 giờ 30 phút (giờ địa phương, tức 17 giờ 30 phút giờ Hà Nội) ngày 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Sân bay quốc tế Vnukovo, thủ đô Moscow, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp...

Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3: “Thống kê đến đâu, hỗ trợ đến đó”

VOV.VN - Sáng nay (8/9), Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng họp, yêu cầu các sở ngành thành phố và các địa phương tăng cường, huy động lực lượng để hỗ trợ người dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.   Theo UBND TP Hải Phòng, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các địa...

Tổng thống Ukraine bổ nhiệm “người cũ” làm cố vấn chiến lược mới

Ngày 8/9, ông Oleksandr Kamyshin, cựu Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine, đã được Tổng thống Volodymyr Zelensky bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt về các vấn đề chiến lược. Ông Oleksandr Kamyshin được Tổng thống Ukraine bổ nhiệm làm cố vấn các vấn đề...

Viettel nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão Yagi

Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục...

Nga và Trung Quốc bắt tay khai thác “mỏ vàng” ở Viễn Đông

Nga và Trung Quốc đang có nhiều kế hoạch, dự án hợp tác đầy tiềm năng ở Viễn Đông trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất, các ngành công nghiệp mới nổi.

Mới nhất

Cứu cây xanh Hà Nội