Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngBộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII


Bộ Công thương vừa đề nghị nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật và tham gia ý kiến với Dự thảo đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII.

Quy hoạch Điện VIII được ban hành ngày 15/5/2023 và sau hơn 1 năm thực hiện, Bộ Công thương đang dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện.

Lý do được Bộ Công thương nhắc tới là tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 như dự báo trong Quy hoạch Điện VIII khó khả thi, nên cần thiết phải rà soát, cập nhật lại tình hình phát triển kinh tế – xã hội để chuẩn xác lại tình hình phát triển phụ tải, làm cơ sở để rà soát, định hướng lại tình hình phát triển nguồn và lưới điện trong giai đoạn tiếp theo. 

Cụ thể, tại Quy hoạch Điện VIII, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 9,08%.

Tuy nhiên, qua thực tế 7 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đạt khoảng 13,7%, tăng cao đáng kể so với giai đoạn 2021-2023 chỉ đạt chưa đến 5%. 

Điện từ khí: Còn nhiều thách thức

Theo Quy hoạch Điện VIII, tổng quy mô công suất 23 dự án điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW, trong đó tổng công suất nhà máy điện sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án) và tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình đầu tư xây dựng còn nhiều thách thức.   





 Dự án Điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang khẩn trương thi công. 

Ngoài Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW) đã vào vận hành từ năm 2015 với nhiên liệu đầu vào là dầu và sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu khí khi có khí từ mỏ khí Lô B thì chỉ có Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, công suất 1.624 MW, sử dụng LNG nhập khẩu là đang về đích trong thi công với kế hoạch đốt lửa lần đầu trong tháng 10/2024 và vận hành thương mại vào tháng 5/2025. Các dự án còn lại đều đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

“Ngoại trừ Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 dự kiến vận hành vào tháng 5/2025, khả năng các dự án còn lại hoàn thành trước năm 2030 là khó khăn nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ những nút thắt quan trọng cho phát triển điện khí LNG như quy định sản lượng huy động tối thiểu, chuyển ngang giá khí sang giá điện…”, là đánh giá của Bộ Công thương.

Như vậy, rất có thể hệ thống điện sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn trong giai đoạn 2026-2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện. 

“Các nguồn điện LNG là những nguồn chạy nền chính để bảo đảm vận hành hệ thống điện an toàn và ổn định. Việc tỷ lệ nguồn điện chạy nền đạt thấp đến năm 2030 cùng với các nguồn điện không vào vận hành theo tiến độ tại quy hoạch sẽ đặt ra những khó khăn trong việc bảo đảm an ninh cung ứng điện giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là khu vực miền Bắc và cần thiết phải có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án hoặc thay thế các dự án có nguy cơ chậm tiến độ”, là nhận định được Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến tại Dự thảo.

Nhiệt điện than: Không dễ

Theo Quy hoạch Điện VIII, nguồn nhiệt điện than được quy hoạch đến năm 2030 có tổng công suất lắp đặt là 30.127 MW, đến năm 2050 không sử dụng than cho phát điện.

Như vậy, từ nay đến năm 2030, nguồn nhiệt điện than cần đưa vào vận hành là 3.383 MW và sau năm 2030, nhiệt điện than không phát triển theo cam kết.

Các dự án đang xây dựng gồm có Na Dương II (110 MW), An Khánh – Bắc Giang (650 MW), Vũng Áng II (1.330 MW), Quảng Trạch I (1.403 MW) và Long Phú I (1.200 MW).  

Có 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn gồm Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).

Trong 5 dự án chậm tiến độ này, thì Dự án nhiệt điện Công Thanh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xem xét chủ trương nghiên cứu về việc chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng LNG trong quá trình rà soát Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Còn Dự án Nhiệt điện Quảng Trị I đã chấm dứt đầu tư. 

Tuy nhiên, với cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngay trong giai đoạn hiện tại, nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, không nhận được sự đồng thuận của các địa phương cũng như các tổ chức tín dụng. Yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về điều kiện môi trường cùng với khó thu xếp vốn đầu tư, các nhà máy nhiệt điện than mới vào vận hành đều phải sử dụng than nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nhiệt điện than mới có tính khả thi không cao.

Thuỷ điện: Không còn nhiều dung lượng cho phát triển

Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 tổng công suất nguồn thuỷ điện là 29.346 MW, đến năm 2050 có tổng công suất lắp đặt là 36.016 MW.

Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn thuỷ điện là 22.878 MW. Như vậy, các nguồn thuỷ điện có thể phát triển theo quy hoạch, nhưng không thuận lợi vì dung lượng không còn nhiều cho phát triển.

Với tổng tiềm năng kinh tế – kỹ thuật của nguồn thuỷ điện tối đa khoảng 36.000 MW (gồm cả thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ), nên để thực hiện theo Quy hoạch điện VIII được duyệt, Việt Nam cần phải khai thác tối đa tiềm năng kinh tế – kỹ thuật thuỷ điện.

Mà điều này thì có thể gặp những rủi ro về điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như các điều kiện bất khả kháng khác.

Vì vậy, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá tiềm năng mở rộng và các nhà máy thuỷ điện kết hợp trong hệ thống hồ chứa thuỷ lợi để xác định thời điểm đưa vào vận hành. 

Điện gió: Mất sức

Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 nguồn công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 21.880 MW và đến năm 2050 có tổng công suất lắp đặt từ 60.050- 77.050 MW.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tổng công suất lắp đặt điện gió mới đạt 3.061 MW. Do đó, rất khó khăn để đạt được quy mô công suất theo Quy hoạch điện VIII đã đề ra. 





 Dự án điện gió gần bở tại Trà Vinh. 

Ở điện gió ngoài khơi tình hình càng mờ mịt.

Theo Bộ Công thương, đến nay, Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào đã được cấp chủ trương đầu tư, giao nhà đầu tư để thực hiện. Đồng thời, trong Quy hoạch điện VIII được duyệt và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng chưa đủ cơ sở xác định được cụ thể vị trí, công suất các dự án điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, địa phương cũng như tổng thể toàn quốc; hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển. 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, suất đầu tư cho điện gió ngoài khơi là rất lớn, khoảng 2,5 tỷ USD/1.000 MW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát.

Như vậy, mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII đạt 6.000 MW vào năm 2030 là rất khó khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Điện mặt trời: Nhanh mà không dễ

Hiện theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 tổng công suất nguồn điện mặt trời là 12.836 MW và đến năm 2050 tổng công suất nguồn điện mặt trời là 168.594-189.294 MW. Như vậy, quy mô điện mặt trời phát triển đến năm 2030 không nhiều, chỉ tăng thêm 1.500 MW. 

Theo Bộ Công thương, với tình hình hiện tại các nguồn điện lớn (điện khí, than) khó đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành đến năm 2030, thì trong ngắn hạn việc tăng quy mô phát triển các dự án điện mặt trời (có thời gian triển khai nhanh) để đáp ứng khả năng cung ứng điện trong thời gian tới là cần thiết. 





Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1-2-3.

Dẫu vậy, các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án điện mặt trời mới chắc chắn sẽ quan sát rất cẩn thận chuyện Thanh tra Chính phủ đã kết luận hồi cuối năm 2023 việc, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời vào quy hoạch không có căn cứ, cơ sở pháp lý trong tổng số 168 dự án điện mặt trời tổng thể.

Trong đó, 123 dự án là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối hệ thống, cơ cấu nguồn điện, lãng phí nguồn lực xã hội.

Hiện Phó thủ tướng đề nghị Bộ Công an rà soát kỹ 154 dự án điện mặt trời trong danh sách do Thanh tra Chính phủ chuyển sang. Cơ quan này phải đưa ra tiêu chí phân loại dự án theo vi phạm. Cụ thể, các dự án không vi phạm hình sự hoặc sai phạm, có thể khắc phục để làm tiếp sẽ được nhà chức trách xem xét, đề xuất hướng xử lý. Việc này nhằm tránh lãng phí tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Lưới điện bị động, lúng túng

Vẫn theo nhận xét của Bộ Công thương, việc tiến độ các công trình nguồn điện chậm triển khai, có khả năng không đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII đã được duyệt đã kéo theo các công trình lưới điện đồng bộ, hoặc lưới điện phục vụ giải toả công suất các nguồn điện cũng bị chậm theo. Điều đó làm thay đổi nhiều so với kế hoạch đã đề ra trong Quy hoạch Điện VIII. 

Theo Quy hoạch Điện VIII, đối với các dự án năng lượng tái tạo đề xuất mới đã được cập nhật tên dự án vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, tuy nhiên khối lượng lưới điện và phương án đấu nối của các dự án chưa được xác định, do trong Quy hoạch Điện VIII chưa xác định được.

Cạnh đó, một số dự án nhập khẩu điện từ nước ngoài về Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên, phương án đấu nối các dự án cũng chưa được cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII.

Cũng theo Bộ Công thương, kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, việc rà soát tình hình thực hiện các công trình lưới điện để điều chỉnh phù hợp với tiến độ các nguồn điện và cập nhật, bổ sung các công trình lưới điện vào Quy hoạch Điện VIII là cần thiết để làm cơ sở triển khai thực hiện.





Nguồn: https://baodautu.vn/bo-cong-thuong-ly-giai-viec-dieu-chinh-quy-hoach-dien-viii-d224180.html

Cùng chủ đề

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo mở rộng thị trường nhờ đổi mới công nghệ

Làm chủ công nghệ ngành cơ khí chế tạo: Cần gỡ rào cản về chính sách Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam? Gặp khó trong mở rộng thị trường Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cập nhập đầu tháng 9/2024 cho thấy, tình hình kinh tế nước ta sau 8 tháng năm...

Duyên hải Trung bộ cần đi chung “con tàu” năng lượng tái tạo

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo UBND TPHCM và các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Phú Yên cùng các chuyên gia, đại diện Trung ương và hàng trăm doanh nhân, nhà đầu tư đến từ TPHCM và cả nước. Thu hút dự án cần trọng tâm, trọng điểm Tại hội nghị, các lãnh đạo tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Phú Yên lần...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất Chi tiết Dự thảo Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, ngày 15 tháng 11 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT quy định về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ho khan có thể cảnh báo ung thư

Sau một tháng ho khan với mức độ tăng dần, nam bệnh nhân đi khám được phát hiện mắc ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn kết hợp ung thư biểu mô vảy. Theo lời kể của bệnh nhân, cả tháng nay, bệnh nhân nam C.T.H. (76 tuổi, Bắc Ninh) xuất hiện triệu chứng ho khan, tình trạng kéo dài suốt...

Quốc lộ 51 qua Đồng Nai, Bà Rịa

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51 Tổng kinh phí cần thiết để tiến hành sửa chữa đột xuất các vị trí xung yếu đoạn Km1+800 – Km43+190, Quốc lộ 51 để đảm bảo an toàn giao thông là 51,6 tỷ đồng. Quốc lộ 51 đoạn qua TP. Biên Hòa hư hỏng trầm trọng từ lâu chưa được...

Long An phấn đấu đảm bảo nhu cầu về nhà ở xã hội

Giải quyết nhà ở xã hội, nhất là nhà ở dành cho công nhân được tỉnh Long An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu cao về nhà ở Theo Ban Quản lý khu kinh tế Long An, toàn tỉnh hiện có 36 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích được...

Thành lập mới doanh nghiệp chỉ với giá 0 đồng

Với các gói hỗ trợ chữ ký số công cộng, hoá đơn điện tử, con dấu…được triển khai, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có cơ hội không mất chi phí khi thành lập doanh nghiệp mới trong năm 2024. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, Công ty TNHH FPT IS hiện nay đang...

Dòng vốn ngoại đang quay lại với chứng khoán Việt

Trên thị trường chứng khoán, những phiên mua ròng tích cực ở các cổ phiếu lớn gần đây cho thấy tín hiệu cổ phiếu Việt đang thu hút dòng vốn ngoại quay trở lại. Cổ phiếu lớn hút nhà đầu tư ngoại Ngoại trừ mua ròng hơn nghìn tỷ đồng trong tháng đầu năm, thì từ tháng 2/2024 đến nay, khối ngoại luôn duy...

Bài đọc nhiều

Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh III

Đồng Tháp thông qua nhiệm vụ quy hoạch KCN Sông Hậu 2 và KCN Cao Lãnh IIIHĐND tỉnh Đồng Tháp khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa có Nghị quyết về việc thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng KCN Sông Hậu 2 và Nghị quyết thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu xây dựng KCN Cao Lãnh III. ...

Bộ GTVT yêu cầu Bình Phước, Đắk Nông rà soát bộ máy, nhân sự quản lý Dự án cao tốc Gia Nghĩa

Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) phải đẩy nhanh tiến độ triển khai để có thể cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027. Phối...

Cùng Huyền Phi trao yêu thương với ngày Hội thăm khám sức khỏe miễn phí

Cuối tháng 9, đầu tháng 10, Công ty TNHH Mỹ phẩm Huyền Phi đã tổ chức chương trình khám sức khỏe tổng quát miễn phí dành cho cha mẹ các nhà phân phối cấp cao tại ba miền Bắc, Trung và Nam lần lượt vào các ngày 20, 26/09/2024 và 04/10/2024.

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm

Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất Theo S&P Global, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,4 xuống 47,3 điểm...

Vinhomes Golden Avenue – điểm đến của các gia đình đa thế hệ

Chốn sống vừa ý của những gia đình nhiều thế hệTrong xã hội hiện đại, mô hình gia đình đa thế hệ giúp lưu giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo, khi những thế hệ sau được truyền kinh nghiệm từ thế hệ đi trước. Trẻ em sẽ được nuôi dưỡng chu đáo trong sự sum vầy cùng người thân. Người cao tuổi được chăm sóc, bầu bạn để bớt đi sự cô đơn và những...

Cùng chuyên mục

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội là sự kiện hàng năm, được UBND thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương chủ...

“Ông lớn” trong ngành sản xuất polyurethane (PU) của Đức đặt nhà máy đầu tiên tại Việt Nam

Với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong khu vực Đông Nam Á đối với các sản phẩm được sản xuất từ vật liệu polyurethane (PU), tiền polyme và nhựa polyester, Pearl Group đã chọn Việt Nam làm trung tâm sản xuất cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á. Sáng nay (ngày 10/10), tập đoàn này đã thành lập nhà máy đầu...

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - cho hay, chính sách khuyến công thời gian qua đã...

Quốc lộ 51 qua Đồng Nai, Bà Rịa

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51 Tổng kinh phí cần thiết để tiến hành sửa chữa đột xuất các vị trí xung yếu đoạn Km1+800 – Km43+190, Quốc lộ 51 để đảm bảo an toàn giao thông là 51,6 tỷ đồng. Quốc lộ 51 đoạn qua TP. Biên Hòa hư hỏng trầm trọng từ lâu chưa được...

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm

Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất Theo S&P Global, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,4 xuống 47,3 điểm...

Mới nhất

Mới nhất