Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVaccine bại liệt từng bị ví là 'lọ thuốc địa ngục'

Vaccine bại liệt từng bị ví là ‘lọ thuốc địa ngục’


Vaccine bại liệt đường tiêm bị đồn có thể gây tử vong, là lọ thuốc địa ngục trước khi thử nghiệm quy mô lớn lần đầu, sau đó bị giám sát chặt chẽ do sự cố sản xuất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bại liệt là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, chủ yếu ảnh hưởng trẻ nhỏ. Bệnh tấn công hệ thần kinh, có thể gây liệt cột sống và hô hấp, một số trường hợp có thể tử vong.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bại liệt trở thành căn bệnh đáng sợ nhất thế giới. Môt vụ dịch lớn ở thành phố New York năm 1916 đã khiến hơn 2.000 người tử vong, vụ dịch nặng nề hơn tại Mỹ năm 1952 đã khiến 3.000 người tử vong. Nhiều người sống sót phải chịu di chứng suốt đời như nẹp chân, đi nạng, ngồi xe lăn, sử dụng thiết bị hỗ trợ thở…

Bối cảnh này đặt ra nhu cầu cấp thiết về vaccine phòng bệnh, chỉ được đột phá khi nhóm 3 nhà khoa học nuôi cấy thành công virus bại liệt trong mô người vào năm 1949, gồm: John Enders, Thomas Weller và Frederick Robbins, cùng làm việc tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ).

Đầu những năm 1950, bác sĩ người Mỹ là Jonas Salk, trở thành người đầu tiên thành công nghiên cứu vaccine bại liệt đường tiêm (IPV) từ virus bất hoạt. Tuy nhiên, trước khi được công nhận, vaccine đã vấp phải sự phản ứng từ cộng đồng. Lý do là vaccine sẽ được thử nghiệm thực địa với sự tham gia của hơn 1,8 triệu người Mỹ.

Chính trị gia địa phương lo lắng thử nghiệm đi chệch hướng, các mũi tiêm có thể gây bệnh thay vì phòng ngừa khiến quan chức nhà nước phải chịu trách nhiệm. Cộng đồng xuất hiện tin đồn rằng các nhà kho trên toàn quốc đang dự trữ quan tài nhỏ màu trắng để chứa thi thể hàng trăm nghìn đứa trẻ thử nghiệm “lọ thuốc địa ngục” của Salk.





Mimi Meade, bảy tuổi, nhăn nhó khi bác sĩ Richard Mulvaney tiêm vaccine bại liệt Salk mới vào năm 1954. Ảnh: AP

Mimi Meade, bảy tuổi, nhăn nhó khi bác sĩ Richard Mulvaney tiêm vaccine bại liệt Salk vào năm 1954. Ảnh: AP

Cuộc thử nghiệm thực địa càng đến gần, những tin đồn càng có tác dụng mạnh. Nhiều cộng đồng ở các bang rút khỏi thử nghiệm, buộc ông và Tổ chức Quốc gia về Bệnh bại liệt ở trẻ sơ sinh (tổ chức phi lợi nhuận, đang hỗ trợ Salk) phải thuyết phục từng nhóm cộng đồng tham gia thử nghiệm.

Salk cũng dựa vào các phương tiện truyền thông để thuyết phục, xoa dịu cộng đồng về sự an toàn của mũi tiêm. Tạp chí Time đánh giá: “Không quá khi nói rằng công chúng đã tin tưởng vào nhà khoa học, người tự mình lên tiếng trên sóng truyền thông và trên trang báo. Và không quá khi nói rằng nhà khoa học đã thành công”.

Đến ngày 12/4/1955, sau một năm thử nghiệm, vaccine được tuyên bố là an toàn, hiệu quả và có tác dụng tốt. Cùng ngày, vaccine được cấp phép, bắt đầu được sử dụng trong cộng đồng, thậm chí từng được ủng hộ cung cấp miễn phí cho cộng đồng tuy nhiên bị bác bỏ. Salk cam kết rằng vaccine sẽ được tiếp cận công bằng, hiểu rằng các nỗ lực loại trừ bệnh tật sẽ không hiệu quả nếu không có vaccine phổ cập với chi phí thấp hoặc miễn phí.

Sau đó, 6 công ty tư nhân được cấp phép sản xuất và cung ứng vaccine cho người dân. Tuy nhiên, thị trường chợ đen xuất hiện, khiến chi phí của một liều vaccine tăng lên 10 lần, từ 2 USD lên 20 USD. Việc này gây mâu thuẫn khi tổ chức phi lợi nhuận quyên tiền dựa trên nguồn lực của cộng đồng, trong khi giá thành này khiến chỉ những người khá giả mới tiếp cận được.





Hình minh họa vaccine bại liệt đường tiêm IPV. Ảnh: Europeanpharmaceuticalreview

Hình minh họa vaccine bại liệt đường tiêm IPV. Ảnh: Europeanpharmaceuticalreview

Thêm vào đó, có báo cáo cho biết trẻ em phải nhập viện với triệu chứng bại liệt sau khi sử dụng vaccine của Salk. Đến khi có 6 trẻ đã tiêm chủng tử vong, việc tiêm chủng được tạm dừng cho đến khi có thêm thông tin về sự an toàn của vaccine. Trong sự cố này, có tổng cộng 10 trẻ em được tiêm đã tử vong sau khi mắc bại liệt và khoảng 200 trẻ bị bại liệt ở nhiều mức độ.

Chính phủ Mỹ đó sau xác định những trường hợp nói trên có nguồn gốc từ Cutter Labs, một trong sáu công ty được cấp phép sản xuất vaccine bại liệt. Công ty này đã không tuân theo quy trình chi tiết của Salk để sản xuất vaccine, không tiêu diệt virus khi bào chế. Hậu quả là trẻ em bị tiêm vaccine chứa virus sống. Sau đó, việc tiêm chủng được tiếp tục vào giữa tháng 6 với sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ, thêm đạo luật hỗ trợ tiêm phòng bệnh bại liệt.

Trong vòng một năm, 30 triệu trẻ em Mỹ được tiêm vaccine và số ca mắc bệnh bại liệt đã giảm gần một nửa. Đến năm 1961, số ca nhiễm bại liệt ở Mỹ giảm còn 161. Cùng năm này, loại vaccine bại liệt thứ hai (OPV) do nhà virus học Albert Sabin phát triển được công nhận, sau đó được sử dụng tại Tiệp Khắc, Hungary, Cuba… Hiện các vaccine tiếp tục được cải thiện để sử dụng phòng chống bại liệt trên toàn thế giới.

Chi Lê (Theo WHO, Time, The Conversation)




Source link

Cùng chủ đề

Người đàn ông hơn 70 năm thở bằng “lá phổi sắt” vừa qua đời

Tờ The Guardian ngày 14/3 đưa tin, ông Paul Alexander, bệnh nhân bại liệt từ năm 6 tuổi và trải qua phần lớn cuộc đời trong "lá phổi sắt", vừa qua đời tại thành phố Dallas (bang Texas, Mỹ), thọ 78 tuổi. Được biết, ông Paul Alexander sinh năm 1946 tại thành phố Dallas, bang Texas, Mỹ. Mùa hè năm 1952, đại dịch bại liệt bùng phát trên khắp nước Mỹ và cậu bé Paul, năm đó 6...

Vì sao cần tiêm đủ mũi vaccine bại liệt cho trẻ?

Bệnh bại liệt có di chứng nặng và nguy cơ trở lại trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng thấp, cần chủ động tiêm chủng để phòng ngừa. Nhiều phụ huynh đưa con tới Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tiếp tục hết, khiến trẻ chưa được tiêm vaccine đúng lịch.Anh Lê Văn Ân (34 tuổi) cho con trai 3 tháng tuổi tiêm mũi vaccine 5 trong 1 đầu tiên...

Vaccine ngừa sởi được tìm ra như thế nào?

Các nhà khoa học vào vùng dịch ở miền Tây nước Mỹ để bẫy virus, hàng chục lần nuôi cấy và chỉnh sửa bán thành phẩm để tạo ra vaccine sởi. Tháng 1/1954, bệnh sởi hoành hành ở Fay, ngôi trường nội trú dành cho nam sinh lâu đời ở Southborough, Massachusetts (Mỹ). Một bác sĩ kiêm nhà khoa học trẻ mang túi gạc vô trùng và ống tiêm đến bệnh xá, nói với từng học sinh đang ốm:...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xe buýt lao khỏi cầu ở Nam Phi, 45 người thiệt mạng

Một chiếc xe buýt lao khỏi cầu, rơi xuống khe núi rồi bốc cháy ở phía bắc Nam Phi, khiến 45 trong 46 người trên phương tiện thiệt mạng. Người sống sót duy nhất là một em bé 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nạn nhân bị thương nặng và đã được chuyển tới bệnh viện, Bộ Giao thông Nam Phi ngày 28/3 cho biết.Chiếc xe gặp tai nạn khi đi từ nước láng giềng Botswana đến thành phố Moria...

Alves mở tiệc đến thâu đêm sau khi ra tù

Tây Ban NhaCựu hậu vệ Barca Dani Alves mở tiệc cùng gia đình và bạn bè khi được tại ngoại sau 15 tháng ngồi tù vì vụ hiếp dâm. Alves được tại ngoại chờ kháng cáo và rời nhà tù Brians 2 ngày 25/3, sau khi nộp bảo lãnh 1,08 triệu USD. Một ngày sau đó, theo Diario Sport, cựu hậu vệ 40 tuổi đã mở tiệc đến 5h sáng cùng gia đình và bạn bè tại biệt thự...

Robot biết múa hát, dạy tiếng Anh của giảng viên trường quân đội

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học. Robot thông minh hình dáng giống người hỗ trợ dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học (Bonbon) là đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia đến năm 2025.Đề tài do Học viện Kỹ...

7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói

Cà phê, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị không nên ăn vào buổi sáng, khi bụng đói vì dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Bác sĩ Hoàng Nam, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bữa ăn sáng cung cấp chất dinh dưỡng sau khi nhịn ăn hơn 8 giờ, giúp cải thiện sức khỏe. Ăn thực phẩm sai cách vào buổi sáng ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, gây ra...

Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày, theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đề xuất được Bộ Công Thương nêu tại tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, thay thế các nghị định trước đây về kinh doanh xăng dầu.Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành...

Bài đọc nhiều

Có thêm một bệnh viện tư nhân tại TP HCM

Ngày 23/1, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II đã khai trương và đi vào hoạt động tại phường An Phú Đông, quận 12. Đến dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND...

Cô gái giảm 45kg một năm nhờ bài thể dục đơn giản

Hãy đi bộ 30 phút mỗi ngàyTheo Better Health, đi bộ là cách tuyệt vời để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe tổng thể. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp xương chắc khỏe, giảm mỡ thừa trong cơ thể, tăng cường sức mạnh và sức bền cơ bắp.Đi bộ cũng...

Gia tăng đột biến các ca mắc ho gà có biến chứng

Trẻ nhập viện vì ho gà gia tăngHiện nay, tại khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát...

Hãng dược Nhật thu hồi sản phẩm nguy cơ gây tổn thương thận, Bộ Y tế cảnh báo

Ngày 25/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra cảnh báo về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) thu hồi sản phẩm có nguy cơ làm tổn thương thận.Hện đơn vị chưa cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: "Beni-koji choleste-help"; "Naishi-help plus cholesterol"; "Natto-kinase sarasara-tsubu...

Cùng chuyên mục

Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

Chị Nguyễn Thị Mai Anh (Hà Nội) đưa con gái 4 tuổi đi cấp cứu trong đêm sau nhiều ngày sốt cao không hạ, lì bì, co giật.Trước đó 4 ngày bé ốt, thở khò khè kèm biếng ăn, gia đình nghĩ con cảm cúm thông thường nên không đi khám mà mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống. Tuy nhiên, tình trạng bé không thuyên giảm mà ngày càng nặng lên, phải nhập viện cấp cứu.Sau nhiều...

Người bệnh tuyến giáp có cần kiêng bắp cải, bông cải?

Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp? Bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Tiến Vũ (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) chia sẻ: để phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Khi phát hiện những bất thường ở cổ hoặc bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ...

Nhiều người trẻ bị thoái hóa cột sống

Số bệnh nhân trẻ phẫu thuật tại Bệnh viện Tâm Anh do các bệnh liên quan thoái hóa cột sống ba tháng qua tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm ngoái. ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên ngày 28/3."Khoảng 35% người Việt mắc bệnh thoái hóa cột sống, trong đó 30% tuổi 25-45", bác sĩ nói, thêm rằng...

7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói

Cà phê, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị không nên ăn vào buổi sáng, khi bụng đói vì dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Bác sĩ Hoàng Nam, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bữa ăn sáng cung cấp chất dinh dưỡng sau khi nhịn ăn hơn 8 giờ, giúp cải thiện sức khỏe. Ăn thực phẩm sai cách vào buổi sáng ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, gây ra...

Mới nhất

Chiến lược phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2626/QĐ-UBND ban hành Khung chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Trường chuyên Ngoại ngữ không xét tuyển thẳng, thi trong 1 buổi duy nhất

Theo phương án thi, năm nay trường THPT chuyên Ngoại ngữ không xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển với các thí sinh.Nhà trường tổ chức thi vào lớp 10 bằng 3 môn: Đánh giá năng lực Ngoại ngữ, Đánh giá năng lực Toán và Khoa học tự nhiên, Đánh giá năng lực Văn và Khoa học xã...

Tiền tỷ gửi ngân hàng đột ngột “bốc hơi”: Xử lý thế nào?

Những ngày gần đây, một số vụ việc “bốc hơi” tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng khiến dư luận liên tục đặt ra dấu hỏi lớn đối với sự an toàn trong quy trình giao dịch gửi, rút tiền. Mới đây nhất là sự việc một khách hàng đã gửi hơn 58 tỷ đồng tại Ngân...

Nhiều trẻ nhập viện vì cúm B, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

Chị Nguyễn Thị Mai Anh (Hà Nội) đưa con gái 4 tuổi đi cấp cứu trong đêm sau nhiều ngày sốt cao không hạ, lì bì, co giật.Trước đó 4 ngày bé ốt, thở khò khè kèm biếng ăn, gia đình nghĩ con cảm cúm thông thường nên không đi khám mà mua thuốc hạ sốt cho trẻ...

Mới nhất