Công nghệ thông tin phát triển, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội. Đặc biệt từ cơ sở nhất là đối với vùng DTTS và miền núi, CNTT giúp đồng bào DTTS tiếp cận thông tin về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất; tiếp cận giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Việc hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả. Qua đó hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. Thực hiện thông tin hai chiều để người dân tiếp nhận thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở đến các cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin cơ sở. Hướng đến năm 2025 phấn đấu 100% thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến người dân; 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở, 100% nội dung thông tin thiết yếu từ trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để tuyên truyền, phổ biến đến người dân được cung cấp trên hệ thống thông tin nguồn. 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật phù hợp với vị trí việc làm. [caption id="attachment_1217823" align="aligncenter" width="600"]Bích Hường
Bình luận (0)