Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trung Quốc không yêu cầu nộp giấy chứng nhận và phí khi nhập khẩu nông sản

Việt Nam NewsViệt Nam News28/12/2023

Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) không có yêu cầu về biểu mẫu giấy chứng nhận đăng ký của GACC và quy định thu phí trực tuyến thông qua các website: https://www.gacc.app, https://www.aqsiq.net, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) cho biết.

Lô sầu riêng đầu tiên của TP Cần Thơ được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Sở dĩ Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định thông tin trên bởi thời gian gần đây, có ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị làm rõ thông tin của khách hàng phía Trung Quốc yêu cầu hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc phải kèm theo “Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc - Certificate of GACC Registration”; doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký và nộp phí trực tuyến tại website: https://www.gacc.app/application-exporter-registration-submit.

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, về kết quả đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc thực hiện theo Quy định 248, sau khi được GACC phê duyệt sẽ công bố chính thức như sau:

Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản nước ngoài xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc đăng ký trên hệ thống https://app.singlewindow.cn/ (bao gồm đăng ký trực tiếp hoặc thông qua giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền), kết quả đăng ký được công bố tại website: https://ciferquery.singlewindow.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với mã số được cơ quan có thẩm quyền giới thiệu.

Đối với doanh nghiệp đăng ký các sản phẩm thuộc thẩm quyền phê duyệt của Vụ Kiểm dịch động thực vật, GACC, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://dzs.customs.gov.cn/ và văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp thương mại, kết quả đăng ký được công bố tại website: http://ire.customs.gov.cn/.

Thông tin chi tiết về chỉ dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc, các đơn vị, cá nhân có thể liên hệ Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam và sẽ còn tiếp tục mở cửa cho thêm nhiều nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.

11 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn bám đuổi mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 54 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay.

Trong 11 tháng, một số nông sản chủ lực đã có sự chuyển biến rất tích cực như giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt 5,32 tỷ USD, tăng 74,5%; gạo 4,41 tỷ USD, tăng 36,3%; hạt điều 3,31 tỷ USD, tăng 17,4%... Các sản phẩm khác như tôm, cá tra và lâm sản cũng đang được thúc đẩy xuất khẩu tích cực, quyết liệt để có đạt mục tiêu là 54 tỷ USD của năm 2023.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản đã thay đổi trong năm 2023. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu với giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc 11,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,2%, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; Mỹ đạt 9,5 tỷ USD, chiếm 20,6%, giảm 17,9% và Nhật Bản đạt 3,5 tỷ USD chiếm 7,4%, giảm 9,1%./.

Thu Hà


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm