Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế3 ca tử vong do bạch hầu, Bộ Y...

3 ca tử vong do bạch hầu, Bộ Y tế yêu cầu tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh


Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, đến nay, tại Hà Giang và tỉnh Điện Biên tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp và đã ghi nhận 3 ca tử vong.

Trước tình hình trên, nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh bạch hầu, cách ly, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/7/2020 cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm – bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn.

Cùng với đó, các đơn vị y tế cần rà soát quy trình, trang thiết bị, thuốc, vật tư theo hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh bạch hầu theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong; Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Khi phát hiện các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ nghĩ tới bạch hầu, các cơ sở y tế cần ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu; triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết; Hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên đối với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, hội chẩn trước khi chuyển tuyến; Triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn.

Các đơn vị y tế cần tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh biết được các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc báo cáo ca bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trước đó, trong 2 ngày 11 – 12/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do TS.BS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn, đã tới bản Pa Ít, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trực tiếp thăm các điểm trường và các hộ gia đình có người bị bệnh bạch hầu; làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.

Tính từ ngày 1/5-10/9/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu với 3 ổ dịch.

Sau buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ Y tế đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh Điện Biên tiếp tục chỉ đạo rà soát và cập nhật kế hoạch phòng, chống dịch bạch hầu của tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về bệnh bạch hầu; tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời…

Đồng thời, tổ chức rà soát, thống kê các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường trên địa bàn; thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét ngay khi có vaccine, lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi lại khó khăn.

Bộ Y tế cũng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh nhận định tình hình dịch để đề xuất nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu cho các năm 2023 – 2025 gửi Bộ Y tế.




Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trước đây, bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vaccine phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vaccine phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Hiện, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Do đó, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. 

 



Nguồn

Cùng tác giả

Doanh nghiệp Việt kiều ngày càng đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam

Sáng ngày 18/9 (giờ Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc ăn sáng làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt kiều tiêu biểu tại San Francisco. Tham dự có các doanh nghiệp Việt...

EU, Trung Quốc đối thoại cấp cao về hợp tác kỹ thuật số

Thứ ba, 19/09/2023 11:33 (GMT+7) ...

Nghiên cứu kỹ việc thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia

Tiếp tục Phiên họp thứ 26, chiều 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi). Báo cáo tại phiên họp, Phó Chánh án Toà án...

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sắp diễn ra Đà Nẵng

Hội nghị lần này do Việt Nam đăng cai tổ chức, có sự tham dự của 9 nước thành viên ASEAN, Timor-Leste (được mời làm quan sát viên) và 3 nước đối tác gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhi 15 tuổi mắc bệnh Whitmore tử vong

Cụ thể, bệnh nhân sinh năm 2008, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ ngày 4/9. Theo điều tra dịch tễ của Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, từ ngày 22 - 30/8, bệnh nhi...

Khai mạc Hội nghị tập huấn hồi sức, cấp cứu, chống độc toàn quân

SGGPO 19/09/2023 14:37 Hội nghị nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thực hành hồi sức, cấp cứu, chống độc cơ bản và nâng cao... góp phần nâng cao chất lượng...

Thực đơn cho bữa sáng lành mạnh, giúp giữ dáng, kiểm soát cân nặng hiệu quả

Một nghiên cứu từ Đại học Aberdeen ở Scotland, Anh chỉ ra rằng 1 bữa sáng đủ dinh dưỡng có thể ngăn chặn sự thèm ăn hoặc các cơn đói.

Nấm kẽ chân – VnExpress Sức khỏe

Nấm kẽ chân (nước ăn chân) là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, nhất là vào mùa mưa, do các chủng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton interdigitale và Epidermophyton floccosum. ThS.BS.CKI Trần Nguyễn Anh Thư, chuyên khoa Da...

Ăn rau răm có làm giảm ham muốn?

Anh N.V.K (29 tuổi, tại Hà Nội) dù đang độ tuổi sung mãn làm “chuyện ấy” nhưng vẫn mang tâm lý lo ngại không chiều được cô vợ trẻ kém mình 5 tuổi. Anh thường tìm tới các...

Cứu sống bé gái 9 tuổi hôn mê sâu do nhiễm toan ceton

SGGPO 19/09/2023 10:17 Sáng 19-9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các bác sĩ khoa Nhi vừa kịp thời cứu sống bé gái 9 tuổi bị hôn mê sâu, nhiễm toan ceton đái tháo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất