Trang chủDu lịchẨm thựcTruyền qua 2 đời con dâu

Truyền qua 2 đời con dâu


Theo đó, quán cháo lòng bò viên của chị em cụ Diệp Thúy Lan (87 tuổi) suốt hơn 30 năm nay vẫn là điểm đến quen thuộc của nhiều thực khách ở TP.HCM.

Con dâu bỏ nghề kế toán, kế nghiệp mẹ chồng

Buổi trưa TP.HCM mưa rơi lất phất. Trên đường đi làm, thèm món gì ăn cho ấm bụng, tôi tạt qua quán cháo lòng của cụ Lan nằm mặt tiền đường Trần Hưng Đạo (Q.5). Hồi trước, tôi biết tới quán ăn này thông qua một người bạn giới thiệu. Người ta hay gọi đây là quán cháo “2 bà cụ”, khi lúc nào tới cũng thấy chị em bà Lan dù đã lớn tuổi nhưng vẫn tỉ mẩn phục vụ khách.

Cháo lòng ‘2 bà cụ’ TP.HCM nay chỉ còn người chị: Truyền qua 2 đời con dâu - Ảnh 1.

Phần cháo lòng bò viên thập cẩm giá 43.000 đồng ở quán cụ Lan.

Đã lâu không ghé, nay tới, quán thì vẫn đông khách ngồi kín hết 5 – 6 cái bàn được đặt bên trong không gian gia đình ấm cúng, tiếng cười nói rôm rả, nhưng giờ chỉ còn thấy mỗi cụ Lan. Hỏi thăm, mới biết cụ Diệp Thúy Bình, người em gái cùng bán cháo với cụ Lan đã mất hơn 1 năm nay, ở tuổi 83. Giờ, còn mỗi mình người chị.

Cụ Lan nay đã U.90, đi lọ mọ nhưng vẫn còn minh mẫn và vui tính. Quán cháo giờ do cháu dâu của cụ, tức con dâu của cụ Bình kế nghiệp. Cụ bà thì đi ra đi vào, phụ được việc nào hay việc đó. Lâu lâu, cụ kéo ghế ngồi tâm tình với một vài khách quen

Kể với chúng tôi, cụ Lan cho biết năm 1990, sau khi nghỉ hưu suốt hàng chục năm làm viên chức, cụ quyết định cùng em gái mở quán cháo này. Công thức nấu cháo do mẹ chồng của cụ Bình truyền lại. Thế nhưng, để học được cách nấu, cụ Bình cũng phải theo mẹ chồng học tận 3 năm.

Cháo lòng ‘2 bà cụ’ TP.HCM nay chỉ còn người chị: Truyền qua 2 đời con dâu - Ảnh 2.

Quán cháo lòng 2 chị em, nay còn mỗi cụ Lan.

Nghỉ hưu, cụ Lan nói không muốn an nhàn, vẫn muốn tiếp tục làm việc, kiếm tiền tự nuôi bản thân mà không phải dựa dẫm vào con cháu. Vậy là 2 chị em cụ dốc hết lòng cho quán cháo này, nấu theo đúng một công thức suốt mấy chục năm qua không thay đổi.

Tiếng lành đồn xa, quán dần có một lượng khách “ruột” ổn định. Cứ vậy mà họ âm thầm phục vụ khách suốt hơn 3 thập kỷ qua. Cụ Lan tâm sự rằng sở dĩ quán cháo vẫn níu chân được khách suốt ngần ấy năm, cũng chính nhờ bí quyết nấu cháo. 

Chị Lan Anh (38 tuổi, cháu dâu của cụ Lan) là người kế thừa quán hiện tại cho biết 3 năm trước, chị đang làm kế toán cho một công ty tại TP.HCM, thu nhập cũng ổn định. Thấy mẹ và dì lớn tuổi, chị quyết định bỏ công việc đang làm để gắn bó với quán cháo của gia đình.

Từ hồi còn đi học, tôi đã ra quán phụ rồi. Lớn lên, nhất là sau thời điểm mẹ mất, tôi lại càng có động lực để duy trì quán ăn này bởi đó là công sức của dì, của mẹ gây dựng, bỏ đi thì tiếc lắm!

Chị Lan Anh, Kế thừa quán

[CLIP]: Cháo lòng 2 bà cụ 30 năm ở TP.HCM.

Ăn cháo lòng ấm bụng, ngắm mưa Sài Gòn…

Tới quán cháo này, tôi tìm thấy bình yên giữa không gian của một quán ăn gia đình sạch sẽ và ấm cúng. Nghe tiếng cười nói thân thương của những vị khách ngồi cạnh bên, mùi cháo thơm thơm luôn được giữ ấm, mắt nhìn ra con đường rộng rãi phía trước với dòng xe hối hả trong cơn mưa… cảm giác thật bình yên.

Đó cũng là cảm nhận của ông Trần Hiếu (57 tuổi, ngụ Q.1), một thực khách đã ăn ở quán này ngót nghét 20 năm. Ông cho biết vì thích hương vị cháo ở quán 2 bà cụ này, mà tuần nào ông cũng ghé, nhiều thì 2 – 3 lần, ít thì 1 lần.

Nguyên liệu được chế biến sạch sẽ, cũng là điều cụ bà tự hào nhất.

“Mùa mưa tới đây thường hơn. Ăn cháo ở đây, nhất là ăn phần lòng heo là cảm nhận rõ nó được làm sạch sẽ như thế nào luôn. Ăn ở đây yên tâm, bao sạch, bao ngon”, ông Hiếu cười khoái, nhìn qua người vợ ngồi cùng bàn.

Trong khi đó, với anh Hải (30 tuổi), quán cháo này là hồi ức tuổi thơ đặc biệt. Hồi nhỏ, anh nói vẫn thường được mẹ dẫn tới đây ăn cháo. Mặt bằng quán thì cứ vậy, suốt mấy chục năm không đổi.

Anh kể hồi đó, khi đi du học, mỗi lần về thăm nhà là ghé đây ăn. Nay trở lại TP.HCM sinh sống, làm việc cũng nhiều năm, anh vẫn gắn bó với quán ăn mang hương vị tuổi thơ của mình.

Cháo lòng ‘2 bà cụ’ TP.HCM nay chỉ còn người chị: Truyền qua 2 đời con dâu - Ảnh 6.

Chị Lan Anh bỏ nghề kế toán, nối nghiệp gia đình chồng.

Ở đây, mỗi phần cháo có giá từ 20.000 đồng – 43.000 đồng. Khoảng 10 giờ 30 phút, quán mở cửa, bán tới hết thì thôi. Thông thường, chừng 15 giờ là hết nồi. Dường như ở đây, khách “ruột” đều đã quá quen với khung giờ cố định này.

Cụ Lan và chị Lan Anh, cứ vậy mỗi ngày vẫn miệt mài bên nồi cháo nóng hổi. Họ mang hương vị cháo lòng bò viên đặc biệt được truyền qua nhiều đời để làm hài lòng thực khách gần xa…



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Loại rau mệnh danh “tiên dược đại dương” trở nên độc hại khi dùng cách này

Món ăn của người quan tâm sức khỏeRong biển là món ăn khá phổ...

Phụ nữ ở Trung Quốc tham gia vào cuộc cách mạng bia thủ công như thế nào?

Mặc dù việc tạo ra loại bia mới đầy thử thách nhưng bà Kang vẫn yêu thích từng phút trong quá trình sản xuất. Tại nhà máy bia của bà ở Quý Dương, một ngày chỉ kết thúc lúc 9 giờ tối, đôi khi còn muộn hơn nhiều. Bà đảm nhận mọi việc từ nghiền mạch nha đến làm việc trên bệ cao 3 mét và tỉ mỉ thêm men vào thiết bị...

Loại rau mệnh danh “kháng sinh tự nhiên” giúp ngừa ung thư hiệu quả

Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người nên ăn ít nhất 5 phần trái...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất