Trang chủNewsThời sựCân nhắc phương án đầu tư mở rộng sân bay Phù Cát

Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng sân bay Phù Cát


Cần thiết xây thêm đường băng thứ 2

Theo Bộ GTVT, tại Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để đáp ứng công suất theo quy hoạch và bảo đảm duy trì hoạt động quân sự thường xuyên, Bộ GTVT đã quy hoạch bố trí bổ sung đường cất hạ cánh số 2 về phía Tây để khai thác hàng không dân dụng tương đối độc lập với quân sự.

Cân nhắc phương án đầu tư mở rộng sân bay Phù Cát- Ảnh 1.

Bộ GTVT ủng hộ việc triển khai dự án mở rộng cảng hàng không Phù Cát thành 3 dự án phù hợp.

Đồng thời, bố trí khu hàng không dân dụng về phía Nam (khu vực các công trình quân sự hiện hữu) để thuận lợi kết nối giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến nhau giữa khu hàng không dân dụng và quân sự.

Do đó, Bộ GTVT cho rằng phương án triển khai đầu tư do UBND tỉnh Bình Định đề xuất phù hợp với Quy hoạch CHK Phù Cát được Bộ GTVT phê duyệt. Việc triển khai thành 3 dự án phù hợp với tính chất và lộ trình cần thiết đầu tư của các công trình này. 

Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có Tờ trình đề nghị Chính phủ chấp thuận phương án triển khai đầu tư Cảng hàng không Phù Cát gồm các hạng mục: Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay; Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng; Xây dựng khu hàng không dân dụng.

Giai đoạn trước mắt, cho phép triển khai đầu tư ngay hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay, với tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng (giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.008 tỷ đồng), nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Cùng đó, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay từ nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý (bao gồm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng).

Sân bay Phù Cát được Mỹ xây dựng từ những năm 1960-1970, là căn cứ quan trọng của Không quân Mỹ – Ngụy. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, sân bay được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam. 

Sân bay Phù Cát nằm trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cũng là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc nên tại đây có hoạt động quân sự thường xuyên và phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.

Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hiện hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác. Sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.

Với tình trạng trên, Bộ GTVT cho rằng cần thiết phải sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa sân bay trong thời gian khá dài (không dưới 6 tháng).

“Việc đóng cửa CHK Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, cũng ảnh hưởng lớn đến du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định”, lãnh đạo Bộ GTVT nhận định và cho biết khi lập Quy hoạch CHK Phù Cát Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 cho cảng để đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, cũng giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội. Đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu.

Vì vậy, việc UBND tỉnh Bình Định đề nghị giai đoạn trước mắt cho phép triển khai đầu tư ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được đánh giá là cần thiết và phù hợp tình hình của CHK Phù Cát.

Chưa có cơ chế đặc thù cho dùng ngân sách địa phương đầu tư hạ tầng sân bay

Đối với phương án sử dụng vốn đầu tư đường cất hạ cánh số 2, Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị thực hiện đầu tư công bằng nguồn ngân sách Nhà nước. 

Trường hợp nguồn ngân sách nhà nước chưa đáp ứng kịp thời, nghiên cứu phương án đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp khác theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai trên cơ sở bảo đảm về nhiệm vụ quốc phòng.

Hiện nay, Bộ GTVT cũng nghiên cứu 2 phương án đầu tư đường cất hạ cánh số 2 tại CHK Phù Cát.

Phương án 1, Bộ GTVT và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức thực hiện đầu tư.

Ở phương án này, Bộ GTVT cho biết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ GTVT tập trung ưu tiên phát triển các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông theo Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 và các Nghị quyết của Quốc hội. Do đó, Bộ GTVT không có khả năng cân đối vốn để đầu tư dự án này.

ACV cũng đang tập trung nguồn vốn để đầu tư các dự án lớn, trọng điểm ngành hàng không như xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, xây dựng nhà ga T3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài. 

Theo Bộ GTVT, các cảng hàng không đóng góp rất quan trọng cho phát triển du lịch và kinh tế – xã hội của các địa phương nên vừa qua, nhiều địa phương mong muốn đóng góp cùng ngân sách Trung ương để đầu tư phát triển các sân bay.

Vì vậy, tại Đề án “Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không”, Bộ GTVT kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng chính sách đặc thù để sử dụng ngân sách địa phương tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Hiện, Bộ GTVT đã hoàn thiện đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ trình cấp có thẩm quyền vào cuối tháng 8/2024. Sau khi đề án được cấp có thẩm quyển thông qua, Bộ GTVT đề xuất chính sách đặc thù trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm 2024, làm cơ sở triển khai thực hiện.

ACV cũng đã và đang thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp các cảng hàng không vùng sâu, vùng xa như Điện Biên, Cà Mau… nên khả năng tiếp tục cân đối vốn để đầu tư dự án này rất khó khăn.

Phương án 2 sẽ do UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư. Nhưng theo các quy định hiện hành, chưa đủ cơ sở để UBND tỉnh Bình Định sử dụng ngân sách địa phương đầu tư dự án này.

Theo báo cáo, UBND tỉnh Bình Định sẵn sàng bố trí khoảng 1.513 tỷ đồng (trong đó khoảng 1.008 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng) để đầu tư dự án này và đề xuất hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Về điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến hiện nay, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương đã phân bổ hết cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Với giai đoạn 2026-2030, hiện cấp có thẩm quyền chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. 

Thủ tướng Chính phủ cũng chưa ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Do đó, chưa có cơ sở xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cho UBND tỉnh Bình Định thực hiện đầu tư.

Riêng với 2 dự án là Dự án xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng và Dự án xây dựng khu hàng không dân dụng, Bộ GTVT thống nhất với đề xuất của tỉnh Bình Đình sẽ thực hiện 2 dự án này sau vì nhu cầu vốn đầu tư lớn, cần nhiều thời gian để thực hiện thủ tục liên quan đến việc phá dỡ di dời, bồi thường, xây dựng các công trình quân sự về phía Bắc của cảng.

Việc huy động nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng khu hàng không dân dụng sẽ được nghiên cứu sau khi Đề án “Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không” của Bộ GTVT được cấp có thẩm quyền thông qua.

Theo ý kiến của Bộ Quốc phòng, Cảng hàng không Phù Cát là một trong các điểm bị ảnh hưởng ô nhiễm chất độc da cam dioxin sau chiến tranh. 

Bộ Quốc phòng đang có chủ trương triển khai dự án xử lý đất nhiễm dioxin tại khu vực này. Việc bố trí khu vực xây dựng các công trình quân sự tại vị trí mới phải đáp ứng các yêu cầu khi có kết quả khảo sát, quan trắc và đánh giá rõ không có nguy cơ phơi nhiễm dioxin; chỉ được triển khai xây dựng sau khi đã hoàn thành việc xử lý đất và được đánh giá an toàn.

Từ đây, Bộ GTVT ủng hộ giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay.

Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trong thời gian chờ chính sách đặc thù cho phép sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, cho phép UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu, triển khai trước các thủ tục chuẩn bị đầu tư và các thủ tục cần thiết khác để triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch bằng nguồn vốn của địa phương.

Quá trình chuẩn bị, UBND tỉnh Bình Định phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của quân đội về vấn đề đất đai, xử lý dioxin tại khu vực này (nếu có).

Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, cân đối các nguồn vốn, sớm tham mưu Chính phủ bố trí khoảng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho UBND tỉnh Bình Định để hỗ trợ thực hiện dự án này. Giao Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ tỉnh Bình Định tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, triển khai dự án.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/can-nhac-phuong-an-dau-tu-mo-rong-san-bay-phu-cat-192240730214541912.htm

Cùng chủ đề

Không hy sinh môi trường khi làm dự án cảng Cần Giờ

Phân kỳ hợp lýTheo đó,Phó thủ tướng lưu ý việc đầu tư xây dựng...

Sớm khắc phục thiệt hại ở doanh nghiệp đóng tàu sau bão số 3

Ghi nhận tinh thần chủ động, nỗ lực của ban lãnh đạo từ tổng...

Khẩn trương quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng

DNVN - Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ KH&CN khẩn trương quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại TP Đà Nẵng. ...

Bão số 3 có thể kéo GDP năm 2024 giảm 0,15%

Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỉ đồng. Có khoảng 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262 nghìn hecta lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gãy đổ; 2.250...

Siết trách nhiệm quản lý giá dịch vụ hàng không

Điểm đáng chú ý tại dự thảo và tăng trách nhiệm của cơ quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không hy sinh môi trường khi làm dự án cảng Cần Giờ

Phân kỳ hợp lýTheo đó,Phó thủ tướng lưu ý việc đầu tư xây dựng...

Hủy gần 80 chuyến tàu do bão lũ, đường sắt thiệt hại 28 tỷ đồng

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, do ảnh hưởng bão số 3...

Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ đã phân bổ thế nào?

Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại...

ICAO đánh giá thế nào về năng lực đảm bảo an toàn của hàng không Việt Nam?

Tin từ Cục Hàng không VN, vừa qua, đoàn thanh sát An toàn hàng...

21 học sinh chóng mặt, nôn ói sau khi uống trà sữa

Theo báo cáo nhanh của UBND phường Thống Nhất (TP Pleiku), vụ nghi ngộ...

Bài đọc nhiều

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng không qua khỏi. Được biết, công trình này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường...

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 96/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...

Không hy sinh môi trường khi làm dự án cảng Cần Giờ

Phân kỳ hợp lýTheo đó,Phó thủ tướng lưu ý việc đầu tư xây dựng...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp...

Mới nhất

Thaco Auto ra mắt Kia New Carnival, giá bán từ 1,299 tỷ đồng

Hôm nay (16/9), THACO AUTO chính thức giới thiệu Kia New Carnival, mẫu xe SUV cao cấp cỡ lớn, đại diện cho đột phá về thiết kế và công nghệ với bán khởi điểm từ 1,299 tỷ đồng. Từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Kia Carnival đã khẳng định được sức hút trong phân khúc SUV cỡ lớn...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh...

Mới nhất