Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên phải viết hàng ngàn trang sổ sách, giấy tờ mỗi...

Giáo viên phải viết hàng ngàn trang sổ sách, giấy tờ mỗi năm học


Thậm chí, có những loại hồ sơ, sổ sách còn nhiêu khê hơn trước đây. Dù Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về hồ sơ sổ sách, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử, nhưng giáo viên vẫn đang phải làm nhiều loại hồ sơ giấy tờ, lãng phí thời gian và mất tiền in ấn.

Mất rất nhiều thời gian cho sổ sách

Theo Thông tư số 32 của Bộ GD-ĐT, giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, cụ thể: kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

Tuy nhiên, giáo viên kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn có thêm kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học, 5-6 loại kế hoạch); sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn (biên bản). Giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm có 4 loại hồ sơ, sổ sách, nhưng thực tế còn nhiều hơn thế.

Khung kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn khiến nhiều thầy cô tổ trưởng ngao ngán. Đối với những tổ chuyên môn ghép, tổ tích hợp phải làm đến cả trăm trang kế hoạch.

Trong bản kế hoạch, ngoài thông tin cá nhân các tổ viên, đặc điểm tình hình, liệt kê thiết bị dạy học, các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện thì mục thực hiện phân phối chương trình chiếm số trang nhiều nhất. Ngoài số tiết, số tuần, tên bài học, đồ dùng dạy học, giáo viên phải đưa vào yêu cầu cần đạt của từng bài học đối với tất cả các khối lớp. Đây là mục giáo viên phải tốn công nhiều nhất và nó cũng vô lý nhất.

Mục yêu cầu đạt mỗi bài học phải đưa vào hàng chục câu văn mới đầy đủ theo hướng dẫn. Do đó, chỉ với 2-3 tiết học, giáo viên phải trình bày hết 1 trang giấy A4.

Bao giờ sổ sách thôi hết đè nặng thầy cô - Ảnh 1.

Giáo viên cần được cởi trói khỏi hồ sơ sổ sách để tập trung vào chuyên môn giảng dạy

Các môn ngữ văn và toán có số tiết nhiều nhất. Chẳng hạn, ở cấp THCS, hai môn này đều có 4 tiết/tuần. Riêng ngữ văn lớp 9 có 5 tiết/tuần nên môn này có tổng cộng 175 tiết/năm học. Hiện giáo viên phải dạy thêm phân môn ngữ văn trong môn nội dung giáo dục địa phương nên mỗi năm có tới hơn 600 tiết học. Vì vậy, giáo viên phải mất nhiều ngày làm liên tục mới có thể liệt kê hết các mục tiêu cần đạt của mỗi bài học, tiết học.

Tổ khoa học tự nhiên cũng có số tiết khá lớn: 4 tiết/tuần (lớp 6, 7, 8); vật lý, hóa, sinh học ở lớp 9 cũng có tổng số 4 tiết/tuần. Ngoài ra, còn có thêm môn công nghệ lớp 6, 7, 8 mỗi tuần có 1 tiết và công nghệ 9 mỗi tuần có 2 tiết. Vì thế, đầu năm học, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn rất áp lực khi làm kế hoạch chuyên môn cho tổ.

Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo hướng dẫn của Công văn 5512 của Bộ GD-ĐT cũng khiến cho giáo viên những môn nhiều tiết khá vất vả. Mỗi giáo viên thường được phân công giảng dạy 2 khối lớp.

Nếu giáo viên được phân công dạy ngữ văn 9 và 1 khối lớp nữa sẽ có tổng cộng 315 tiết/năm học. Vì vậy, chỉ riêng kế hoạch bài dạy của giáo viên môn ngữ văn cấp THCS mỗi năm cũng lên hàng ngàn trang giấy và tất nhiên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được kế hoạch này. Những giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác giáo viên chủ nhiệm hoặc tổ trưởng chuyên môn còn phải làm thêm nhiều kế hoạch khác.

Giáo viên không còn thời gian đầu tư cho chuyên môn

Khi họp tổ, họp hội đồng sư phạm hay chi bộ nhà trường, mỗi giáo viên được phát một tờ giấy về nội dung. Giáo viên xem nội dung đó và nếu họ thấy có thêm nội dung nào quan trọng thì ghi thêm vào sổ họp hoặc viết chen vào tờ giấy nội dung ấy để thực hiện nhiệm vụ. Thậm chí, có trường bắt buộc giáo viên phải ghi chép nội dung này vào sổ hội họp và nếu khi kiểm tra không có sẽ bị phê bình.

Lúc dự giờ rút kinh nghiệm với nhau, giáo viên ghi giống hệt học sinh, thầy cô dạy chép trên bảng sao thì giáo viên dự giờ ghi như vậy. Trong khi, chuyên môn họ đã có thì chỉ cần ghi chú những vấn đề cần thiết.

Bao giờ sổ sách thôi hết đè nặng thầy cô - Ảnh 2.

Ngoài việc giảng dạy, giáo viên còn có nhiều áp lực do sổ sách

Chưa kể, nhiều trường học yêu cầu giáo viên phải nộp sổ dự giờ, quy định số tiết một cách rất máy móc. Dù các văn bản hướng dẫn dự giờ hiện nay đã rất khác trước nhưng giáo viên vẫn tỉ mẩn ghi chép như học trò ngồi học.

Do đó, giáo viên khó có thể tập trung vào chuyên môn bởi năm nào cũng tất bật làm hàng loạt kế hoạch, ghi chép sổ sách. Ngành giáo dục khuyến khích số hóa nhưng giáo viên cứ phải viết tay nhiều loại sổ sách, giấy tờ.

Thực tế cho thấy giáo viên vẫn phải ngày đêm gồng gánh nhiều thứ sổ sách. Đó là một sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian và công sức. Thử đem ra phép tính trung bình mỗi ngày một giáo viên dành mười lăm phút “trang điểm” cho các loại sổ sách ngoài chức năng giáo dục học sinh thì một đời làm giáo viên (trung bình 30 năm) sẽ lãng phí biết bao nhiêu thời gian. Áp lực sổ sách góp phần giảm chất lượng dạy học của người thầy. Từ đó, một số giáo viên tìm ra những “sáng kiến” sao chép để đối phó. Nhiều thầy cô vẫn còn gánh nặng sổ sách, một phần là vì ban giám hiệu vẫn còn… bệnh hình thức.



Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế nhà giáo...

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.

Phải lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học Lễ, hậu học Văn", thực sự lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay.

Phải lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học Lễ, hậu học Văn", thực sự lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Mới nhất

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay...

Mới nhất