Trang chủNewsThế giớiVai trò cầu nối của Qatar trong khủng hoảng con tin Gaza

Vai trò cầu nối của Qatar trong khủng hoảng con tin Gaza


Qatar trở thành cầu nối then chốt trong nỗ lực cứu con tin ở Gaza cũng như đối thoại giữa những cường quốc liên quan chiến sự Israel – Hamas.

Hai ngày sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhằm thuyết phục Qatar hỗ trợ đàm phán con tin và ngăn xung đột mở rộng, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian ngày 14/10 cũng tới vương quốc Vùng Vịnh và có cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Hamas từ khi tổ chức vũ trang này tấn công Israel ngày 7/10.

Hai chuyến thăm của quan chức ngoại giao Mỹ và Iran, cùng hàng loạt cuộc điện đàm giữa các quan chức cấp cao Qatar với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới về giải cứu con tin ở Dải Gaza đã tái khẳng định vị thế trung gian đàm phán quan trọng của Doha trong nhiều vấn đề an ninh khu vực.

Doha giữ quan hệ tốt với Washington lẫn Tehran. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh giai đoạn 2017-2021, khi Qatar bị các nước láng giềng phong tỏa, Iran đã duy trì hành lang hàng không cho nước này, giúp Doha không bị cô lập toàn diện. Qatar cũng là đối tác then chốt của Mỹ trong kiến trúc an ninh khu vực, với tổng hành dinh Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) được đặt tại căn cứ không quân al-Udeid phía tây Doha.

“Qatar theo đuổi chính sách đối ngoại 360 độ”, Bruce Riedel, chuyên gia về Trung Đông và là cựu quan chức Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định. “Họ giữ quan hệ đồng đều và luôn âm thầm để mở cánh cửa đối thoại với mọi bên”.

Tiếng nói của Qatar cũng rất có trọng lượng với Hamas, khi các thủ lĩnh tổ chức này dời cơ quan chính trị từ Syria đến Doha năm 2012. Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh lẫn cựu lãnh đạo Khaled Mashaal đang nương náu tại Qatar. Quốc gia Vùng Vịnh mỗi năm còn hỗ trợ hàng trăm triệu USD cho Dải Gaza với danh nghĩa viện trợ nhân đạo và kiên trì ủng hộ phong trào độc lập của người Palestine.





Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh thăm Dải Gaza vào năm 2018. Ảnh: Washington Post

Thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh thăm Dải Gaza vào năm 2018. Ảnh: Washington Post

Giới chức Qatar nhiều lần khẳng định họ không hậu thuẫn hay rót tiền cho Hamas, mà các gói viện trợ vốn dành cho người dân Palestine tại Dải Gaza.

Doha thiết lập liên lạc chính trị với Hamas từ gợi ý của Mỹ vào năm 2006, sau khi lực lượng này giành chiến thắng trước đảng Fatah trong tổng tuyển cử tại Dải Gaza và Washington cần đầu mối đối thoại gián tiếp.

Bởi vậy, khi Hamas tuyên bố đang giữ hơn 220 con tin tại Dải Gaza sau chiến dịch tấn công Israel ngày 7/10, phương Tây đã xem Qatar là cầu nối chủ chốt để đàm phán với nhóm vũ trang này.

Các nỗ lực đối thoại bước đầu chứng tỏ hiệu quả với hai người mang quốc tịch Mỹ và hai công dân Israel đã được Hamas trả tự do. Giới thạo tin cho biết Doha đang thuyết phục Hamas phóng thích thêm 50 con tin, trong đó tập trung vào người mang hai quốc tịch, người cao tuổi và trẻ em.

Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ca ngợi Qatar là đối tác” thiết yếu và có lợi ích mật thiết trong thúc đẩy giải pháp nhân đạo” cho xung đột tại Dải Gaza. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi Qatar là “kênh đối thoại đúng đắn và hiệu quả” trong giải quyết khủng hoảng con tin.

Etienne Dignat, nhà nghiên cứu về đàm phán con tin thuộc Đại học Khoa học Tổng hợp tại Paris, đánh giá Qatar là chuyên gia trong các thỏa thuận giải cứu con tin quốc tế.

Điển hình là thỏa thuận ba bên Mỹ – Iran – Hàn Quốc vào tháng 9, với Qatar giữ vai trò trung gian. Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý trả tự do cho 5 công dân Mỹ chịu án tù vì cáo buộc an ninh, đổi lại Washington cam kết không trừng phạt tài chính Seoul nếu họ gỡ phong tỏa khối tài sản 6 tỷ USD của Iran rồi chuyển về các ngân hàng tại Thụy Sĩ và Doha.

Nhiều nước lớn khác trong và ngoài khu vực cũng duy trì kênh liên lạc với Hamas. Ai Cập là bên giữ vai trò trung gian đối thoại truyền thống giữa Israel với tổ chức kiểm soát Dải Gaza, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ luôn muốn khẳng định vị thế dẫn dắt thế giới Arab. Hamas cũng thừa nhận họ có liên lạc với Moskva và đã cử đại diện đến Nga gặp Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov.

Trong bối cảnh hiện tại, Qatar vẫn được xem là cầu nối uy tín nhất vì họ hiểu rõ Hamas và có lợi thế hậu thuẫn tài chính cho Dải Gaza, theo Hasni Abidi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Arab và Địa Trung Hải (CERMAM) tại Thụy Sĩ.

Dignat cho rằng Doha cũng có kinh nghiệm ngoại giao con thoi giữa phương Tây và các nhóm vũ trang Hồi giáo, trong đó có nỗ lực đàm phán với Taliban trong giai đoạn liên quân do Mỹ dẫn đầu từng bước rút khỏi Afghanistan.





Hai con tin Judith Tai Raanan và Natalie Shoshana Raanan được tướng Israel Gal Hirsch (giữa) nắm tay dẫn đi hôm 20/10. Ảnh: Reuters

Hai con tin Judith Tai Raanan và Natalie Shoshana Raanan được tướng Israel Gal Hirsch (giữa) nắm tay dẫn đi hôm 20/10, sau khi được Hamas phóng thích. Ảnh: Reuters

Về dài hạn, Qatar sẽ khó giữ vị thế “độc quyền” trong đàm phán con tin ở Dải Gaza và liên lạc với Hamas, khi nhiều quốc gia Trung Đông cũng đang nỗ lực đóng vai trò lớn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng con tin.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuần qua cho biết Ankara đã nhận được yêu cầu từ một số nước, đề nghị họ hỗ trợ đàm phán với Hamas. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vài tháng qua cũng tìm cách cải thiện quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ – Israel, song chưa muốn đẩy mạnh quá trình này vì lo ngại chưa xây dựng được niềm tin từ Tel Aviv lại gây mất lòng cộng đồng Arab lẫn Hamas.

Ai Cập cũng từng chứng tỏ được năng lực đàm phán với Hamas, khi từng giúp Israel giải cứu quân nhân Gilad Shalit bị Hamas bắt cóc và giữ làm con tin trong 5 năm.

Theo chuyên gia Hasni Abidi, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm năng can thiệp sâu hơn vào nỗ lực đàm phán giải cứu con tin khi đã thiết lập được kênh liên lạc lâu dài với Hamas, từ đó có thể thuyết phục giới lãnh đạo Hamas chấp nhận đối thoại. Với số lượng con tin rất lớn, quá trình đàm phán sẽ kéo dài và các bên khó đạt được thỏa thuận trong một lần đàm phán.

“Sẽ không có một cuộc đàm phán chung cho tất cả con tin. Mỗi nước có công dân bị giữ sẽ phải tự tìm hướng đàm phán”, Hasni Abidi nhận định.

Sau thành công bước đầu, Qatar đang đứng trước sức ép phải đánh giá lại rủi ro khi vừa cần giữ quan hệ đối tác quân sự với phương Tây, vừa duy trì liên lạc với tổ chức vũ trang Hamas, đặc biệt vì mức thương vong dân thường quá lớn trong vụ tấn công ngày 7/10.

Theo tiết lộ từ giới chức ngoại giao cho Washington Post, bên cạnh chủ đề đàm phán giải cứu con tin tại Dải Gaza, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đạt thỏa thuận yêu cầu Qatar xét lại quan hệ với Hamas một khi khủng hoảng con tin được giải quyết. Động thái này là một phần trong chiến lược cô lập và giảm sức mạnh của Hamas, ngăn tái diễn những cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel.

Trang Axios dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ tiết lộ Washington còn đề nghị Qatar “giảm tông” các thông điệp công kích Israel trên đài Al Jazeera có trụ sở tại nước này. Mỹ lo ngại hãng truyền thông do chính phủ Qatar tài trợ sẽ châm thêm dầu vào lửa với các bài viết chỉ trích Israel, thổi bùng tâm lý phẫn nộ trong dư luận các nước Arab và khiến xung đột lan rộng ở Trung Đông.

“Quan hệ với Hamas đã trở thành con dao hai lưỡi, buộc chính phủ Qatar cần định hình thông điệp phù hợp. Dù Mỹ đang đánh giá cao vai trò của Qatar trong nỗ lực giải cứu con tin, hình ảnh của quốc gia Vùng Vịnh này vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực vì Hamas”, Mehran Kamrava, giáo sư về chính sách công tại Đại học Georgetown Qatar, nhận định.

Thanh Danh (Theo Financial Times, Times of Israel, AFP)




Source link

Cùng chủ đề

Israel không kích thành trì Hezbollah

Quân đội Israel không kích xưởng vũ khí của Hezbollah ở thành phố Baalbek ở miền bắc, nơi được mệnh danh là thành trì của nhóm. Theo phóng viên AFP, không quân Israel ngày 24/3 tấn công một cơ sở của Hezbollah ở Baalbek mà nhóm đã bỏ hoang trong một thời gian, khiến ba cư dân sống gần đó bị thương. "5 tên lửa Israel đánh trúng một tòa nhà hai tầng có người ở tại al-Osseira, ngoại...

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza, đồng thời khẳng định không triển khai lực lượng bên trong bệnh viện. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cầu Rạch Miễu 2 vào tháng 9/2025

TIỀN GIANG-Kiểm tra dự án cầu Rạch Miễu 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hoàn thành công trình dịp Quốc khánh 2/9/2025, sớm 7 tháng so với dự kiến. Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang vào sáng 24/3. "Mục tiêu đến lễ kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 2/9/2025, phải hoàn thành cầu Rạch Miễu 2", Thủ tướng...

Hình dáng cầu vượt dài nhất cao tốc Bắc Nam sau hợp long

NGHỆ AN-Cầu Hưng Đức bắc qua sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh, là cầu vượt sông dài nhất cao tốc Bắc Nam, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5. Đức Hùng - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Môtô nước nhào lộn trên biển Quy Nhơn

BÌNH ĐỊNH-55 tay đua tranh tài Giải vô địch thế giới môtô nước UIM-ABP Aquabike Championship tạo nên những cảnh nhào lộn, rẽ sóng đẹp mắt trên đầm Thị Nại. Phạm Linh - Dũng Nhân - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nghị sĩ Cộng hòa yêu cầu phế truất Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Nghị sĩ Marjorie Greene đề xuất bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khởi động quy trình có thể khiến ông Mike Johnson mất chức. Nghị sĩ Cộng hòa theo đường lối cứng rắn Marjorie Taylor Greene hôm 22/3 thông báo nộp đơn "đề xuất bãi nhiệm" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, sau khi ông phớt lờ nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa nhằm thông qua dự luật ngân sách 1.200 tỷ USD giúp chính phủ...

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người. Lực lượng chức năng được triển khai tại hiện trường vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại “Crocus City Hall” ở Moskva, Nga tối 22/3/2024. Ảnh: AA/TTXVN Nghi phạm bị bắt giữ nêu trên cho hay anh ta...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc: Giới giáo sư y khoa sẵn sàng từ chức hàng loạt

Ngày 24-3, các quan chức Hàn Quốc cho biết, cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa chính phủ và các bác sĩ được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các giáo sư trường y từ chức hàng loạt. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường y trên toàn quốc sẽ bắt đầu nộp đơn từ chức vào ngày 25-3 và sẽ giảm...

Israel không kích thành trì Hezbollah

Quân đội Israel không kích xưởng vũ khí của Hezbollah ở thành phố Baalbek ở miền bắc, nơi được mệnh danh là thành trì của nhóm. Theo phóng viên AFP, không quân Israel ngày 24/3 tấn công một cơ sở của Hezbollah ở Baalbek mà nhóm đã bỏ hoang trong một thời gian, khiến ba cư dân sống gần đó bị thương. "5 tên lửa Israel đánh trúng một tòa nhà hai tầng có người ở tại al-Osseira, ngoại...

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Mới nhất

Mới nhất