Luật pháp quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định đường biên giới quốc gia cũng như thực tiễn giải quyết vấn đề biên giới giữa các nước. Biên giới quốc gia là giới hạn không gian của lãnh thổ, phạm vi thực thi chủ quyền quốc gia, có ý nghĩa sống còn, thiêng liêng đối với sự tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc.
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, bởi thế trong quá trình xây dựng, đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ với các quốc gia, Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí áp dụng các quy định của luật pháp quốc tế và cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí áp dụng các quy định của luật pháp quốc tế về biên giới. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
Thỏa thuận về đường biên giới luôn được thực hiện thông qua đàm phán trực tiếp. Ảnh mịnh hoạ. Nguồn: Internet.
Thỏa thuận về đường biên giới luôn được thực hiện thông qua đàm phán trực tiếp, hoặc thông qua một cơ quan tài phán quốc tế được các bên liên quan nhất trí lựa chọn. Kết quả cụ thể sẽ là một điều ước được các bên liên quan ký kết và cam kết tôn trọng, hoặc là một phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên liên quan. Tuy nhiên, quá trình ký kết điều ước về biên giới hay xác định đường biên giới thông qua cơ quan tài phán quốc tế luôn phải đối mặt với những khó khăn to lớn do nhận thức về đường biên giới khác nhau, xung đột lợi ích liên quan đến vấn đề biên giới, cũng như thực tế biên giới luôn là vấn đề có tính lịch sử phức tạp, lâu dài, trải qua nhiều biển động. Để vượt qua những thách thức, trở ngại như vậy, ngoài tác động của ý chí chính trị, bối cảnh khách quan, không thể thiếu sự điều chỉnh của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cũng như các nguyên tắc pháp lý kỹ thuật đặc thù trong lĩnh vực xác định biên giới lãnh thổ. Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã được hình thành qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm và tồn tại một cách tương đối ổn định kể từ khi Việt Nam giành được độc lập sau nghìn năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, biên giới Việt - Trung mang tính khái niệm biên giới vùng, chưa phải là đường biên giới được phân giới cắm mốc, và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính xác. Kết quả được ghi nhận trong Hiệp ước năm 1999 cũng như sau quá trình phân giới cắm mốc được đánh giá là phù hợp với Luật pháp quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc mà hai Bên thỏa thuận, bảo đảm công bằng thỏa đáng cho cả hai Bên, đáp ứng các lợi ích cơ bản, lâu dài của cả hai nước. Hiệp ước mô tả rõ ràng bằng lời văn và bản đồ đính kèm đường biên giới trên bộ giữa hai nước, tạo thành cơ sở pháp lý vững chắc để hai nước tiến hành công tác phân giới cắm mốc, ấn định đường biên giới trên thực địa và ký kết các văn bản pháp lý để quản lý một cách hòa bình, hiệu quả các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội trong các khu vực biên giới và thúc đẩy giao thương qua biên giới./.Thanh Tùng
Bình luận (0)