Trang chủNewsKinh tếBài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc


Thương hiệu quốc gia: Tập trung cho nhận diện thương hiệu địa điểm, chỉ dẫn địa lý Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Xây dựng hình ảnh, vị thế hàng hoá quốc gia

Nhiều năm nay, Việt Nam không chỉ được thế giới đánh giá là điểm sáng trong bức tranh phục hồi, phát triển kinh tế, mà còn trong xây dựng, phát triển thương hiệu. Trong đó, các thương hiệu hàng đầu Việt Nam không chỉ có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu mà còn dần bắt kịp với xu thế toàn cầu.

Theo đó, giai đoạn 5 năm từ 2019 – 2023 thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới là 102%. Cụ thể, năm 2019 giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam mới chỉ được định giá là 247 tỷ USD, năm 2023 đã đạt 498,13 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục về phần trăm giá trị thương hiệu hai con số.

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp
Việc tăng hạng về giá trị thương hiệu quốc gia đã thể hiện nỗ lực, vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, “dũng cảm” xâm nhập vào những thị trường khó tính . Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, nếu như đầu những năm 2000, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được xuất hiện trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì đến năm 2022, theo bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu đạt trên 36,6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021, trong đó, doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam chiếm trên 60% số lượng doanh nghiệp lọt vào top 10.

Theo các chuyên gia, “trái ngọt” về tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia là kết quả của những nỗ lực trên nhiều phương diện: Chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội. Điều này đã khẳng định thành quả ấn tượng của quá trình hội nhập kinh tế thương mại thông qua hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sôi động, mạnh mẽ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế – TS. Nguyễn Minh Phong nhận định, đây là kết quả của những chủ trương, chính sách đúng đắn và nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu.

Cùng với đó, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong giá trị thương hiệu tăng vượt bậc đã ghi nhận sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Brand Finance năm 2023, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp thương hiệu quốc gia Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các ngành viễn thông, ngân hàng, thực phẩm. Đánh giá về kết quả này, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, những thương hiệu trong lĩnh vực tài chính, thực phẩm, viễn thông đều có nét chung là nỗ lực đầu tư vào công nghệ và hướng đến giá trị cộng đồng, từ đó có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, góp phần nâng cao vị thế vững chắc trong bảng xếp hạng.

Đồng quan điểm, ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh, việc tăng hạng về giá trị thương hiệu quốc gia đã thể hiện nỗ lực, vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, “dũng cảm” xâm nhập vào những thị trường khó tính với nhiều quy định khắt khe như: Mỹ, EU, Nhật Bản… “Những nỗ lực đúng hướng của khu vực doanh nghiệp đã góp phần rất quan trọng vào kết quả ấn tượng của Việt Nam trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia”- ông Nam cho hay.

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế – TS.Nguyễn Minh Phong: “Doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để duy xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu sản phẩm”. Ảnh: Cấn Dũng

Cũng theo các chuyên gia, để có được thứ bậc và tăng giá trị thương hiệu phải kể tới tác động hiệu quả và động lực của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong việc hỗ trợ xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia Việt Nam, các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng, các thương hiệu doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường.

Ghi nhận từ Bộ Công Thương, thời gian qua, với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm, giá trị doanh nghiệp. Minh chứng, rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.

Về thương hiệu sản phẩm, Viettel là một ví dụ. Viettel là doanh nghiệp Việt duy nhất lọt trong “Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2023” (Global 500) và đứng ở vị trí 234. Ngoài ra, Viettel tiếp tục duy trì vị trí số 1 về thương hiệu viễn thông tại Đông Nam Á và nằm trong top 3 thương hiệu giá trị nhất khu vực.

Đặc biệt về sản phẩm sữa, Vinamilk cũng là một điển hình khi tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa theo xếp hạng của Brand Finance. Trên nền tảng của một thương hiệu quốc gia, TH True Milk cũng đã có những bước tiến đáng kể trên thị trường thế giới khi được nhiều nước chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu. Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các dự án tại nhiều tỉnh, thành. TH True Milk trở thành thương hiệu quen thuộc được người tiêu dùng tin tưởng.

Tạo động lực xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh theo ông Nguyễn Minh Phong sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia. Theo đó, thương hiệu ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược cạnh tranh và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngành, địa phương và cả quốc gia.

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp
Nhận thức về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, khó khăn. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, nhận định về bức tranh thương hiệu Việt, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều mảng chưa sáng khi chưa có nhiều thương hiệu mạnh do bản thân các doanh nghiệp nguồn lực hạn chế, chưa nhiều doanh nghiệp nhận thức về sứ mệnh xây dựng thương hiệu.

Theo Báo cáo khảo sát doanh nghiệp của Bộ Công Thương năm 2020 cho thấy, ấn tượng về hình ảnh biểu trưng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam còn mờ nhạt, do chỉ có 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu và chỉ chú trọng đăng ký tại Việt Nam, chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài, thiếu quan tâm khai thác và quản lý thương hiệu. Công tác quảng bá xúc tiến hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, còn ít xuất hiện logo có giá trị cao.

Đặc biệt, uy tín và chất lượng sản phẩm là hai yếu tố thường được chú trọng đầu tiên khi nhắc đến thương hiệu (63,4%). Tuy nhiên, gần 50% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về tiếp thị hoặc thương hiệu; 49% doanh nghiệp do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Những người có vai trò quản lý thương hiệu hầu hết đều được đào tạo trong nước, trừ một số rất ít (dưới 5%) được đào tạo tại nước ngoài. Có đến 20% doanh nghiệp không đầu tư chi phí cho việc dựng thương hiệu. Trên 70% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu…

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ: “Chính tư tưởng gia công, buôn chuyến còn đề nặng, nên hầu như doanh nghiệp chưa quan tâm và ngại xây dựng thương hiệu”. Ảnh: Cấn Dũng

Chia sẻ về khó khăn, hạn chế trong công tác xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, ngành hàng, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cho rằng, thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngoài những doanh nghiệp lớn hầu như doanh nghiệp trong nước tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, chế biến đều thiếu nguồn lực để tạo ra sản phẩm đạt quy chuẩn của thương hiệu. Vì vậy, không ít doanh nghiệp xuất hiện tâm lý ngại làm, ngại đầu tư xây dựng thương hiệu và thường ỉ lại cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Cùng với đó, trước các biến động của thị trường, xu hướng tiêu dùng không ngừng thay đổi theo ông Hoàng Trọng Thuỷ làm cho doanh nghiệp phân vân không biết được sản phẩm có vào được thị trường hay không. Do vậy, dẫn tới việc doanh nghiệp ít quan tâm đến việc đầu tư xây dựng thương hiệu để phát triển một cách ổn định, lâu dài. Mặt khác, chính tư tưởng gia công, buôn chuyến còn đề nặng, nên hầu như doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng thương hiệu.

“Đặc biệt, sự quản lý chồng chéo giữa các bộ, ngành vô hình chung đang gây khó cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu; cũng như số lượng sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cả trong nước và thị trường quốc tế còn hạn chế nên hàng hoá đa số vẫn xuất khẩu qua khâu trung gian, chưa có chính danh”- ông Thuỷ nêu quan điểm.

Dù là một trong các doanh nghiệp thành công trong việc khẳng định thương hiệu không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế, đề cập đến xây dựng, định vị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vĩnh Hiệp – ông Thái Như Hiệp – đã phải thừa nhận đây là bài toán khó, nhất là trong bối cảnh thị trường đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe, cùng với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê, theo ông Thái Như Hiệp thì khó khăn càng lớn hơn trong việc xây dựng thương hiệu. Bởi, theo ông để xây dựng được thương hiệu sản phẩm tại thị trường quốc tế doanh nghiệp phải hiểu được văn hóa tiêu dùng cũng như chứng minh, đáp ứng điều kiện, tiêu chí về môi trường, xã hội. Theo đó, buộc doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ sản xuất, cũng như phát triền vùng nguyên liệu. Trong khi khó khăn hầu hết doanh nghiệp đang đều khó khăn vốn, nhân lực chất lượng, am hiểu thị trường.

Muốn vươn ra biển lớn, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt, hiện nay các FTA đang là cơ hội sáng để xuất khẩu hàng hoá nhưng doanh nghiệp phải nhận diện được việc cần làm làm được gì trong “sân chơi” hội nhập. Vì vậy, Chính phủ, các bộ, ngành cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, ngành hàng cho doanh nghiệp”- ông Hiệp nêu ý kiến.

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia, kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước





Nguồn

Cùng chủ đề

Nha Trang hướng đến đô thị phồn vinh và hạnh phúc

Hội thảo khoa học "Thành phố biển Nha Trang - Khánh Hòa phồn vinh hạnh phúc" có 18 tham luận của các chuyên gia về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng, quy hoạch...Phát triển theo mô hình TODTại hội thảo, TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết chiến lược phát triển Nha Trang bền vững cần đi theo quy...

80% chưa xây dựng được thương hiệu

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn. Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá...

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Nhu cầu tiêu dùng gạo tại thị trường Trung Quốc là rất lớn Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại tại Trung Quốc - cho biết, Trung Quốc là quốc gia đông dân và người dân có thói quen ăn cơm hàng ngày. Thói quen này đã đi vào văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa, do đó, nhu cầu tiêu dùng đối với gạo tại thị trường này là rất lớn. Song Trung...

Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam

Trung Quốc chiếm khoảng 11% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Theo công bố của Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 2,63 triệu tấn gạo, giảm 57,5% so với năm 2022. Tính riêng trong tháng 12, Trung Quốc nhập khẩu 230.000 tấn, tăng 100.000 tấn so với cùng kỳ. Thái Lan vẫn là đối tác cung ứng gạo lớn nhất của Trung Quốc trong tháng 12/2023. ...

Ngành gỗ họp bàn tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu năm 2024

Chiều 9/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị “Giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý I/2024”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2024 (Q-Fair 2024). Xuất khẩu dù đã có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tiếp đà giảm, nhà đầu tư thua lỗ đến 3,7 triệu đồng/lượng

Thời điểm 17h chiều ngày 24/3/2024, giá vàng SJC trong nước biến động nhẹ so với rạng sáng cùng ngày. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 78 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 80,3 triệu đồng/lượng. So với rạng sáng cùng ngày, giá vàng SJC tại đơn vị này được điều chỉnh giảm nhẹ 20.000 đồng ở chiều bán ra...

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/3/2024: Israel tuyên bố sẽ đơn phương tấn công Rafah

Theo thông tin mới nhất từ Văn phòng Thủ tướng Israel, Lực lượng phòng vệ nước này (IDF) sẽ tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào thành phố Rafah ở Dải Gaza bất kể có sự trợ giúp của Mỹ hay không. Tuyên bố trên được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. “Nhưng tôi cũng muốn nói rằng chúng ta không có cách nào...

Giá vàng hôm nay biến động nhẹ, so với vùng đỉnh vàng SJC “lao dốc” 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước Thời điểm trưa ngày 24/3, giá vàng SJC giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn khu vực TP. Hồ Chí Minh quanh mức 78,00 - 80,30 triệu đồng/lượng, bằng giá chiều mua và chiều bán so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch mua - bán là 2,3 triệu đồng/lượng. Giá tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn khu vực...

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Gỡ ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội

Ngay sau khi họp về giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, hệ thống Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp BĐS đã tập trung tháo gỡ khó khăn riêng về nhà ở xã...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Quỳnh Thiện vừa ký...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua.   Đảo hiếm hoi giữa lòng phố thị, bốn mặt giáp sông Tọa lạc tại Vũ Yên (Hải Phòng), hòn đảo...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết lộ, nhưng đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh. Đứng sau...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất

Khởi tố nữ giám đốc ở Hà Nam mua bán hóa đơn khống trị giá 730 tỷ đồng

Tối 24/3, thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh này vừa khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hậu (SN 1980, trú phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, Hà Nam) và 12 bị can khác để điều tra về...

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các...

Đến tận nơi đăng ký tuyển sinh Nhanh như chớp nhí vì sợ bị lừa

"Đây là con số đăng ký trên online. Ngày hôm nay có khá nhiều phụ huynh đến đăng ký tuyển sinh trực tiếp luôn", đại diện đơn vị sản xuất Nhanh như chớp nhí mùa 5 cho Tuổi Trẻ Online biết.Có lẽ...

Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực. ...

Mới nhất